ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
47/2008/QĐ-UBND
|
Tân
An, ngày 29 tháng 10 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ
66/2008/NĐ-CP NGÀY 28/5/2008 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật Tổ chức của HĐND
và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp
lý cho doanh nghiệp;
Căn cứ Quyết định 1676/QĐ-BTP ngày 03/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt
kế hoạch triển khai Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/ 2008 của Chính phủ về
hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 926/TTr-STP ngày
21/10/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo quyết định này kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định
66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Long An.
Điều 2.
Giao Sở Tư pháp phối hợp với các ngành chức năng liên quan triển khai thực hiện
Điều 1 quyết định này.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, thủ trưởng các sở ngành tỉnh,
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan thi hành
quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi
hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT.UBND tỉnh
- Cục kiểm tra văn bản QPPL- BTP;
- Như Điều 3;
- Phòng NC-TCD (NC);
- Lưu: VT. VP UBND tỉnh.
|
TM.ỦY
BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Dương Quốc Xuân
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 66/2008/NĐ-CP NGÀY 28/5/2008
CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 47/2008/QĐ-UBND ngày 29/10/ 2008 của UBND
tỉnh)
Thực hiện Nghị định số
66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp,
UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Giới thiệu đầy đủ về hình thức,
nội dung và phân công trách nhiệm cụ thể cho cơ quan quản lý nhà nước ở các
ngành, các cấp triển khai thực hiện nghị định của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý
cho doanh nghiệp, kịp thời phục vụ cho các doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân
kinh doanh (gọi chung doanh nghiệp) được tiếp cận đầy đủ, nắm vững các văn bản
pháp luật có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để áp dụng và thực thi
đúng theo quy định.
2. Các hoạt động hỗ trợ pháp lý
cho doanh nghiệp được thực hiện đối với mọi doanh nghiệp, không phân biệt hình
thức sở hữu, hình thức tổ chức, quy mô kinh doanh và lĩnh vực hoạt động; bảo đảm
đúng nguyên tắc, hình thức và phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội theo từng
vùng, ngành, lĩnh vực và nhu cầu của từng đối tượng được hỗ trợ pháp lý.
3. Công tác hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp thực hiện theo nguyên tắc chủ động và có sự phối hợp chặt chẽ, cộng
đồng trách nhiệm giữa cơ quan quản lý nhà nước ở các ngành, các cấp với liên
minh hợp tác xã, các hiệp hội, hội, câu lạc bộ của doanh nghiệp (gọi chung: các
tổ chức đại diện của doanh nghiệp) doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
theo quy định của pháp luật.
II. HÌNH THỨC
VÀ NỘI DUNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ
1. Xây dựng trang thông tin điện
tử và khai thác văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân tỉnh
1.1. Các sở ngành tỉnh (sở
chuyên ngành) có trách nhiệm:
a) Tiếp tục củng cố, nâng cấp,
xây dựng chuyên trang, chuyên mục trên trang thông tin điện tử hiện có của các
sở chuyên ngành, nếu chưa có thì tiến hành ngay việc đầu tư xây dựng trang
thông tin điện tử và cung cấp địa chỉ để phục vụ kịp thời cho doanh nghiệp.
b) Thường xuyên cập nhật, đăng tải
đầy đủ ở chuyên trang, chuyên mục trên trang thông tin điện tử của sở chuyên
ngành đối với các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân tỉnh ban hành hoặc các văn bản khác, nếu có (gọi chung văn bản cấp tỉnh)
liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo
chuyên ngành và lĩnh vực, trừ văn bản thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định
của pháp luật.
c) Văn phòng UBND tỉnh có trách
nhiệm cập nhật và đăng tải toàn bộ các văn bản cấp tỉnh ban hành có liên quan đến
hoạt động doanh nghiệp ở chuyên trang, chuyên mục trên trang thông tin điện tử
của Ủy ban nhân dân tỉnh, trừ văn bản thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định
của pháp luật.
d) Sở Thông tin và Truyền thông
có trách nhiệm hướng dẫn, phối hợp để tiếp tục củng cố, nâng cấp chuyên trang,
chuyên mục và xây dựng trang thông tin điện tử của sở chuyên ngành nêu trên.
1.2. Các doanh nghiệp được quyền
khai thác văn bản cấp tỉnh như sau:
a) Tiếp cận, khai thác, sử dụng
miễn phí các thông tin về văn bản cấp tỉnh ban hành được đăng tải trên trang
thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở chuyên ngành.
b) Các văn bản cấp tỉnh có hiệu
lực pháp luật mà chưa được đăng tải trên trang thông tin điện tử thì doanh nghiệp
có quyền đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở chuyên ngành cập nhật, đăng tải.
2. Xây dựng tài liệu giới thiệu,
thông tin văn bản cấp tỉnh
2.1. Các sở chuyên ngành có
trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức biên soạn tài liệu có nội dung giới
thiệu toàn bộ, trích các quy định, các danh mục hoặc các nội dung khác để trao
đổi, hướng dẫn áp dụng, hỏi đáp ... các văn bản cấp tỉnh ban hành có liên quan
đến hoạt động của doanh nghiệp.
2.2. Hình thức giới thiệu, thông
tin văn bản cấp tỉnh thông qua đăng tải ở chuyên trang, chuyên mục trên trang
thông tin điện tử, bản tin, sách hệ thống hóa, tờ gấp pháp luật, trực tiếp cung
cấp. hoặc trên chuyên trang, chuyên mục của Báo Long An, đài phát thanh và truyền
hình tỉnh.
2.3. Sở Tư pháp, các tổ chức đại
diện cho doanh nghiệp, Báo Long An, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh có trách
nhiệm phối hợp với các sở chuyên ngành để xây dựng tài liệu giới thiệu, thông
tin văn bản cấp tỉnh nêu trên.
3. Cung cấp, bồi dưỡng kiến thức
pháp luật cho doanh nghiệp
3.1. Các sở chuyên ngành có
trách nhiệm tập hợp, biên soạn, hệ thống theo chuyên đề các văn bản luật, văn bản
quy phạm pháp luật do các cơ quan Trung ương ban hành (gọi chung văn bản Trung
ương), văn bản cấp tỉnh có liên quan đến hoạt động doanh nghiệp chuyên ngành,
lĩnh vực. Qua đó, giới thiệu cung cấp kiến thức pháp luật cho mọi doanh nghiệp
để nâng cao hiểu biết và áp dụng đúng các quy định của pháp luật.
3.2. Căn cứ vào nhu cầu bồi dưỡng
kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp ở địa phương và theo kế hoạch của các bộ
ngành Trung ương:
a) Các sở chuyên ngành, tổ chức
đại diện cho doanh nghiệp, doanh nghiệp cử người đại diện cho doanh nghiệp tham
gia bồi dưỡng kiến thức pháp luật.
b) Các doanh nghiệp có trách nhiệm
cử người đại diện doanh nghiệp tham gia tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật
đúng yêu cầu.
3.3. Sở Tư pháp có trách nhiệm
phối hợp với các sở chuyên ngành, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, doanh
nghiệp để cung cấp, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp nêu trên.
4. Tiếp nhận giải đáp pháp luật
cho doanh nghiệp
4.1. Các doanh nghiệp có quyền
yêu cầu các sở chuyên ngành giải đáp pháp luật như sau:
a) Giải đáp pháp luật trong phạm
vi ngành, lĩnh vực quản lý có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đối với
các văn bản do cấp tỉnh ban hành, nếu việc giải đáp pháp luật của sở chuyên
ngành chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có quyền yêu
cầu Ủy ban nhân dân tỉnh giải đáp.
b) Giải đáp pháp luật trong phạm
vi ngành, lĩnh vực quản lý có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đối với
các văn bản do Trung ương ban hành, nếu việc giải đáp pháp luật của sở chuyên
ngành chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có quyền yêu
cầu các bộ có liên quan giải đáp theo quy định của Nghị định số 66/2008/NĐ-CP
ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
4.2. Các sở chuyên ngành có
trách nhiệm giải đáp pháp luật cho các doanh nghiệp như sau:
a) Tổ chức tiếp nhận và giải đáp
pháp luật cho doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý có
liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
b) Giải đáp pháp luật cho doanh
nghiệp thực hiện thông qua các hình thức:
- Thực hiện giải đáp bằng văn bản.
- Thực hiện giải đáp thông qua mạng
điện tử.
- Thực hiện giải đáp trực tiếp
hoặc thông qua điện thoại.
- Thực hiện giải đáp bằng các hình
thức khác theo quy định của pháp luật.
4.3. Các sở chuyên ngành có
trách nhiệm trả lời yêu cầu giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp như sau:
a) Trả lời yêu cầu giải đáp pháp
luật cho doanh nghiệp trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày doanh
nghiệp cung cấp đủ thông tin có liên quan đến yêu cầu giải đáp pháp luật.
b) Các trường hợp có nội dung phức
tạp hoặc liên quan đến phạm vi quản lý nhà nước trong nhiều ngành, lĩnh vực thì
thời hạn trả lời là 30 (ba muơi) ngày làm việc.
c) Trong trường hợp không giải
đáp pháp luật thì các sở chuyên ngành phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
4.4. Việc giải đáp pháp luật nêu
trên, không áp dụng đối với các yêu cầu giải đáp pháp luật của doanh nghiệp về
những trường hợp cụ thể liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
5. Tiếp nhận kiến nghị của doanh
nghiệp để hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật
5.1. Các sở chuyên ngành có
trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp kiến nghị của doanh nghiệp có liên quan đến các
văn bản do cơ quan Trung ương, cấp tỉnh ban hành. Qua đó, kiến nghị cơ quan có
thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới- thay thế theo quy định của
pháp luật.
5.2. Trước ngày 01 tháng 11 hàng
năm, các sở chuyên ngành có trách nhiệm gửi báo cáo tổng hợp kết quả đã tiếp nhận,
xử lý những kiến nghị của doanh nghiệp về hoàn thiện các văn bản Trung ương, cấp
tỉnh trong phạm vi ngành, lĩnh vực cho Sở Tư pháp để tổng hợp.
5.3. Sở Tư pháp phối hợp với các
sở chuyên ngành thực hiện các nội dung nêu trên, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xử
lý hoặc kiến nghị xử lý và tổng hợp kết quả để báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định.
6. Xây dựng, đề xuất và thực hiện
các chương trình hỗ trợ pháp lý
Căn cứ nhu cầu và kế hoạch hỗ trợ
pháp lý của doanh nghiệp trong từng thời kỳ theo chuyên ngành, lĩnh vực và yêu
cầu hội nhập kinh tế quốc tế chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của
cấp tỉnh, Trung ương:
6.1. Các sở chuyên ngành xây dựng
chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm vi chuyên ngành, lĩnh vực
ở địa phương, gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt
chương trình hỗ trợ pháp lý chung trong phạm vi của tỉnh.
Sau khi chương trình hỗ trợ pháp
lý cho doanh nghiệp của tỉnh đã được phê duyệt, các sở chuyên ngành có trách
nhiệm triển khai tổ chức thực hiện trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản
lý.
6.2. Các sở chuyên ngành, các tổ
chức đại diện của doanh nghiệp đề xuất chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp của các bộ, ngành Trung ương (gọi chung liên ngành) trong phạm vi ngành,
lĩnh vực và của doanh nghiệp là thành viên tổ chức mình, gửi Sở Tư pháp để tổng
hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh gửi Bộ Tư pháp tổng hợp vào chương trình hỗ trợ
pháp lý liên ngành.
Căn cứ vào chương trình hỗ trợ
pháp lý liên ngành của bộ ngành chức năng Trung ương được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt, Sở Tư pháp phối hợp các sở chuyên ngành trình Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt kế hoạch chung để thực hiện trong phạm vi địa phương.
Sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh phê
duyệt kế hoạch, các sở chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo
ngành, lĩnh vực trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.
6.3. Các tổ chức đại diện của
doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân có chức năng cung cấp dịch vụ pháp lý được
khuyến khích tham gia thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo chương
trình, kế hoạch nêu trên.
III. ĐIỀU KIỆN
BẢO ĐẢM HỖ TRỢ PHÁP LÝ
1. Về tổ chức và biên chế- cán bộ
thực hiện hỗ trợ pháp lý
1.1. Sở Tư pháp là cơ quan tham
mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại địa
phương và làm đầu mối phối hợp các ngành, các cấp để thực hiện các hoạt động hỗ
trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
1.2. Các sở chuyên ngành là cơ
quan tổ chức thực hiện và phối hợp thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý.
Tổ chức pháp chế là đơn vị làm đầu
mối, tham mưu giúp giám đốc sở chuyên ngành tổ chức thực hiện hoặc phối hợp thực
hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý. Giám đốc sở chuyên ngành giao nhiệm vụ cho tổ
chức pháp chế, bố trí biên chế- cán bộ có đủ số lượng và năng lực, trình độ, kiến
thức pháp luật để thực hiện nhiệm vụ này.
2. Về điều kiện làm việc của tổ
chức thực hiện hỗ trợ pháp lý
Các sở chuyên ngành có trách nhiệm
bảo đảm và nâng cao điều kiện làm việc cho tổ chức pháp chế để thực hiện hỗ trợ
pháp lý như sau:
2.1. Củng cố, nâng cấp, đầu tư về
trang thiết bị, các tài liệu pháp luật và nghiệp vụ, phương tiện làm việc để tổ
chức pháp chế thực thi các nhiệm vụ có hiệu quả; bảo đảm hoạt động hỗ trợ pháp
lý cho doanh nghiệp được kịp thời, chính xác, đúng pháp luật và đáp ứng yêu cầu
của doanh nghiệp;
2.2. Bố trí nơi tiếp nhận được
thuận tiện, không gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, bảo đảm việc tổ chức
thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý theo yêu cầu của doanh nghiệp.
3. Về kinh phí để thực hiện hỗ
trợ pháp lý
3.1. Kinh phí bảo đảm chi cho
các hoạt động hỗ trợ pháp lý của các sở chuyên ngành, được bố trí trong dự toán
chi thường xuyên ngân sách theo quy định của pháp luật.
3.2. Các sở chuyên ngành được
huy động, sử dụng kinh phí tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước
và ngoài nước để phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định
của pháp luật.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của giám đốc các
sở chuyên ngành
1.1. Triển khai tổ chức thực hiện
đúng mục đích, yêu cầu và hình thức, nội dung thực hiện các hoạt động hỗ trợ
pháp lý cho doanh nghiệp được phân công, chủ động nắm bắt nhu cầu và tổ chức thực
hiện hoặc phối hợp thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực
quản lý.
1.2. Kiện toàn tổ chức và hoạt động
pháp chế theo Chỉ thị số 14/2006/CT-UBND ngày 05/6/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh,
bảo đảm về tổ chức pháp chế và có đủ số lượng biên chế - cán bộ chuyên trách,
kiêm nhiệm, năng lực, trình độ, kiến thức pháp luật; điều kiện làm việc, kinh
phí, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cho
cán bộ pháp chế thường xuyên.
1.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động
tổ chức pháp chế theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Quyết định
số 2379/2004/QĐ-UB ngày 14/7/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh làm đầu mối và tổ chức
thực hiện hoặc phối hợp thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
1.4. Thông tin rộng rãi, cung cấp
đầy đủ địa chỉ thực hiện các hình thức giải đáp pháp luật và nơi tiếp nhận giải
đáp pháp luật của các sở chuyên ngành để mọi doanh nghiệp đều được hỗ trợ pháp
lý khi có yêu cầu theo ngành, lĩnh vực quản lý.
1.5. Tổng hợp, báo cáo kết quả
hoạt động hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực cho Sở Tư pháp theo
định kỳ hàng năm trước ngày 01 tháng 11 hoặc đột xuất để tổng hợp báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh.
2. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã
Căn cứ vào kế hoạch này và trong
phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã (gọi
chung huyện), Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có kế hoạch chi tiết thực hiện
công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm vi địa phương; bảo đảm phù
hợp với điều kiện kinh tế - xã hội theo từng vùng, ngành, lĩnh vực và nhu cầu của
từng đối tượng được hỗ trợ pháp lý, như sau:
2.1. Tổ chức triển khai, làm rõ
mục đích, yêu cầu và cụ thể hóa các nội dung, biện pháp, trách nhiệm của các cơ
quan quản lý nhà nước trên địa bàn huyện, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp,
các doanh nghiệp đối với công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
2.2. Thông tin rộng rãi, cung cấp
đầy đủ địa chỉ thực hiện các hình thức giải đáp pháp luật của các cơ quan trên
địa bàn huyện để mọi doanh nghiệp đều được hỗ trợ pháp lý khi có yêu cầu theo
ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.
2.3. Chỉ đạo, giao nhiệm vụ,
phân công trách nhiệm các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện và Ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung xã) chủ động nắm bắt nhu cầu và tổ
chức thực hiện hoặc phối hợp thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp tại địa phương.
2.4. Bảo đảm về tổ chức, biên chế
- cán bộ, điều kiện làm việc, nơi tiếp nhận và kinh phí hoạt động để thực hiện
hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý.
2.5. Tổng hợp, báo cáo kết quả
hoạt động hỗ trợ pháp lý các doanh nghiệp trên địa bàn huyện cho Sở Tư pháp
theo định kỳ hàng năm trước ngày 01 tháng 11 hoặc đột xuất để tổng hợp báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh.
3. Trách nhiệm của chủ tịch liên
minh hợp tác xã, các hiệp hội, hội, câu lạc bộ của doanh nghiệp
3.1. Chủ động tổ chức thực hiện
các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ
của tổ chức mình.
3.2. Phối hợp các sở chuyên
ngành, Ủy ban nhân dân các cấp và các tổ chức khác có liên quan thực hiện các
hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
3.3. Tổng hợp kết quả, tham gia
khảo sát, đánh giá, đề xuất thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
khi các ngành, các cấp có yêu cầu.
4. Trách nhiệm của chủ tịch hội
đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp
theo quy định của pháp luật
4.1. Chủ động tìm hiểu và thực
thi đúng pháp luật, bố trí cán bộ phụ trách công tác pháp chế doanh nghiệp hoặc
thuê luật sư tư vấn để giúp doanh nghiệp thực thi pháp luật.
4.2. Phối hợp với các sở chuyên
ngành, Ủy ban nhân dân các cấp và các tổ chức đại diện của doanh nghiệp để thực
hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý.
4.3. Phối hợp khảo sát, đánh
giá, tổng hợp kết quả các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp khi các
ngành, các cấp có yêu cầu.
5. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Nội
vụ
5.1. Phối hợp các sở chuyên
ngành có liên quan, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định về tổ chức,
biên chế - cán bộ pháp chế theo Chỉ thị số 14/2006/CT-UBND ngày 05/6/2006 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh và các quy định của pháp luật có liên quan.
5.2. Phối hợp sở chuyên ngành có
liên quan, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định về chế độ, chính sách
cán bộ pháp chế theo quy định của Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội.
6. Trách nhiệm của Giám đốc Sở
Tài chính
6.1. Phối hợp các sở chuyên
ngành có liên quan, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét bố trí kinh phí chi đầu
tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện làm việc cho tổ chức
pháp chế; trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về việc lập dự toán, quản lý và sử
dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo
hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp.
6.2. Phối hợp các sở chuyên
ngành có liên quan hướng dẫn việc huy động, sử dụng kinh phí tài trợ, hỗ trợ
các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý
cho doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
7. Trách nhiệm của Giám đốc Sở
Tư pháp
7.1. Tăng cường công tác quản lý
về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại địa phương, bảo đảm làm đầu mối phối hợp
sở chuyên ngành, Ủy ban nhân dân huyện, xã để tổ chức thực hiện hoặc phối hợp
thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
7.2. Rà soát các văn bản có liên
quan về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế, kiến nghị
Ủy ban nhân dân tỉnh để sửa đổi, bổ sung, ban hành mới - thay thế cho phù hợp
các quy định pháp luật.
7.3. Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc,
kiểm tra việc thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;
7.4. Tổ chức sơ kết, tổng kết và
báo cáo kết quả hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm vi toàn tỉnh
theo định kỳ hàng năm, đột xuất hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Chính
phủ, Bộ Tư pháp.
Trong quá trình thực hiện, các
ngành, các cấp, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan, nếu có khó khăn,
vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp để được hướng dẫn hoặc báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh để kịp thời chỉ đạo./.