ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
47/2001/QĐ-UB
|
Hà
Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2001
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT QUẬN TÂY HỒ-HÀ NỘI, TỶ
LỆ 1/2000 (PHẦN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ QUY HOẠCH GIAO THÔNG)
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 của chính phủ ban hành Điều lệ
quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/06/1998 của Thủ tướng chính
phủ phê duyệt điều chỉnh Qui hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 322/BXD-ĐT ngày 28/12/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc
ban hành quy định lập các đề án QHXD đô thị;
Xét đề nghị của Kiến trúc sư trưởng Thành phố tại tờ trình số 583/TTr-KTST ngày
26 tháng 10 năm 2000,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:
Phê
duyệt Quy hoạch chi tiết quận Tây Hồ, tỷ lệ 1/2000 (phần quy hoạch sử dụng đất
và quy hoạch giao thông), do Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội lập với nội dung chủ
yếu như sau:
1.Phạm vi,
ranh giới và quy mô lập quy hoạch chi tiết:
1.1.Phạm vi: được giới hạn bởi địa
giới hành chính của quận Tây Hồ thành phố Hà Nội.
1.2.Ranh giới:
- Phía Tây và Tây Nam giáp huyện
Từ Liêm và quận Cầu Giấy.
- Phía Đông Nam và Nam giáp quận
Ba Đình.
- Phía Bắc và Đông là sông Hồng,
giáp huyện Đông Anh và Gia Lâm.
1.3.Quy mô: Diện tích là:2400,81
ha (cả mặt đất và mặt nước)
Dân số dự kiến theo quy hoạch:120.000
người.
2.Mục tiêu:
-Cụ thể hoá định hướng Điều
chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2002 đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt.
-Để thực hiện chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô và của quận Tây Hồ đến năm 2020.
-Xác định chức năng sử dụng
đất và quỹ đất xây dựng trên địa bàn quận.
-Xác định trung tâm hành
chính chủ yếu của quận.
-Định hướng mạng lưới công
trình văn hoá, y tế, giáo dục và dịch vụ thương mại cấp thành phố, cấp quận
trên địa bàn.
- Xác định các trung tâm
công cộng, cây xanh, thể dục thể thao và vui chơi giải trí.
- Xác định khu di tích lịch
sử văn hoá, danh thắng...cần bảo tồn, tôn tạo.
- Xác định khu vực làng
xóm được tồn tại giữ lại để cải tạo chỉnh trang theo quy hoạch và xác định các
vùng đất dân cư xây dựng mới, các khu vực trồng đào, hoa, cây cảnh.
- Riêng khu vực đất nằm
ngoài đê chỉ đề xuất định hướng sử dụng, sẽ khai thác, sử dụng theo dự án riêng
được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Xác định mạng lưới giao
thông trên địa bàn quận từ đường thành phố, liên khu vực đến cấp đường nhánh.
3. Nội
dung quy hoạch chi tiết:
3.1 Các chỉ tiêu quy hoạch
đạt được:
BẢNG
TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
TT
|
LOẠI
ĐẤT
|
DIỆN
TÍCH
(HA)
|
TỶ
LỆ
(%)
|
CHỈ
TIÊU
(m2/người)
|
GHI
CHÚ
|
A
|
ĐẤT DÂN DỤNG
|
1088,58
|
100,0
|
90,72
|
|
1
|
GIAO THÔNG
|
174,26
|
16,01
|
14,52
|
Có 7,34 ha
đất giao thông tĩnh tập trung
|
2
|
CÔNG CỘNG CẤP
QUẬN + THÀNH PHỐ
|
133,69
|
12,28
|
11,14
|
Bao gồm cả
bệnh viện và trường PTTH
|
3
|
CÂY XANH –
VUI CHƠI GIẢI TRÍ
|
251,49
|
23,1
|
20,96
|
|
4
|
KHU Ở
|
529,14
|
48,61
|
44,10
|
|
|
- KHU VỰC DỰ
ÁN KHU ĐÔ THỊ NAM THĂNG LONG
|
160,21
|
|
53,40
|
|
|
- KHU VỰC
CÒN LẠI
|
368,93
|
|
41,0
|
Trong đó đất
xây dựng nhà: 309,94 ha gồm:
-Đất ở làng xóm:158,44ha (gồm các làng cổ truyền và các làng đô thị hoá)
-Đất ở đô thị cải taọ: 44,09 ha
-Đất ở xây mới: 107,41 ha
|
B
|
ĐẤT DÂN DỤNG
KHÁC
|
50,84
|
100,0
|
|
|
5
|
HỖN HỢP
|
18,34
|
36,07
|
|
Bao gồm các
chức năng văn phòng giao dịch, thương mại, khách sạn, nhà ở cao cấp và một chức
năng khác (không có đất công nghiệp)
|
6
|
CƠ
QUAN – TRƯỜNG ĐÀO TẠO
|
21,9
|
43,08
|
|
|
7
|
DI TÍCH
-CÔNG TRÌNH TÔN GIÁO
|
10,60
|
20,85
|
|
|
C
|
ĐẤT
NGOÀI DÂN DỤNG
|
48,64
|
100,0
|
|
|
8
|
XÍ NGHIỆP
KHO TÀNG
|
3,67
|
7,55
|
|
|
9
|
AN NINH QUỐC
PHÒNG
|
2,96
|
6,09
|
|
|
10
|
HÀNH LANG
ĐIỆN, HÀNH LANG ĐÊ
|
36,97
|
76
|
|
|
11
|
KHU XỬ
LÝ KỸ THUẬT
|
5,04
|
10,6
|
|
|
|
TỔNG
CỘNG A+B+C
|
1188,06
|
|
99,01
|
|
12
|
HỒ TÂY (MẶT
NƯỚC)
|
530,65
|
|
|
|
13
|
SÔNG HỒNG
VÀ VÙNG ĐẤT BỒI KHÔNG ỔN ĐỊNH
|
682,10
|
|
|
|
|
TỔNG
CỘNG
|
2400,81
|
|
|
|
Ghi chú: - Chỉ tiêu bình quân đất dân dụng:90,72m2/người.
- Chỉ tiêu bình quân đất
đô thị: 99,01 m2/người (không tính mặt nước Hồ Tây, sông Hồng và
vùng đất bồi không ổn định-tính bình quân cho dân số dự kiến đến năm 2020).
3.2. Đất khu ở:
Tổng diện tích: 529,14 ha.
Quy mô dân số dự kiến: 120.000
người (đến năm 2020).
BẢNG
TỔNG HỢP SỬ DỤNG ĐẤT KHU Ở
TT
|
LOẠI ĐẤT
|
DIỆN TÍCH
(ha)
|
TỶ LỆ (%)
|
CHỈ TIÊU (m2/người)
|
GHI CHÚ
|
1
|
ĐẤT ĐƯỜNG
|
38,09
|
7,2
|
3,17
|
|
2
|
ĐẤT GIAO THÔNG TĨNH PHÂN TÁN
|
22,50
|
4,3
|
1,87
|
|
3
|
ĐẤT CÂY XANH KHU Ở
|
19,52
|
3,7
|
1,63
|
|
4
|
ĐẤT CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG KHU Ở
|
15,85
|
3,0
|
1,32
|
|
5
|
ĐẤT ĐƠN VỊ Ở
|
433,18
|
81,8
|
36,10
|
Chỉ tiêu tính toán bình quân
trên toàn quận
|
|
TỔNG CỘNG
|
529,14
|
100,0
|
44,10
|
|
Chỉ tiêu áp dụng cho đất đơn vị ở:
- Đất nhà trẻ – mẫu giáo, trường
học: theo quy hoạch chuyên ngành – quy hoạch mạng lưới giáo dục quận Tây Hồ đến
năm 2020.
- Đất công cộng: 0,2 –0,6 m2/người
- Đất cây xanh - thể dục thể
thao: 1,5m2/người
- Đất đường: 2,5 – 3m2/người
- Đất ở: 10,5 – 13,5 m2/người
(khu vực xây dựng mới cao tầng).
Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc áp
dụng cho đất ở:
- Nhà ở xây dựng mới:
+ Tầng cao trung bình: 4,4
tầng
+ Mật độ xây dựng: 40,8%
+ Hệ số sử dụng đất: 1,8 lần
- Khu dân cư được cải tạo xây dựng
theo quy hoạch:
+ Tầng cao trung bình: 3 tầng
+ Mật độ xây dựng: 53%
+ Hệ số sử dụng đất: 1,59 lần
- Khu vực làng xóm:
+ Tầng cao trung bình: 2,3
tầng
+ Mật độ xây dựng: 30%
+ Hệ số sử dụng đất: 0,69
lần
- Khu vực khu đô thị mới Nam
Thăng Long sẽ thực hiện theo dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Khu vực trục trung tâm Tây Hồ
Tây được thực hiện theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chỉ tiêu bình quân diện tích
sàn nhà ở khoảng: 25 m2/người
3.3. Quy hoạch giao thông:
3.3.1. Mạng lưới đường: Trên cơ
sở mạng đường hiện có được cải tạo mở rộng, sẽ xây dựng mới một số tuyến đường
theo quy hoạch để hoàn thành mạng lưới đường hoàn chỉnh. Các tuyến đường có bề
rộng đảm bảo lòng đường và vỉa hè theo quy chuẩn xây dựng, cụ thể có các cấp đường
sau:
-Đường chính Thành phố có
bề rộng từ 57,5 ¸ 64 m bao gồm: đường vành đai 2 (Bưởi – Nhật Tân), đường Xuân
La – Cổ Nhuế.
-Đường liên khu vực có bề
rộng 50¸53,5 m bao gồm: Đường Nghĩa Đô - Xuân Đỉnh, đường Hoàng Hoa Thám, đường
Đội Cấn – Hoàng Hoa Thám –Thụy Khuê.
-Đường khu vực có bề rộng
từ 33 ¸ 40 m bao gồm: đường Phú Thượng; đường Xuân Đỉnh – Phú Thượng, đường dọc
đê phân lũ, đường Trích Sài – Cổ Nhuế, đường Bái Ân – Cổ Nhuế, đường mới Tứ
Liên.
-Đường phân khu vực có bề
rộng 20,5 ¸ 30 m bao gồm: đường Lạc Long Quân, đường Xuân La – Xuân Đỉnh; đường
Thuỵ Khuê, đường Nghi Tàm - Âu Cơ - Phú Thượng, đường Thanh Niên, đường trong
khu vực Bán đảo Quảng An, đường khu vực ngoài đê sông Hồng, đường trong khu vực
dự án khu đô thị mới Nam Thăng Long, khu Xuân La, trục trung tâm phía Tây Thành
phố.
-Đường nhánh có bề rộng từ 13,5
¸ 21,25 m.
-Đường dạo quanh hồ Tây (sát mép
kè) có bề rộng từ 8,5 ¸ 10,5 m.
-Chỉ giới đường và kè hồ Tây
thực hiện theo chỉ giới được duyệt.
BẢNG
TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG ĐỊA BÀN QUẬN
SỐ
TT
|
HẠNG
MỤC CÔNG TRÌNH
|
BỀ
RỘNG ĐƯỜNG (M)
|
CHIỀU
DÀI (M)
|
GHI
CHÚ
|
I
1
2
|
Đường chính
thành phố
Đường vành đai 2 (Bưởi – Nhật Tân)
Đường Xuân La – Cổ Nhuế
|
57,5¸64
64
|
4279
3987
292
|
Xây dựng mới, đoạn có tuyến đường sắt đô thị rộng 64m
Xây dựng mới có tuyến đường sắt đô thị
|
II
1
2
3
|
Đường liên
khu vực
Đường Nghĩa Đô - Xuân Đỉnh
Đường Hoàng Hoa Thám
Đường Đội Cấn – Hoàng Hoa Thám – Thuỵ Khuê
|
50
53,5
50
|
3832
781
2971
80
|
Xây dựng mới có tuyến đường sắt đô thị
Cải tạo mở rộng, đoạn giáp Bách thảo mở tách làm hai nhánh
Xây dựng mới nối tiếp với phố Liễu Giai
|
III
1
2
3
4
5
6
|
Đường khu vực
Đường Phú Thượng
Đường Xuân Đỉnh-Phú Thượng
Đường dọc đê phân lũ
Đường Trích Sài – Cổ Nhuế
Đường Bái Ân – Cổ Nhuế
Đường mới Tứ Liên
|
40
40
60¸65
40
40
33¸36
|
11519
2259
1297
957
1162
850
4994
|
Xây dựng mới giáp phía Bắc khu ĐT mới Nam Thăng Long
Xây dựng mới cắt qua khu ĐT mới Nam Thăng Long
Xây dựng mới kế cẩ mương thoát nước rộng » 20 m
Xây dựng mới trong trục trung tâm
Xây dựng mới
Xây dựng mới và cải tạo trên cơ sở đê bối Tứ Liên
|
IV
1
2
3
4
5
6
7
8
|
Đường phân
khu vực
Đường Lạc Long Quân
Đường Xuân La – Xuân Đỉnh
Đường Thuỵ Khuê
Đường Nghi Tàm - Âu Cơ - Phú Thượng
Đường Thanh Niên
Đường trong khu vực bán đảo Quảng An
Đường trong khu vực nằm ngoài đê sông Hồng
Đường trong khu đô thị mới Nam Thăng Long, khu vực Xuân La, trục trung tâm
|
25¸30
25
19¸25
18
25
20,5
21,25
25¸30
|
25027
5448
686
2760
7510
1100
2713
1207
3603
|
Cải tạo và xây dựng mới theo chỉ giới và cắm mốc đã được UBND T.P phê duyệt
Cải tạo mở rộng
Cải tạo mở rộng. Bề rộng đường áp dụng cho từng đoạn cụ thể.
Cải taọ đê đảm bảo 4 làn xe cơ giới (Bề rộng đường không tính đường gom hai
bên)
Giữ nguyên như hiện trạng
Xây dựng mới và cải tạo
Xây dựng mới và cải tạo
Xây dựng mới
|
V
|
Đường nhánh
|
13,5¸21,25
|
23255
|
Xây dựng mới,
cải tạo và sẽ được bổ sung thêm trong các dự án đầu tư.
|
VI
|
Đường dạo
ven hồ
|
8,5¸10,5
|
18000
|
Thực hiện
theo dự án đường và kè ven hồ Tây
|
Tổng chiều dài mạng lưới cầu đường (tính đến đường phân khu vực):
44,66 km.
Tỷ lệ đất giao thông (được
tính từ đường phân khu vực trở lên và đất giao thông tĩnh): 19,41%. Mật độ đường
(tính từ đường phân khu vực): 4,41 km/km2
Tỷ lệ đất giao thông, mật
độ đường được tính toán trên diện tích quận (không kể diện tích Hồ Tây, sông Hồng
và vùng đất bồi không ổn định, hành lang cách ly và 1/2 diện tích đất cây xanh
công viên).
3.3.2.Vận tải hành khách công cộng:
Vận tải hành khách công cộng chủ
yếu bằng xe buýt và tuyến đường sắt đô thị trên tuyến đường Nguyễn Văn Huyên –
Xuân La và đoạn đường vành đai 2 qua cầu Nhật Tân (theo điều chỉnh quy hoạch
chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020)
3.3.3.Tổ chức giao thông và giao
thông tĩnh:
-Nút giao thông : một số
nút giao thông quan trọng dự tính tổ chức giao khác mức gồm nút cầu Nhật Tân,
nút đê Yên Phụ – An Dương và nút cầu Tứ Liên (nếu cầu qua sông Hồng dịch chuyển
lên khu vực Tứ Liên). Các nút giao cắt giữa đường chính thành phố với các đường
từ cấp khu vực trở lên, bố trí giao cắt cùng mức có đảo tự điều khiển. Còn lại
các nút giao cắt khác được tổ chức giao bằng đơn giản hơn có thể bố trí đèn tín
hiệu điều khiển giao thông. Diện tích bố trí các nút giao thông một phần đã được
tính trong diện tích đất đường, phần còn lại có diện tích là 11,71 ha.
-Bãi đỗ xe tập trung:
trong phạm vi quận bố trí 7 điểm đỗ xe với tổng diện tích 6,93 ha. Trong bãi đỗ
xe có thể kết hợp xây dựng điểm bán xăng và dịch vụ nhưng phải đảm bảo đúng Quy
chuẩn. Ngoài ra, còn có các điểm đỗ xe phân tán được bố trí trong các đơn vị ở
với diện tích 22,5 ha. Đảm bảo tiêu chuẩn đất giao thông tĩnh đạt 2¸3 m2/người.
Các công trình dịch vụ công cộng, cơ quan, trường học ...phải bố trí chỗ để xe
trong khuôn viên, đáp ứng yêu cầu hoạt động, giao dịch của công trình. Khuyến
khích nhà ở gia đình độc lập bố trí ga-ra trong khuôn viên.
Điều 2:
- Giao
Kiến trúc sư trưởng Thành phố kiểm tra, ký xác nhận hồ sơ, bản vẽ thiết kế theo
quy hoạch chi tiết được duyệt; tổ chức bàn giao hồ sơ quy hoạch chi tiết được
duyệt theo quy định và công bố để các tổ chức, cơ quan và nhân dân biết, thực
hiện; chỉ đạo Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội tổ chức lập báo cáo đánh giá tác động
môi trường (ĐTM) đối với đồ án quy hoạch này theo quy định của pháp luật, trình
cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.
- UBND quận Tây Hồ chịu
trách nhiệm quản lý, giám sát xây dựng theo quy hoạch và xử lý các trường hợp
xây dựng sai quy haọch theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
- Quyết định này có hiệu lực
thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3:
Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Kiến trúc sư trưởng Thành
phố, giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông công chính, Xây dựng, Địa
chính – Nhà đất, Tài chính vật giá; Chủ tịch UBND quận Tây Hồ; Chủ tịch UBND
các phường Phú Thượng, Nhật Tân , Quảng An, Tứ Liên, Yên Phụ, Thuỵ Khuê, Bưởi
và Xuân La; Giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, các tổ chức và cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
-
|
T/M
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHỦ TỊCH
Hoàng Văn Nghiên
|