Quyết định 466/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Số hiệu 466/QĐ-UBND
Ngày ban hành 23/06/2014
Ngày có hiệu lực 23/06/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Đinh Văn Điến
Lĩnh vực Thương mại,Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 466/QĐ-UBND

Ninh Bình, ngày 23 tháng 06 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26/11/2003;

Thực hiện Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 04/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tại Tờ trình số 1220/TTr-SGTVT ngày 15/6/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, với các nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM

- Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Ninh Bình đã được phê duyệt;

- Hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý nhà nước về dịch vụ vận tải nhằm tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, thúc đẩy sự phát triển các đơn vị kinh doanh vận tải, hình thành thị trường vận tải có tính xã hội hóa, tính cạnh tranh cao, bình đẳng và lành mạnh; khuyến khích đầu tư phát triển vận tải trong tỉnh góp phần phát triển vận tải trong nước và vận tải quốc tế;

- Phát triển hài hòa, bền vững trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của từng phương thức vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, bảo đảm an ninh, quốc phòng của tỉnh và đất nước;

- Phát triển dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách theo hướng hiện đại; thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ, giảm chi phí vận tải, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy mạnh phát triển vận tải đa phương thức; đẩy nhanh tiến độ phát triển vận tải hành khách công cộng trong đô thị và trên các hành lang vận tải chính;

- Phát triển hợp lý về số lượng và chủng loại phương tiện vận tải theo hướng hiện đại, tiện nghi, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường;

- Phát triển các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh, áp dụng mô hình quản trị tiên tiến, hiệu quả kinh doanh cao, có sức cạnh tranh, làm chủ thị trường vận tải trong tỉnh;

- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học, làm chủ và ứng dụng, phát triển các công nghệ mới trong quản trị và cung ứng dịch vụ vận tải; lấy nhân lực và công nghệ làm cơ sở chủ yếu để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của các ngành vận tải.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, giảm chi phí vận tải, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách trên cơ sở tổ chức vận tải hợp lý và phát huy lợi thế về vận tải đường thủy; từng bước phát triển vận tải công cộng ở các đô thị, vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh và tìm kiếm cứu nạn.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn đến năm 2020

- Khối lượng vận tải hành khách đến năm 2020 đạt 42,7 triệu lượt hành khách/năm; 3.659 triệu hành khách.km với tốc độ tăng trưởng bình quân 13,7%/năm.

- Lượng hàng hóa đạt khoảng 71,0 triệu tấn/năm; 13.397,5 triệu tấn.km với tốc độ tăng trưởng bình quân 9,6%/năm.

(Chi tiết tại phụ lục kèm theo)

- Phát triển vận tải hành khách công cộng, đến 2020 tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng đáp ứng khoảng 15% nhu cầu đi lại. Đưa vào hoạt động mạng lưới xe buýt theo quy hoạch đã được phê duyệt, xây dựng quy hoạch phát triển và đưa vào hoạt động vận tải hành khách bằng taxi.

- Tăng cường an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải, phấn đấu giảm bình quân hàng năm từ 5 - 10% về số người chết do tai nạn giao thông có nguyên nhân từ phương tiện kinh doanh vận tải.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách với chi phí phù hợp.

- Nâng cao tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải, hiệu quả sử dụng năng lượng; kiểm soát, phòng ngừa, hạn chế gia tăng ô nhiễm môi trường trong hoạt động vận tải.

[...]