Quyết định 47/2005/QĐ-UB phê duyệt Đề án phát triển thuỷ lợi nhỏ vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2005-2010

Số hiệu 47/2005/QĐ-UB
Ngày ban hành 28/02/2005
Ngày có hiệu lực 28/02/2005
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Huỳnh Đức Hòa
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số : 47/2005/QĐ-UB

Đà Lạt, ngày 28 tháng 02 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI NHỎ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC, VÙNG SÂU, VÙNG XA TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2005-2010

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND&UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

- Tiếp theo Quyết định số 59/2004/QĐUB ngày 05/4/2004 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v phê duyệt chương trình xoá đói giảm nghèo gắn với giải quyết những vấn đề bức xúc trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2004-2010.

- Xét Tờ trình số 45/NN-PTNT ngày 11/01/2005 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc đề nghị phê duyệt Đề án đầu tư phát triển thuỷ lợi nhỏ vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2004 - 2010.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Phê duyệt Đề án phát triển thuỷ lợi nhỏ vùng đồng bào dân tộc với các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên đề án: Đề án phát triển thuỷ lợi nhỏ vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2005-2010.

2. Phạm vi đề án thực hiện: Địa bàn vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Lâm Đồng.

3. Mục tiêu chủ yếu: Phát triển thuỷ lợi vùng đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa để cấp nước cho 14.933 ha đất sản xuất nông nghiệp kết hợp khai thác tổng hợp đa mục tiêu các công trình thuỷ lợi, góp phần xoá đói giám nghèo cho 24.007 đồng bào dân tộc định canh định cư bền vững, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bào dân tộc theo hướng sản xuất hàng hoá, ổn định chính trị, giữ vững an ninh quốc phòng.

4. Nội dung chủ yếu:

4.1 Đầu tư các công trình:

a. Phát triển thuỷ lợi: Xây dựng mới 129 hồ đập, 45 đập dâng và 04 trạm bơm, phục vụ tưới 2.933 ha lúa đông xuân, 2.000 ha lúa hè thu và tưới 12.000 ha cây công nghiệp. Đồng thời khai thác các lợi ích đa mục tiêu của các công trình.

b. Đầu tư trồng 1.724,2 ha rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc phạm vi lưu vực các công trình.

( Danh mục công trình ưu tiên và phân kỳ đầu tư theo Biểu chi tiết đính kèm quyết định này).

4.2. Tổng nhu cầu vốn đầu tư: ( triệu đồng )

Hạng mục

Tổng cộng

Nguồn 168

Nguồn địa phương

Nguồn huy động khác

Toàn tỉnh

457.692,1

375.895,4

78.923,9

2.872,8

Đầu tư thuỷ lợi

440.450,0

364.400,0

76.050,0

0,0

Đầu tư trồng rừng

17.242,1

11.495,4

2.873,9

2.872,8

Giải pháp về nguồn vốn đầu tư:

- Đề nghị vốn ngân sách Trung ương thuộc nguồn 168 đầu tư các công trình có quy mô lớn để tưới cho 12.558 ha và cấp nước sinh hoạt cho dân trong khu vực dự án. Vốn đầu tư là 375.895 triệu đông chiếm 82.13% tổng nhu cầu vốn.

-Vốn ngân sách tỉnh đầu tư các công trình có quy mô nhỏ và cực nhỏ gồm 45 công trình tưới cho 2.375 ha. Vốn đầu tư 78.924 triệu đồng, chiếm 17,24% tổng nhu cầu vốn.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức tư nhân, các cộng đồng dân cư tham gia đầu tư các công trình có quy mô nhỏ và cực nhỏ, công cụ thuỷ lợi nhỏ, đầu tư trồng rừng. Vốn đầu tư 2.872.8 triệu đồng chiếm 0,63% tổng nhu cầu vốn.

5. Thời gian thực hiện: từ năm 2005 – 2010.

Điều 2:

2.1 Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ nội dung đề án được duyệt để quản lý, phối hợp với các địa phương lập kế hoạch hàng năm và hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định. Đồng thời chỉ đạo Chi cục Định canh Định cư và Vùng KTM tham mưu cho UBND tỉnh trình Trung ương hỗ trợ vốn theo Quyết định 168/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

2.2 Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính căn cứ phân kỳ đầu tư và kế hoạch hàng năm để cân đối vốn thực hiện đề án từ ngân sách địa phương, các nguồn vốn khác và lồng ghép nguồn vốn các chương trình mục tiêu phát triển vùng bào dân tộc.

2.3 Giao UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt làm chủ đầu tư xây dựng các công trình thuộc đề án được phê duyệt theo thứ tự ưu tiên tại điều 1; có biện pháp huy động nguồn vốn và sức lao động nhân dân địa phương vùng hưởng lợi công trình để thực hiện đề án có kết quả.

Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Trưởng ban Dân tộc, Chi Cục trưởng Chi cục Định canh Định cư và vùng KTM, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt và thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành kể từ ngày ký./.

[...]