ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
46/2004/QĐ-UB
|
Bình
Dương, ngày 16 tháng 4 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI XĂNG DẦU TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN NĂM 2004- 2010
UỶ BAN NHÂN DÂN
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15/9/2003 cuả Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu;
- Căn cứ Quyết định số 278/2002/QĐ-BTM ngày 19/3/2002 của Bộ trưởng Bộ Thương mại
về việc phê duyệt hệ thống cửa hàng xăng dầu dọc tuyết đường Hồ Chí Minh giai
đoạn I;
- Căn cứ công văn số 2181/TM-KHKT ngày 05/6/2002 của Bộ Thương mại về việc quy
hoạch cửa hàng bán lẻ xăng dầu;
- Xét đề nghị cuả Sở Thương mại Du lịch taị công văn số 02/TM-DL ngày 15/3/2004
về việc phê duyệt phương án mạng lưới xăng dầu tỉnh Bình Dương giai đoạn 2004 -
2010.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Phương án quy hoạch mạng lưới xăng dầu trên
địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn năm 2004 – 2010 được ban hành kèm theo Quyết
định này.
Điều 2. Ông chánh văn phòng Hội đồng nhân dân & Uỷ ban
nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Thương mại và Du lịch,Sở kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính, Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Công
an tỉnh, Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan của tỉnh và Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân các huyện, thị xã Thủ Dầu Một chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ
ngày ký./.
Nơi nhận
- Bộ Thương mại; - TTTU,TTHĐND, CT&,PCT;
- Như điều 2;
- LĐVP, CVkhối KTTH, SX,TH;
- Lưu VPUB.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Hồ Minh Phương
|
PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH
MẠNG LƯỚI XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN
NĂM 2004 – 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 46/2004/QĐ.UB Ngày 16/4/2004 của UBND
Tỉnh)
Phần I
THỰC TRẠNG KINH DOANH
XĂNG DẦU
I- Thực trạng các trạm xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bình Dương:
Tính đến ngày
31/12/2003 toàn tỉnh Bình Dương có 242 cửa hàng xăng dầu với tổng số vốn 162,007
tỷ đồng với sức chứa 43.930 m3 và 913 trụ bơm, trong đó: doanh nghiệp nhà nước
có 2 kho và 19 cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Đa số các cửa hàng xăng dầu đều nằm
trên những trục lộ chính như Quốc lộ 13, đường ĐT 741, đường ĐT 743 và tập
trung nhiều ở các huyện phía Nam. Cụ thể như sau:
1- Phân theo
địa bàn huyện-thị:
|
Số
cửa hàng
|
Số
trụ bơm
|
Sức
chức(m3)
|
Vốn
(Tỷ.đ)
|
Thị xã Thủ
Dầu Một
|
48
|
174
|
34.281
|
39,67
|
Huyện Thuận
An
|
44
|
177
|
2.281
|
55,41
|
Huyện Dĩ An
|
34
|
141
|
1.914
|
35,60
|
Huyện Tân
Uyên
|
35
|
114
|
1.429
|
7,47
|
Huyện Phú
Giáo
|
16
|
53
|
702
|
4,77
|
Huyện Bến
Cát
|
50
|
204
|
2.667
|
12,50
|
Huyện Dầu
Tiếng
|
15
|
50
|
656
|
4,58
|
Tổng cộng
|
242
|
913
|
43.930
|
162,00
|
2- Phân theo
tuyến đường :
Tuyến đường
Quốc lộ 13 (Đoạn qua Bình Dương):
Tổng chiều
dài: 61,5 km.
Tổng số cửa
hàng: 53 cửa hàng.
Khoảng cách gần
nhất: 50 m.
Khoảng cách
xa nhất: 4,2 Km.
Khoảng cách
bình quân: 1,160 Km
Tuyến đường
xuyên Á (Đoạn qua Bình Dương):
Tổng chiều dài:
5,4 km.
Tổng số cửa
hàng: 05 cửa hàng.
Khoảng cách gần
nhất: 50 m.
Khoảng cách
xa nhất: 2,3 Km.
Khoảng cách
bình quân: 1,080 Km.
Tuyến đường
QL 1A (Đoạn qua Bình Dương):
Tổng chiều
dài: 7,3 km.
Tổng số cửa
hàng: 09 cửa hàng.
Khoảng cách gần
nhất: 50 m.
Khoảng cách
xa nhất: 1,1 Km.
Khoảng cách
bình quân: 0,8 Km.
Tuyến đường
Quốc lộ 1K (Đoạn qua Bình Dương):
Tổng chiều
dài: 5,68 km.
Tổng số cửa
hàng: 08 cửa hàng.
Khoảng cách gần
nhất: 200 m.
Khoảng cách
xa nhất: 1,4 Km.
Khoảng cách
bình quân: 0,69Km
Tuyến đường
ĐT 741 (Ngã 4 Sở Sao đến giáp ranh Tỉnh Bình Phước)
Tổng chiều
dài: 51,1 km.
Tổng số cửa
hàng: 31 cửa hàng.
Khoảng cách gần
nhất: 100 m.
Khoảng cách
xa nhất: 5,5 Km.
Khoảng cách
bình quân: 1,64 Km.
Tuyến đường
ĐT 742 (Tiếp giáp QL 13 đến ngã 3 Cổng xanh):
Tổng chiều
dài: 23,8 Km.
Tổng số cửa
hàng: 08 cửa hàng.
Khoảng cách gần
nhất: 400 m.
Khoảng cách
xa nhất: 8 Km.
Khoảng cách
bình quân: 2,97 Km.
Tuyến đường
BS Yeser, Từ ngã sáu (Phú Cường) đến ngã tư Chợ Đình:
Tổng chiều
dài: 1,5 km.
Tổng số cửa
hàng: 02 cửa hàng.
Khoảng cách
bình quân: 0,750 Km.
Tuyến đường
ĐT 743:
Đoạn từ ngã
tư chợ Đình đến ngã 3 Bình Thung:
Tổng chiều
dài: 21,8 km.
Tổng số cửa
hàng: 20 cửa hàng.
Khoảng cách gần
nhất: 200 m.
Khoảng cách
xa nhất: 3,4 Km.
Khoảng cách
bình quân: 1,09 Km.
Đoạn từ Quốc
lộ 1A đến Quốc lộ 1K: (Đoạn đi qua Suối Lồ ồ )
Tổng chiều
dài: 4,2 km
Tổng số cửa
hàng: 03 cửa hàng.
Khoảng cách
bình quân: 1,4 Km.
Đoạn từ ngã 3
Đông Tân đến ngã tư Cầu Ông Bố:
Tổng chiều
dài: 4 km.
Tổng số cửa
hàng: 06 cửa hàng.
Khoảng cách
bình quân: 0,666 Km.
Tuyến đường
ĐT 744 (Từ ngã 3 Suối giữa (QL13) đến Ngã 3 Minh Hoà)
Tổng chiều
dài: 48,7 km.
Tổng số cửa
hàng: 17 cửa hàng.
Khoảng cách gần
nhất: 200 m.
Khoảng cách
xa nhất: 7,7 Km.
Khoảng cách bình
quân: 2,864 Km.
Tuyến đường
Quốc lộ 13 (cũ) (Từ Mũi Tàu Thị xã đến Mũi Tàu Thuận An):
Tổng chiều
dài: 15,2 km.
Tổng số cửa
hàng: 15 cửa hàng.
Khoảng cách gần
nhất: 100 m.
Khoảng cách
xa nhất: 2,8 Km.
Khoảng cách
bình quân: 1,013 Km.
Trong đó:
Đường CMT8: Từ
Mũi Tàu (TX) đến ngã tư Gò Đậu:
Tổng chiều
dài: 4,4 km.
Tổng số cửa
hàng: 06 cửa hàng.
Khoảng cách gần
nhất: 200 m.
Khoảng cách
xa nhất: 1,6 Km.
Khoảng cách
bình quân: 0,733 Km.
Đường ĐT 745:
Từ ngã tư Gò Đậu đến Mũi Tàu (TA):
Tổng chiều
dài: 10,8 km.
Tổng số cửa
hàng: 09 cửa hàng.
Khoảng cách gần
nhất: 200 m.
Khoảng cách
xa nhất: 2,8 Km.
Khoảng cách
bình quân: 1,200 Km.
Tuyến đường
ĐT 746:
Từ Uyên Hưng
đi Thường Tân-Lạc An-Tân Thành-Tân Định-Hội Nghĩa:
Tổng chiều
dài: 57,6 km.
Tổng số cửa
hàng: 05 cửa hàng.
Khoảng cách gần
nhất: 500 m.
Khoảng cách
xa nhất: 23,4 Km.
Khoảng cách
bình quân: 11,560 Km.
Đoạn từ ngã 3
ấp Bình Hóa, Thị trấn Uyên Hưng (giáp ĐT747) đến ngã 3 Bình Quới - Thuận An
(giáp ĐT743):
Tổng chiều
dài: 14,3 km.
Tổng số cửa hàng:
07 cửa hàng.
Khoảng cách gần
nhất: 400 m.
Khoảng cách
xa nhất: 5,9 Km.
Khoảng cách
bình quân: 2,042 Km.
Tuyến đường
ĐT 747a , đoạn từ Cầu Ống Tiếp đến ngã 3 Cổng Xanh:
Tổng chiều
dài: 31,4 km.
Tổng số cửa
hàng: 12 cửa hàng.
Khoảng cách gần
nhất: 1,1 Km.
Khoảng cách
xa nhất: 5,9 Km.
Khoảng cách
bình quân: 2,550 Km.
Tuyến đường
ĐT 747 b:
Đoạn từ ngã 3
Tân Ba đến Miếu Bưng Cù:
Tổng chiều
dài: 2,6 km.
Tổng số cửa
hàng: 02 cửa hàng.
Khoảng cách gần
nhất: 600 m.
Khoảng cách
xa nhất: 1,1 Km.
Khoảng cách
bình quân: 1,300 Km.
Đoạn từ Miếu
Bưng Cù đi Khánh Bình - Hội Nghĩa:
Tổng chiều
dài: 14 km.
Tổng số cửa
hàng: 04 cửa hàng.
Khoảng cách
bình quân: 3,5 Km.
Tuyến đường từ
ngã 3 Bố Lá (ĐT 741) đến ngã 3 Bầu Bàng (QL13) :
Tổng chiều
dài: 11,7 km.
Tổng số cửa
hàng: 02 cửa hàng.
Đường Lê Hồng
Phong:(Ngã 3 Phú Thuận ĐT742) đến Nhà máy đường)
Tổng chiều
dài: 6 km.
Tổng số cửa
hàng: 03 cửa hàng.
Khoảng cách gần
nhất: 300 m.
Khoảng cách
xa nhất: 1,4 Km.
Khoảng cách
bình quân: 2 Km.
Tuyến đường Thủ
Khoa Huân (Từ Chợ Búng đến chợ Tân Khánh):
Tổng chiều
dài: 7,7 km.
Tổng số cửa
hàng: 06 cửa hàng.
Khoảng cách gần
nhất: 400 m.
Khoảng cách
xa nhất: 1,4 Km.
Khoảng cách
bình quân: 1,283 Km.
Tuyến đường
tiếp giáp QL13 đi Chợ Thuận Giao đến An Phú (ĐT743):
Tổng chiều
dài: 4 km.
Tổng số cửa
hàng: 02 cửa hàng.
Tuyến đường từ
ngã 3 Rạch Bắp – ngã tư Tàn Dù (chợ Bến Cát):
Tổng chiều
dài: 7,2 km.
Tổng số cửa
hàng: 01 cửa hàng.
Tuyến đường
ĐT(A) (Từ ngã tư Tàn Dù - Cầu Quang - (Dầu Tiếng)):
Tổng chiều
dài : 36,7 km.
Tổng số cửa
hàng: 07 cửa hàng.
Khoảng cách gần
nhất: 700 m.
Khoảng cách
xa nhất: 8,8 Km.
Khoảng cách
bình quân: 5,242 Km.
Tuyến đường từ
ngã 3 Kỉnh Nhượng – Ngã 3 An Linh:
Tổng chiều
dài: 28 km.
Tổng số cửa
hàng: 03 cửa hàng.
Đường Phạm Ngọc
Thạch (Ngã 3 giáp ĐT 742-Bệnh viện 512-QL13):
Tổng chiều
dài: 04 km.
Tổng số cửa
hàng: 01 cửa hàng.
Tuyến đường
Huỳnh Văn Cù (QL13 - Cầu Phú Cường):
Tổng chiều
dài: 1,5 km.
Tổng số cửa
hàng: 03 cửa hàng.
II- Sự cần thiết quy hoạch mạng lưới xăng dầu:
1- Những kết
quả đạt được:
Bình Dương là
tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cáo trong những năm qua đã thu hút đầu
tư trong nước và nước ngoài đến đầu tư, nhiều Khu Công nghiệp, Cụm Công nghiệp,
Khu dân cư, đô thi được hình thành. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngày càng phát triển
và hoàn thiện, lĩnh vực thương mại dịch vụ nói riêng, trong đó mạng lưới kinh
doanh xăng dầu cũng phát triển khá mạnh
Việc phát triển
nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở các huyện, thị xã phía Nam đáp ứng ngày càng tốt
hơn cho sản xuất kinh doanh và nhu cầu đi lại của nhân dân và mạng lưới xăng dầu
các huyện phía Bắc từng bước phát triển gắn liền giữa mạng lưới giao thông được
đồng bộ, liên hoàn trong tỉnh.
Khai thác được
tiềm lực của nhân dân trong đầu tư phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và
đem lại thu nhập cho số hộ gia đình tại địa phương có điều kiện kinh doanh xăng
dầu. Tạo sự cạnh tranh lành mạnh để phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng và sản
xuất kinh doanh của các nhà đầu tư.
2- Những mặt
còn hạn chế:
Do nhu cầu
phát triển nên việc hình thành mạng lưới kinh doanh xăng dầu của tỉnh phân bổ
không đều, đa số tập trung ở các trục lộ chính và khu vực các huyện - thị xã
phía Nam , một số trạm kinh doanh xăng dầu đã ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, an
toàn giao thông và phòng cháy chữa cháy. Mặt khác, địa bàn các huyện phía Bắc
như huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu tiếng do điều kiện kinh tế khu vực
này chưa phát triển mạnh nên mật độ cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở đây còn thưa,
chưa đảm bảo phục vụ tốt cho việc phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu tiêu
dùng của nhân dân.
Việc phát triển
và phân bổ mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng dầu hiện nay không đều, khu vực các
huyện, thi xã phía Nam thì dày đặc, nhiều tuyến đường trung bình chưa đầy 1,5
km/trạm xăng dầu, gần nhất chỉ cách nhau vài chục mét., cho nên nhiều doanh
nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh , đã sử dụng nhiều hình thức gian lận
thương mại để trốn thuế dẫn đến vi phạm pháp luật và gây thiệt hại cho người
tiêu dùng.
Xuất phát từ
thực trạng mạng lưới kinh doanh xăng dầu hiện nay trên địa bàn tỉnh, đồng thời
để thực hiện đúng quy định quản lý kinh doanh xăng dầu của nhà nước đảm bảo
xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, do đó việc quy hoạch lại hệ thống
xăng dầu trên địa bàn tỉnh là cần thiết nhằm củng cố và phát triển mạng lưới
kinh doanh xăng dầu trên các tuyến đường ở địa bàn các huyện, thị xã phù hợp với
vị trí - quy mô - kiến trúc - cấp độ công nghệ và quy hoạch phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh... giai đoạn từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Phần II
PHƯƠNG HƯỚNG QUY HOẠCH MẠNG
LƯỚI KINH DOANH XĂNG DẦU ĐẾN NĂM 2010
I- Định hướng chung:
1- Quan điểm:
Xăng dầu là mặt
hàng kinh doanh có điều kiện được quy định tại Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày
03/3/1999 của Chính Phủ. Việc kinh doanh xăng dầu phải thực hiện đầy đủ các điều
kiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 14/1999/TT-BTM ngày 07/7/1999 của Bộ Thương
mại.
Phát triển mạng
lưới xăng dầu phải phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, được phân
bổ đều trên các địa bàn huyện-thị nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, lưu thông
hàng hóa và phục vụ tốt cho đời sống nhân dân.
Từng bước hiện
đại hóa các cửa hàng kinh doanh xăng dầu theo xu hướng phát triển của xã hội, tạo
môi trường phục vụ xăng dầu thật sự văn minh thương nghiệp. Đồng thời tạo điều
kiện thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước về thương mại, hạn chế các tiêu
cực và đảm bảo được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2- Mục tiêu :
Hình thành một hệ thống cung ứng xăng dầu hoàn chỉnh trên toàn tỉnh nhằm phục vụ
sản xuất, đời sống nhân dân và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh mở
rộng về hướng các huyện phía Bắc (Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng).
3- Định hướng
quy hoạch:
Quy hoạch mạng
lưới xăng dầu nhằm xác định vị trí, địa điểm, mục tiêu phù hợp trên cơ sở phối
hợp cùng các ngành có liên quan và các quy định của Chính phủ về kinh doanh
xăng dầu.
Không được mở
trạm xăng dầu ở trung tâm thị xã, thị trấn, cầu cảng, khu công cộng; nơi che
khuất tầm nhìn về giao thông đường bộ hoặc không đảm bảo về phòng cháy chữa
cháy ...Cho phép phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu ở các tuyến đường đã
được quy hoạch theo phương án. Việc phát triển thêm cửa hàng xăng dầu phải đảm
bảo điều kiện, vị trí, cự ly, khoảng cách theo đúng quy hoạch .
II- Phương hướng quy hoạch các trạm xăng dầu:
Hiện tại các
trạm kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã bảo hòa hầu hết là các
tuyến đường trên địa bàn huyện, thị xã phía Nam như đã nói ở phần trên. Vì vậy
từ nay đến năm 2010 quy hoạch lại hệ thống xăng dầu trên các tuyến đường như
sau:
1- Khu vực địa
bàn Thị Xã Thủ Dầu Một:
1.1- Các Tuyến
đường không được mở trạm xăng dầu:
Đại lộ Bình
Dương: (Quốc lộ 13): Từ Suối Cát (Ranh giới Thuận An - Thị Xã): đến xã Tân Định
(Ranh giới Thị Xã - Bến Cát).
Quốc lộ 13 cũ:
Từ Cầu Trắng (Ranh giới Thuận An - Thị Xã) đến Mũi Tàu.
Đường Lê Hồng
Phong (Từ giao lộ Đại lộ Bình Dương – Lê Hồng Phong đến giao lộ Lê Hồng Phong -
Huỳnh Văn Lũy).
Đường Huỳnh
Văn Lũy (ĐT 742 giáp ranh xã Phú Chánh )
Đường ĐT 743:
Từ Ngã tư Chợ Đình đến ấp Bình Thoại-Phường Phú Hòa.
Các con đường
thuộc nội ô thị xã.
1.2- Các tuyến
đường được mở trạm xăng dầu:
Đường Phạm Ngọc
Thạch (Từ QL13 đến giáp đường DT 742): 01 đến 2 trạm.
Đường từ Chợ
Cũ Tương Bình Hiệp đi Tân An và khu vực Mỹ Hảo (Phường Chánh Mỹ): Từ 1 đến 3 trạm.
Đường Cây
Trôm (Chánh Mỹ): 1 trạm.
Đường Lê Chí
Dân (Từ ngã tư Sở Sao đến chợ Cũ Tương Bình hiệp): 2 trạm.
Đường Trần Ngọc
Lên: 01 trạm.
Đường Phan
Đăng Lưu (xã Tương Bình Hiệp): 01 trạm.
Đường Bùi Ngọc
Thu (xã Tương Bình Hiệp): 01 trạm.
Đường Lê Hồng
Phong (Từ giao lộ Đại lộ Bình Dương – Lê Hồng Phong đến Nhà máy Đường Bình
Dương): 2 trạm.
Đường từ C.ty
thực phẩm A&B đến chợ đầu mối Phú Hòa: Được mở 01 trạm
Các con đường
dự kiến mở: 1 đến 2 trạm.
2- Khu vực địa
bàn huyện Thuận An:
2.1- Các Tuyến
đường không được mở trạm xăng dầu:
Đại lộ Bình
Dương (Quốc lộ 13) Đoạn từ Suối Cát (Giáp ranh Thị Xã) đến Cầu Vĩnh Bình (Giáp
ranh TP.HCM).
Đoạn từ Mũi
Tàu Lái Thiêu đến cầu Trắng (Giáp ranh Thị Xã).
Tuyến đường
tiếp giáp QL13 đi ngang chợ Thuận Giao đến An Phú (ĐT743).
Đường ĐT 743,
từ cuối ấp Bình Thoại (Phường Phú Hòa) đến ngã ba giao lộ xã An Phú (Khu vực
nhà máy gốm sứ vệ sinh Mỹ Phú và Mỹ An ). Kể cả mép đường đi qua điạ phận Huyện
Tân Uyên.
Đường ĐT 743
(Ranh giới giữa TT.Dĩ An và xã Bình Hòa đến Cầu Ông Bố).
Đại lộ Tự Do
( ĐT 743 b Khu Công nghiệp).
Đường Thủ
Khoa Huân (Từ Chợ Búng đến ngã tư Bình Chuẩn).
Các con đường
nội ô thị trấn Lái thiêu.
2.2- Các Tuyến
đường được mở trạm xăng dầu:
Đường Hương lộ
9 xã An Sơn: Từ 1 đến 2 trạm.
Các con đường
dự kiến mở (nếu có): Được mở từ 1 đến 2 trạm.
3- Khu vực địa
bàn huyện Dĩ An:
3.1- Các Tuyến
đường không được mở trạm xăng dầu:
Đường ĐT 743
(Từ ngã 3 ấp Ngãi Thắng(Bình Thắng) đến ranh xã An Phú).
Quốc lộ 1A: Từ
Cầu Đồng Nai đến giáp ranh Quận 9, TP.HCM.
Quốc lộ 1K: Từ
Công Ty cổ phần bê tông 620(Ranh giới Dĩ An-Biên hoà) đến ấp Bình Đường xã An
Bình.
Đường xuyên
Á: Từ Trạm II (Cầu vượt) đến khu vực Ga Sóng Thần.
Đường ĐT 743:
Từ ngã 3 Đông Tân đến giáp ranh xã Bình Hòa (Thuận An).
Đường từ Thị
trấn Dĩ An đến ấp Nhị Đồng và ấp Bình Đường.
Đại lộ Tự Do
(ĐT 743b, Khu Công nghiệp Sóng Thần).
Các con đường
nội ô thị trấn Dĩ An.
3.2- Các Tuyến
đường được mở trạm xăng dầu:
Đường từ ngã
3 Cây Điệp (xã Tân Đ Hiệp) đến xã Tân Bình: 1 đến 2 trạm.
Đường từ ngã
3 An Phú (xã An Phú) đến cuối ấp Tân Hiệp xã Tân Bình (đường về Tân Ba): Được mở
từ 1 đến 2 trạm.
Đường Trần
Hưng Đạo thuộc huyện Dĩ An: Từ 1 đến 2 trạm.
Đường từ ngã
tư Chiêu Liêu, xã Tân Đông Hiệp đi Tân Bình: 1 đến 2 trạm.
Tại ngã tư Sở
Rác 1 trạm (giao lộ DT743 An Phú đi ngã tư 550 Bình Hòa).
Tuyến đường từ
ngã 3 đường 2/9, xã Đông Hòa (giao lộ Quốc lộ 1K - đường 2/9) đi trung tâm hành
chính huyện Dĩ An: Từ 1 đến 2 trạm.
Các Tuyến đường
dự kiến mở của huyện (nếu có): Bố trí từ 1 đến 2 trạm.
4- Khu vực địa
bàn huyện Tân Uyên:
4.1- Các Tuyến
đường không được mở trạm xăng dầu:
Đường ĐT 747:
- Từ Cầu ống
Tiếp đến Cầu Tổng Bảng (xã Thạnh Phước).
Từ ngã 4 Miếu
Bưng Cù đến Cầu Khánh Vân.
Từ ngã tư Miếu
Bưng Cù đến ngã 3 Tân Ba.
Đường ĐT 746:
Từ ngã 3 Bình Quới-Thuận An đến gần cầu Suối cái (cuối ranh xã Tân Vĩnh Hiệp).
Các tuyến đường
nội ô thuộc trung tâm Thị trấn Uyên Hưng và Thị trấn Tân Phước Khánh.
4.2- Các Tuyến
đường được mở trạm xăng dầu:
Đường ĐT 747 (Từ
Cầu Tổng Bảng (Thạnh Phước) đến thị trấn Uyên Hưng).
Đường ĐT 747
(Từ thị trấn Uyên Hưng đến ngã 3 Cổng Xanh).
Đường ĐT 747b
(Từ Cầu Khánh Vân đến xã Hội Nghĩa).
Đường ĐT 746
(từ Cầu Ông Hựu TT. Uyên Hưng đi qua các xã Thường Tân - Lạc An – Tân Thành-Hôị
Nghĩa-Hiếu Liêm ……...
Đường ĐT 741
Từ ranh xã Tân Bình và xã Phước Hòa đến cầu Phước Hoà .
Đường ĐT 742
(Từ ngã 3 xã Phú Chánh đến ngã 3 Cổng Xanh).
Đường ĐT
746:Từ cầu Suối Cái(Cuối ranh giới xã Tân vĩnh Hiệp) đến ngã Bình Hoá và nối tiếp
với đường ĐT 747b đến Hội Nghĩa
Các tuyến đường
huyện dự kiến mở.
5- Khu vực địa
bàn huyện Phú Giáo:
5.1- Các Tuyến
đường không được mở trạm xăng dầu:
Đường ĐT 741
(Từ Cầu Phước Hòa đến thị trấn Phước Vĩnh).
Khu vực nội ô
thị trấn Phước Vĩnh.
5.2- Các Tuyến
đường được mở trạm xăng dầu:
Đường ĐT 741
(Từ Phước Vĩnh đến ranh Tỉnh Bình Phước).
Các tuyến đường
đi qua các xã An Linh, Phước Sang, Tân long, An Long, Tân Hiệp, Vĩnh Hòa.
6/. Khu vực địa
bàn huyện Bến Cát:
6.1/. Các Tuyến
đường không được mở trạm xăng dầu:
Đường QL13
(Ngã 4 Sở Sao đến Cầu Tham Rớt).
Khu vực nội ô
thị trấn Mỹ Phước.
Từ ngã tư Tàn
Dù (Thị trấn Mỹ Phước) đến UBND xã An Điền.
Từ ngã tư Tàn
Dù (Thị trấn Mỹ Phước) đến ngã 3 suối Đòn Gánh thuộc xã Long Nguyên (Ranh giới
giữa Bến Cát và Dầu Tiếng).
6.2/. Các Tuyến
đường được mở trạm xăng dầu:
Các tuyến đường
đi qua các xã.
(Loại trừ các
tuyến đường không đựơc mở trạm đi qua các xã nói trên).
7/. Khu vực địa
bàn huyện Dầu Tiếng:
7.1/. Các Tuyến
đường không được mở trạm xăng dầu:
Đường ĐT 744
(ngã 3 Rạch Bắp đến thị trấn Dầu Tiếng).
Đường nội ô
thị trấn Dầu Tiếng.
7.2/. Các Tuyến
đường được mở trạm xăng dầu:
Các tuyến đường
đi qua các xã thuộc địa bàn huyện, (Loại trừ các tuyến đường không được mở trạm
đi qua các xã nói trên).
8/. Đối với
các Khu Công nghiệp:
Tùy theo quy
mô phát triển của mỗi Khu Công nghiệp mà phát triển từ 2 đến 5 cửa hàng xăng dầu
để phục vụ cho nhà đầu tư và công nhân.
Riêng đối với
Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị trong quy hoạch chi tiết cần bố trí
các trạm xăng dầu, nhưng phải đảm bảo các điều kiện về kinh doanh xăng dầu và
phù hợp với quy hoạch Khu Liên hợp.
Bảng chi tiết
hệ thống các con đường Quốc lộ, Tỉnh lộ, Hương lộ (Kèm theo)
III- Phương án di dời:
Thực trạng hiện
nay có một số trạm xăng dầu nằm trong trung tâm thị xã, thị trấn do lịch sử để
lại (đã xây dựng trước Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03/3/1999 của Chính phủ).
Tuy nhiên để đảm bảo cảnh quan đô thị cũng như bảo vệ an toàn phòng cháy chữa
cháy, vệ sinh môi trường, trật tự an toàn giao thông, kế hoạch di dời các trạm
xăng dầu từ nay đến năm 2010, trước mắt tập trung địa bàn Thị Xã Thủ Dầu Một
- Di dời 2 trạm
xăng dầu của Công ty xăng dầu Sông Bé, giáp giao lộ đường CMT8-đường Hùng Vương
gần công viên thuộc Phường Phú Cường, Thị xã Thủ Dầu Một (Giai đoạn 2008-2009 ).
- Ngoài
phương án di dời nói trên, căn cứ vào dự án phát triển của ngành giao thông vận
tải theo từng giai đoạn, đối với các trạm xăng dầu nằm gần trục lộ, vòng xoay cần
phải di dời để đảm bảo tầm nhìn và giữ gìn trật tự an toàn giao
thông.
IV- Về chính sách ưu tiên cho các trạm xăng dầu di dời:
Về địa điểm:
Được di dời về địa điểm mới để phát triển kinh doanh phù hợp với quy hoạch này.
Về chính sách
thuế: Doanh nghiệp di dời được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế theo quy định
hiện hành của nhà nước.
Về thủ tục:
Các ngành có liên quan tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính ( bãi
bỏ các thủ tục không cần thiết) để các doanh nghiệp di dời sớm đi vào hoạt động.
V- Điều kiện kinh doanh xăng dầu, địa điểm, cự ly, khoảng cách.
1- Điều kiện
về chủ thể:
Phải là
thương nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, trong đó có ghi rõ kinh doanh mặt hàng xăng dầu.
2- Điều kiện
về địa điểm và khoảng cách :
Các trạm kinh
doanh xăng dầu phải nằm trong mạng lưới quy hoạch này khi đã được UBND Tỉnh phê
duyệt.
Có địa điểm
kinh doanh cố định, bảo đảm khoảng cách an toàn giữa điểm bán xăng với khu dân
cư, khu đô thị, công sở, trường học, kho tàng, mạng lưới điện, chợ khu di tích
văn hóa (Theo phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 14/1999/TT-BTM của Bộ Thương
mại).
Các công
trình và vị trí đặt các thiết bị của cửa hàng xăng dầu phải nằm ngoài phạm vi lộ
giới theo quy định của xây dựng và các ngành có liên quan.
Cách giao lộ,
nút giao thông theo quy hoạch và thiết kế đã được duyệt (Quốc lộ, Tỉnh lộ,
Hương lộ).
Cách điểm có
tầm nhìn bị cản trở (như chân cầu). Cụ thể dưới đây:
Cầu dài từ
200 m trở lên, khoảng cách ít nhất 200 m.
Cầu dài từ
100 m đến 200 m, khoảng cách ít nhất 150 m.
Cầu dài từ dưới
100 m, khoảng cách ít nhất 50 m.
Khoảng cách từ
trạm xăng dầu này đến trạm xăng dầu khác ít nhất 2 Km.(Áp dụng cho đường không
có giải phân cách).
Ngoài ra
doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải đảm bảo điều kiện của các ngành có liên
quan.
3- Điều kiện
kinh doanh bán lẻ xăng dầu : Ngoài điều kiện về vị trí như trên, tổ chức – cá
nhân kinh doanh xăng dầu còn phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện về kinh doanh
xăng dầu theo quy định tại Thông tư số 14/1999/TT-BTM ngày 07/7/1999 của Bộ
Thương mại.
Đối với hệ thống
kho xăng dầu:
Thực hiện
theo Quyết định số 0422/2003/QĐ-BTM ngày 11/4/2003 của Bộ Thương mại ( không nằm
trong quy hoạch này).
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I- Tổ chức triển khai thực hiện:
1- Sở Kế hoạch
và Đầu tư:
Hướng dẫn về
thủ tục đăng ký kinh doanh và điều kiện kinh doanh xăng dầu.
Cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp dựa trên cơ sở lấy ý kiến của
các ngành có liên quan và các huyện-thị.
2- Sở Thương
mại và Du lịch:
Phối hợp cùng
các ngành có liên quan và UBND huyện-thị xã ( sau khi nhận phiếu chuyển hồ sơ của
Sở Kế hoạch và Đầu tư) khảo sát địa điểm, điều kiện kinh doanh theo quy định
pháp luật. Chấp thuận hay không chấp thuận có trả lời bằng văn bản ( Thời gian
5 ngày).
Cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo hướng dẫn của Bộ Thương mại (Thời
gian 7 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ).
3- Sở Xây dựng
: Cấp giấy phép xây dựng theo quy định của ngành xây dựng và phối hợp cùng địa
phương tổ chức cắm móc trong khi tiến hành thi công công trình.
4- Công an
Phòng cháy chữa cháy:
Thẩm tra công
tác an toàn phòng cháy chữa cháy tại địa điểm xây dựng và cấp giấy chứng nhận
phòng cháy chữa cháy theo quy định của ngành.
5- Các ngành
có liên quan: Hướng dẫn các thương nhân kinh doanh xăng dầu về hồ sơ, thủ tục
theo quy định của ng ành mình.
II- Thời gian thực hiện:
Phương án quy
hoạch xăng dầu giai đoạn năm 2004-2010 trên địa bàn tỉnh Bình Dương có hiệu lực
kể từ ngày UBND Tỉnh phê duyệt. Sở Thương mại-Du lịch, Sở Kế hoạch-Đầu tư và
các ngành liên quan, các huyện-thị xã tổ chức triển khai thực hiện.
Trong quá
trình thực hiện phương án này, tùy thuộc vào tình hình thực tế của mỗi địa
phương Sở Thương mại-Du Lịch phối hợp với các ngành có chức năng trình UBND Tỉnh
điều chỉnh bổ sung. cho phù hợp./.