Quyết định 471/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt chỉ tiêu thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015
Số hiệu | 471/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 21/09/2016 |
Ngày có hiệu lực | 21/09/2016 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Ngãi |
Người ký | Trần Ngọc Căng |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 471/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 21 tháng 09 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020;
Căn cứ Quyết định số 402/QĐ-UBND ngày 18/12/2015 của UBND tỉnh ban hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020;
Thực hiện Công văn số 65/UBDT-CSDT ngày 22/01/2016 của Ủy ban Dân tộc về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tỉnh tại Tờ trình số 136/TTr-BDT ngày 28/4/2016 và Giám đốc Sở Y tế tại Công văn số 2015/SYT-KHTH ngày 19/9/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015, cụ thể như sau:
I. Mục tiêu tổng quát và chỉ tiêu chủ yếu
1. Mục tiêu tổng quát
Xác định một số chỉ tiêu để tập trung lồng ghép, ưu tiên bố trí nguồn lực, phấn đấu đạt được các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số làm cơ sở hướng tới Mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015, góp phần phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, giảm nghèo, bền vững, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, các vùng trên địa bàn tỉnh.
2. Các chỉ tiêu chủ yếu
TT |
Chỉ tiêu đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) |
Thực trạng |
Đến năm 2020 |
Đến năm 2025 |
1 |
Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói |
|
|
|
1.1 |
Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số (%) |
53,36 |
Phấn đấu bình quân giảm 3% - 4%/năm |
|
1.2 |
Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi ở trẻ em DTTS dưới 5 tuổi (%) |
39 |
<31,7 |
<25 |
2 |
Phổ cập giáo dục tiểu học |
|
|
|
2.1 |
Tỷ lệ trẻ em DTTS nhập học đúng tuổi bậc tiểu học (%) |
98 |
99 |
100 |
2.2 |
Tỷ lệ người DTTS hoàn thành chương trình tiểu học (%) |
90 |
>94 |
>97 |
2.3 |
Tỷ lệ người DTTS từ 10 tuổi trở lên biết chữ (%) |
97 |
>98 |
>98 |
3 |
Tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ |
|
|
|
3.1 |
Tỷ lệ mù chữ của nữ người DTTS (%) |
11,48 |
<10 |
<8 |
3.2 |
Tỷ lệ học sinh nữ DTTS ở bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông (%) |
40 |
>45 |
>50 |
3.3 |
Tỷ lệ đại biểu nữ DTTS ở HĐND cấp xã (%) |
5,18 |
>10 |
>15 |
3.4 |
Tỷ lệ đại biểu Quốc hội nữ/tổng số đại biểu quốc hội người DTTS (%) |
75 |
≥50 |
≥50 |
4 |
Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em |
|
|
|
4.1 |
Tỷ suất tử vong trẻ em DTTS dưới 1 tuổi/1000 trẻ đẻ sống |
14,7 |
<14,3 |
<13 |
4.2 |
Tỷ suất tử vong trẻ em DTTS dưới 5 tuổi/1000 trẻ đẻ sống |
24,2 |
<20,2 |
<16 |
5 |
Tăng cường sức khỏe bà mẹ |
|
|
|
5.1 |
Tỷ số tử vong mẹ người DTTS/100.000 trẻ sơ sinh sống (%) |
48,1 |
<44 |
<39 |
5.2 |
Tỷ lệ các ca sinh của phụ nữ DTTS được cán bộ y tế đã qua đào tạo đỡ (%) |
75,9 |
>93 |
>97 |
5.3 |
Tỷ lệ phụ nữ DTTS được khám thai ít nhất 3 lần trong kỳ mang thai (%) |
64,2 |
>85 |
>90 |
6 |
Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các dịch bệnh khác |
|
|
|
6.1 |
Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm dân số DTTS 15 - 24 tuổi (%) |
0,031 |
<0,03 |
<0,02 |
6.2 |
Tỷ lệ bệnh nhân DTTS mắc sốt rét/1000 dân |
0,13 |
<0,13 |
<0,10 |
6.3 |
Tỷ lệ DTTS mắc lao/100.000 dân |
103,8 |
<90 |
<70 |
7 |
Đảm bảo bền vững về môi trường |
|
|
|
7.1 |
Tỷ lệ hộ DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh (%) |
69,63 |
88 |
95 |
7.2 |
Tỷ lê hộ DTTS được sử dụng hố xí hợp vệ sinh (%) |
20,40 |
40 |
60 |
II. Thời gian, đối tượng thực hiện
1. Thời gian thực hiện: Năm 2016-2020, định hướng đến năm 2025.
2. Đối tượng: Người dân tộc thiểu số, trong đó ưu tiên đồng bào DTTS ở vùng khó khăn.
III. Giải pháp
1. Thể chế hóa các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số vào trong các Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh; tăng cường phối hợp liên ngành, các cấp để thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
2. Huy động, tập trung nguồn lực đầu tư, hỗ trợ để thúc đẩy hoàn thành các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ làm cơ sở định hướng một số Mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số sau năm 2015.
a) Trên cơ sở nguồn vốn Trung ương giao, chủ động lồng ghép, bố trí nguồn vốn hợp lý cho chương trình, chính sách liên quan, trong đó trọng tâm là các lĩnh vực: Giảm nghèo, an sinh xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo nhằm góp phần thực hiện và duy trì bền vững các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở vùng khó khăn, khu vực đặc biệt khó khăn.
b) Tăng cường sự tham gia của người dân, cộng đồng xã hội, đoàn thể, tổ chức trong việc hỗ trợ các nguồn lực về kỹ thuật và tài chính.
c) Xây dựng cơ chế, chính sách huy động nguồn lực, các nguyên tắc, tiêu chí nhằm tập trung ưu tiên nguồn lực từ ngân sách nhà nước để thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
3. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát chính sách; đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền cơ sở; tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cho phù hợp với văn hóa, ngôn ngữ dân tộc để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào các dân tộc thiểu số về bình đẳng giới, vệ sinh, môi trường, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phòng chống HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm, phát triển văn hóa, giáo dục nhằm giảm nghèo bền vững.
5. Xây dựng cơ chế theo dõi, đánh giá, giám sát một cách hiệu lực, hiệu quả và xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan.