Quyết định 45/2016/QĐ-UBND Quy định phân cấp nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hội và quỹ xã hội, quỹ từ thiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Số hiệu | 45/2016/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 02/08/2016 |
Ngày có hiệu lực | 12/08/2016 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đồng Nai |
Người ký | Đinh Quốc Thái |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/2016/QĐ-UBND |
Đồng Nai, ngày 02 tháng 8 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Căn cứ Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
Căn cứ Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Căn cứ Thông tư số 02/2013/TT-BNV ngày 10/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 03/2014/TT-BNV ngày 19/6/2014 của Bộ Nội vụ sửa đổi Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2130/TTr-SNV ngày 28/12/2015.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hội và quỹ xã hội, quỹ từ thiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, gồm 05 chương, 19 điều.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 07/01/2013 của UBND tỉnh ban hành Quy định phân công, phân cấp nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hội và quỹ xã hội, quỹ từ thiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN
CẤP NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘI VÀ QUỸ XÃ HỘI, QUỸ TỪ THIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/2016/QĐ-UBND ngày 02/8/2016 của UBND tỉnh
Đồng Nai)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về việc phân cấp nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hội; quỹ xã hội, quỹ từ thiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến tổ chức và hoạt động của hội và quỹ xã hội, quỹ từ thiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/2016/QĐ-UBND |
Đồng Nai, ngày 02 tháng 8 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Căn cứ Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
Căn cứ Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Căn cứ Thông tư số 02/2013/TT-BNV ngày 10/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 03/2014/TT-BNV ngày 19/6/2014 của Bộ Nội vụ sửa đổi Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2130/TTr-SNV ngày 28/12/2015.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hội và quỹ xã hội, quỹ từ thiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, gồm 05 chương, 19 điều.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 07/01/2013 của UBND tỉnh ban hành Quy định phân công, phân cấp nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hội và quỹ xã hội, quỹ từ thiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN
CẤP NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘI VÀ QUỸ XÃ HỘI, QUỸ TỪ THIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/2016/QĐ-UBND ngày 02/8/2016 của UBND tỉnh
Đồng Nai)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về việc phân cấp nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hội; quỹ xã hội, quỹ từ thiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến tổ chức và hoạt động của hội và quỹ xã hội, quỹ từ thiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện việc phân cấp
1. Đảm bảo nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trước Ủy ban nhân dân tỉnh về nội dung phân cấp.
2. Đảm bảo nguyên tắc giải quyết kịp thời và hiệu quả; cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước.
3. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước và vai trò quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực hoạt động của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với hội; quỹ xã hội, quỹ từ thiện nhằm bảo đảm việc thành lập và hoạt động của các tổ chức hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện có hiệu quả, đúng pháp luật và đúng điều lệ đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công nhận, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Công tác quản lý Nhà nước về hội
Công tác quản lý Nhà nước về hội bao gồm các nội dung sau:
1. Cho phép thành lập hội.
2. Cho phép tổ chức đại hội.
3. Phê duyệt điều lệ hội.
4. Cho phép sáp nhập hội.
5. Cho phép hợp nhất hội.
6. Cho phép chia, tách hội.
7. Cho phép giải thể hội.
8. Cho phép đổi tên hội.
9. Cho phép đặt văn phòng đại diện của hội có phạm vi hoạt động trong cả nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
10. Công nhận Ban vận động thành lập hội.
Điều 4. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên; chấp thuận bằng văn bản về việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ hoặc đại hội bất thường và phê duyệt điều lệ hội đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, trong huyện.
2. Cho phép hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh đặt văn phòng đại diện trên địa bàn tỉnh.
3. Xem xét và cho phép hội có phạm vi hoạt động trên địa bàn tỉnh nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hội theo quy định pháp luật.
6. Xem xét giao nhiệm vụ của Nhà nước cho tổ chức hội đảm nhận thực hiện và hỗ trợ kinh phí đối với các hội có phạm vi hoạt động trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
7. Công nhận hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh và quyết định việc hỗ trợ các chính sách của Nhà nước đối với hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
8. Quyết định khen thưởng tập thể, cá nhân theo quy định của pháp luật.
9. Báo cáo Bộ Nội vụ về tình hình quản lý hội trên địa bàn tỉnh theo quy định.
Điều 5. Thẩm quyền của Giám đốc Sở Nội vụ
1. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc thực hiện quản lý Nhà nước đối với hội hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2. Thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên; phê duyệt điều lệ và tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, trong huyện.
3. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân có liên quan bổ sung, hoàn chỉnh nội dung hồ sơ phù hợp theo quy định trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên; phê duyệt điều lệ và tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, trong huyện.
4. Lấy ý kiến sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện (khi cần thiết) về việc cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên; phê duyệt điều lệ và tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, trong huyện để hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
6. Chủ trì và phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép hội có phạm vi trong cả nước đặt văn phòng đại diện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
7. Chủ trì và phối hợp với các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động của các tổ chức hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
8. Chủ trì tổ chức thanh tra, kiểm tra về quản lý hội
a) Tổ chức thanh tra, kiểm tra về công tác tổ chức, hoạt động và quản lý hội theo nội dung đã được phân cấp quản lý Nhà nước về hội tại các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan thanh tra, kiểm tra chuyên đề tại các hội hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
c) Tổng hợp kết quả công tác thanh tra, kiểm tra của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
9. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý Nhà nước về công tác hội cho sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện.
11. Tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép xây dựng website về công tác hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
12. Tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác tổ chức, hoạt động và quản lý hội theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Thẩm quyền của Giám đốc Sở Tài chính
1. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc thực hiện quản lý Nhà nước về tài chính đối với hội hoạt động trên địa bàn tỉnh.
2. Phối hợp Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí hoạt động theo biên chế được giao đối với các hội có tính chất đặc thù, được Ủy ban nhân dân tỉnh giao biên chế.
3. Phối hợp với các sở, ngành liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, hỗ trợ kinh phí đối với tổ chức hội có hoạt động gắn liền với nhiệm vụ của Nhà nước giao.
4. Định kỳ hàng năm và đột xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) tình hình hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức hội.
5. Phối hợp Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan kiểm tra việc sử dụng và quản lý tài chính của các tổ chức hội và quản lý việc viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách Nhà nước theo quy định.
Điều 7. Thẩm quyền của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư
2. Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành Trung ương tình hình phê duyệt, tiếp nhận các khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài cho các tổ chức hội định kỳ theo quy định tại Khoản 2, Điều 28 Quyết định số 73/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai. Ngoài ra, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm gửi Sở Nội vụ một bản báo cáo để theo dõi tình hình viện trợ phi Chính phủ nước ngoài tại các hội theo quy định.
Điều 8. Thẩm quyền của Thủ trưởng các sở, ban, ngành
1. Quyết định công nhận Ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh thuộc ngành, lĩnh vực được phân cấp quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Thống nhất bằng văn bản về việc cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên; phê duyệt điều lệ; tổ chức đại hội nhiệm kỳ; đại hội bất thường và thành lập pháp nhân thuộc hội đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
3. Tham gia ý kiến bằng văn bản về việc cho phép đặt văn phòng đại diện của hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thuộc ngành, lĩnh vực được phân cấp quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật.
4. Cung cấp các thông tin cần thiết về chính sách, pháp luật, kế hoạch, chương trình công tác và phương hướng phát triển của ngành, lĩnh vực để tổ chức hội có cơ sở định hướng và xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động phù hợp; tạo điều kiện để hội tham gia các hoạt động phát triển sự nghiệp y tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, thể dục thể thao và khuyến khích hoạt động của các tổ chức hội gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của ngành, lĩnh vực.
5. Lấy ý kiến của các tổ chức hội để hoàn thiện các quy định quản lý Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức hội tham gia tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các chủ trương, chính sách, kế hoạch, quy hoạch, phương hướng, chương trình công tác của ngành, lĩnh vực.
6. Rà soát, lập danh sách những tổ chức hội thuộc ngành, lĩnh vực được thành lập không đúng thẩm quyền hoặc không đúng quy định của pháp luật, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ tổng hợp) xem xét, xử lý theo quy định.
7. Có ý kiến bằng văn bản với các cơ quan chức năng về việc tiếp nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước vào lĩnh vực phát triển kinh tế, an sinh xã hội, hoạt động của các tổ chức hội, đối với các tổ chức hội thuộc ngành, lĩnh vực được phân cấp quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật
8. Phối hợp với Sở Tài chính kiểm tra việc sử dụng và quản lý tài chính, tài sản của hội, bảo đảm việc sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích đã đề ra.
9. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, giám sát tổ chức hội thuộc ngành, lĩnh vực quản lý Nhà nước được phân cấp, gồm nội dung về công tác tổ chức, triển khai thực hiện điều lệ hội; ban hành các văn bản chuyên môn và tổ chức các hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật và các nội dung khác có liên quan; có kết luận cụ thể; sau khi có kết luận kiểm tra gửi về Sở Nội vụ 01 bản để theo dõi, giám sát.
10. Hỗ trợ kinh phí cho hội thực hiện nhiệm vụ được Nhà nước giao
a) Sở chuyên ngành (cơ quan quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực hội hoạt động) có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính thẩm định về mặt nội dung, biện pháp, kinh phí tổ chức nhằm giúp cho tổ chức hội thực hiện đạt kết quả nhiệm vụ được Nhà nước giao. Nội dung, nhiệm vụ của Nhà nước giao cho tổ chức hội đảm nhận thực hiện phải phù hợp với định hướng phát triển ngành, lĩnh vực đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Sở chuyên ngành phối hợp Sở Tài chính và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ, kinh phí của Nhà nước cho tổ chức hội thực hiện.
Điều 9. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Quyết định cho phép thành lập hội; chia, tách hội; sáp nhập hội; hợp nhất hội; giải thể hội; đổi tên; chấp thuận cho phép hội tổ chức đại hội nhiệm kỳ hoặc đại hội bất thường và phê duyệt điều lệ hội đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã.
2. Thống nhất bằng văn bản về việc cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên, phê duyệt điều lệ, tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường và thành lập pháp nhân thuộc hội đối với hội có phạm vi hoạt động trong huyện.
3. Quyết định công nhận Ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong huyện.
4. Cung cấp các thông tin cần thiết về chính sách, pháp luật, kế hoạch, chương trình công tác và phương hướng phát triển của địa phương để hội có cơ sở định hướng và xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động phù hợp; tạo điều kiện để hội tham gia các hoạt động phát triển sự nghiệp y tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, thể dục thể thao và khuyến khích hoạt động của các tổ chức hội gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
5. Lấy ý kiến của các hội để hoàn thiện các quy định quản lý Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức hội tham gia tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các chủ trương, chính sách, kế hoạch, quy hoạch, phương hướng, chương trình công tác của địa phương.
6. Rà soát, lập danh sách những tổ chức hội có phạm vi hoạt động trong huyện, trong xã thành lập không đúng quy định, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ tổng hợp) xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
7. Chấp thuận cho phép tổ chức hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã: Tiếp nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước theo quy định của pháp luật; có ý kiến bằng văn bản với cơ quan chức năng về việc tiếp nhận tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong, ngoài nước và những vấn đề khác về tổ chức và hoạt động của tổ chức hội.
8. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, giám sát tổ chức hội có phạm vi hoạt động cấp huyện, cấp xã gồm nội dung: Công tác tổ chức, triển khai thực hiện điều lệ; ban hành các văn bản và tổ chức các hoạt động của hội theo quy định pháp luật; sử dụng và quản lý tài chính, tài sản của các tổ chức hội, bảo đảm sử dụng đúng mục đích đã đề ra và các nội dung khác có liên quan; có kết luận cụ thể; sau khi có kết luận kiểm tra gửi Sở Nội vụ 01 bản để theo dõi, giám sát.
9. Xem xét giao nhiệm vụ Nhà nước cho tổ chức hội đảm nhận thực hiện và hỗ trợ kinh phí đối với các hội có phạm vi hoạt động trong huyện, trong xã theo quy định của pháp luật.
10. Xem xét và cho phép tổ chức hội có phạm vi hoạt động trong xã thành lập pháp nhân trực thuộc hội theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 4 của Thông tư 03/2013/TT-BNV.
11. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật đối với tổ chức hội có phạm vi hoạt động trong huyện, trong xã theo quy định pháp luật.
12. Quyết định khen thưởng tập thể, cá nhân theo quy định của pháp luật.
13. Hỗ trợ kinh phí cho tổ chức hội thực hiện nhiệm vụ được Nhà nước giao, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao:
a) Phòng chuyên môn được phân cấp quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực có trách nhiệm phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định về mặt nội dung, biện pháp, kinh phí nhằm giúp cho tổ chức hội thực hiện đạt kết quả nhiệm vụ được Nhà nước giao. Nội dung, nhiệm vụ Nhà nước giao cho tổ chức hội đảm nhận thực hiện phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Phòng chuyên môn phối hợp Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao nhiệm vụ, kinh phí của Nhà nước cho tổ chức hội thực hiện.
PHÂN CẤP QUẢN LÝ QUỸ XÃ HỘI, QUỸ TỪ THIỆN
Điều 10. Công tác quản lý Nhà nước về quỹ xã hội, quỹ từ thiện
Công tác quản lý Nhà nước về quỹ xã hội, quỹ từ thiện gồm các nội dung sau:
1. Cho phép thành lập và công nhận Điều lệ quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
2. Cho phép thay đổi giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
3. Cấp lại giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
4. Công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
5. Cho phép hợp nhất quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
6. Cho phép sáp nhập quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
7. Cho phép chia, tách quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
8. Cho phép giải thể quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
9. Cho phép đổi tên quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
10. Cho phép quỹ xã hội, quỹ từ thiện được hoạt động trở lại sau khi bị tạm đình chỉ.
Điều 11. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Quyết định cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất; sáp nhập; chia, tách; giải thể; đổi tên; đình chỉ, tạm đình chỉ hoạt động; cho phép quỹ xã hội, quỹ từ thiện hoạt động trở lại sau khi bị tạm đình chỉ; công nhận quỹ xã hội, quỹ từ thiện đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ xã hội, quỹ từ thiện; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; thu hồi giấy phép thành lập đối với quỹ xã hội, quỹ từ thiện có phạm vi hoạt động trong tỉnh và quỹ xã hội, quỹ từ thiện có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để thành lập, hoạt động trong phạm vi huyện, xã.
2. Xem xét giao nhiệm vụ Nhà nước cho quỹ xã hội, quỹ từ thiện đảm nhận thực hiện và hỗ trợ kinh phí đối với quỹ xã hội, quỹ từ thiện trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật đối với tổ chức quỹ xã hội, quỹ từ thiện có phạm vi hoạt động trong tỉnh; quỹ xã hội, quỹ từ thiện có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để thành lập hoạt động trong phạm vi huyện, xã theo quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4. Xem xét và cho phép tổ chức quỹ xã hội, quỹ từ thiện có phạm vi hoạt động trong tỉnh nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
6. Quyết định khen thưởng tập thể, cá nhân theo quy định của pháp luật.
7. Báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý quỹ xã hội, quỹ từ thiện trên địa bàn tỉnh; tổ chức và hoạt động của chi nhánh trực thuộc của quỹ xã hội, quỹ từ thiện có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh đặt tại tỉnh Đồng Nai.
Điều 12. Thẩm quyền của Giám đốc Sở Nội vụ
1. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc thực hiện quản lý Nhà nước đối với tổ chức quỹ xã hội, quỹ từ thiện hoạt động trong tỉnh; tổ chức quỹ xã hội, quỹ từ thiện có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để thành lập, hoạt động trong phạm vi huyện, xã.
2. Thẩm định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất; sáp nhập; chia, tách; giải thể; đổi tên; đình chỉ; tạm đình chỉ hoạt động; cho phép quỹ xã hội, quỹ từ thiện hoạt động trở lại sau khi bị tạm đình chỉ; công nhận quỹ xã hội, quỹ từ thiện đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ xã hội, quỹ từ thiện; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; thu hồi giấy phép thành lập đối với quỹ xã hội, quỹ từ thiện có phạm vi hoạt động trong tỉnh; quỹ xã hội, quỹ từ thiện có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để thành lập, hoạt động trong phạm vi huyện, xã theo quy định.
3. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân có liên quan bổ sung, hoàn chỉnh nội dung hồ sơ phù hợp với quy định trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất; sáp nhập; chia, tách; giải thể; đổi tên; đình chỉ; tạm đình chỉ hoạt động; cho phép quỹ xã hội, quỹ từ thiện hoạt động trở lại sau khi bị tạm đình chỉ; công nhận quỹ xã hội, quỹ từ thiện đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ xã hội, quỹ từ thiện; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; thu hồi giấy phép thành lập đối với quỹ xã hội, quỹ từ thiện có phạm vi hoạt động trong tỉnh; quỹ xã hội, quỹ từ thiện có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để thành lập, hoạt động trong phạm vi huyện, xã theo quy định.
4. Tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện; giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quỹ xã hội, quỹ từ thiện có phạm vi hoạt động trong tỉnh theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; phối hợp với các sở, ban, ngành hướng dẫn về chính sách, pháp luật đối với tổ chức quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
5. Chủ trì tổ chức thanh tra, kiểm tra quản lý Nhà nước quỹ xã hội, quỹ từ thiện:
a) Tổ chức thanh tra, kiểm tra về công tác tổ chức, hoạt động và quản lý quỹ xã hội, quỹ từ thiện theo nội dung đã được phân cấp quản lý Nhà nước về quỹ xã hội, quỹ từ thiện tại các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan thanh tra, kiểm tra chuyên đề tại tổ chức quỹ xã hội, quỹ từ thiện hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
c) Tổng hợp kết quả công tác thanh tra, kiểm tra của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
6. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý quỹ xã hội, quỹ từ thiện cho các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Nội vụ trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điều 13. Thẩm quyền của Giám đốc Sở Tài chính
1. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc thực hiện quản lý Nhà nước về tài chính đối với quỹ có phạm vi hoạt động trong tỉnh; quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để thành lập, hoạt động trong phạm vi huyện, thị xã, thành phố; xã, phường, thị trấn.
2. Phối hợp các sở, ban, ngành liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét hỗ trợ đối với quỹ xã hội, quỹ từ thiện theo quy định của pháp luật.
3. Hướng dẫn Phòng Tài chính - Kế hoạch về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý tài chính đối với quỹ.
4. Hướng dẫn các quỹ trong việc thực hiện quản lý tài chính của quỹ, tham gia ý kiến bằng văn bản với các cơ quan liên quan về quản lý tài chính của quỹ; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các vi phạm về tài chính đối với các quỹ theo quy định của pháp luật.
5. Định kỳ hàng năm và đột xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) tình hình hỗ trợ cho các quỹ.
6. Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra việc sử dụng và quản lý tài chính của quỹ, bảo đảm việc sử dụng tài chính đúng mục đích và đúng quy định của pháp luật.
Điều 14. Thẩm quyền của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Chủ trì xem xét, tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép các tổ chức quỹ xã hội, quỹ từ thiện tiếp nhận viện trợ từ cá nhân, tổ chức nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2. Định kỳ hàng năm và đột xuất, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ tổng hợp) tình hình tiếp nhận viện trợ từ các cá nhân, tổ chức nước ngoài cho tổ chức quỹ xã hội, quỹ từ thiện theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Thẩm quyền của Thủ trưởng các sở, ban, ngành
1. Quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
2. Thống nhất bằng văn bản về cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất; sáp nhập; chia, tách; giải thể; đổi tên; đình chỉ; tạm đình chỉ hoạt động; cho phép quỹ xã hội, quỹ từ thiện hoạt động trở lại sau khi bị tạm đình chỉ; công nhận quỹ xã hội, quỹ từ thiện đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ xã hội, quỹ từ thiện; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; thu hồi giấy phép thành lập đối với quỹ xã hội, quỹ từ thiện có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
3. Lấy ý kiến của các tổ chức quỹ xã hội, quỹ từ thiện để hoàn thiện các quy định quản lý Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức quỹ xã hội, quỹ từ thiện tham gia đóng góp ý kiến đối với các chủ trương, chính sách, kế hoạch, quy hoạch, phương hướng, chương trình công tác của ngành, lĩnh vực.
4. Cung cấp các thông tin cần thiết về chính sách, pháp luật, kế hoạch, chương trình công tác và phương hướng phát triển của ngành, lĩnh vực để tổ chức quỹ xã hội, quỹ từ thiện có cơ sở định hướng và xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động phù hợp; tạo điều kiện để các tổ chức quỹ xã hội, quỹ từ thiện đảm nhận thực hiện nhiệm vụ Nhà nước gắn với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của ngành, lĩnh vực.
5. Rà soát, lập danh sách những tổ chức quỹ xã hội, quỹ từ thiện thuộc ngành, lĩnh vực được thành lập không đúng thẩm quyền hoặc không đúng quy định của pháp luật, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ tổng hợp) xem xét, xử lý.
6. Có ý kiến bằng văn bản với các cơ quan chức năng về việc tiếp nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước thuộc ngành, lĩnh vực được phân cấp quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật.
7. Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra tổ chức quỹ xã hội, quỹ từ thiện thuộc ngành, lĩnh vực quản lý Nhà nước được phân cấp, gồm nội dung về công tác tổ chức, triển khai thực hiện điều lệ quỹ xã hội, quỹ từ thiện; ban hành các văn bản chuyên môn và tổ chức các hoạt động theo điều lệ quỹ xã hội, quỹ từ thiện và phù hợp với quy định của pháp luật, kiểm tra việc sử dụng và quản lý tài chính, tài sản của các tổ chức quỹ xã hội, quỹ từ thiện và các nội dung khác có liên quan; có kết luận cụ thể; sau khi có kết luận kiểm tra gửi về Sở Nội vụ 01 bản để theo dõi, giám sát.
8. Hỗ trợ kinh phí cho quỹ xã hội, quỹ từ thiện thực hiện nhiệm vụ được Nhà nước giao:
a) Sở chuyên ngành (cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực quỹ xã hội, quỹ từ thiện hoạt động) có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính thẩm định về mặt nội dung, biện pháp, kinh phí tổ chức đảm bảo thực hiện đạt kết quả nhiệm vụ được Nhà nước giao. Nội dung Nhà nước giao cho tổ chức quỹ xã hội, quỹ từ thiện đảm nhận thực hiện phải phù hợp với định hướng phát triển ngành, lĩnh vực đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Sở chuyên ngành phối hợp Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ, kinh phí của Nhà nước cho tổ chức quỹ xã hội, quỹ từ thiện thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao.
Điều 16. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Quyết định cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên; đình chỉ, tạm đình chỉ hoạt động; cho phép quỹ xã hội, quỹ từ thiện hoạt động trở lại sau khi bị tạm đình chỉ; công nhận quỹ xã hội, quỹ từ thiện đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ xã hội, quỹ từ thiện; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; thu hồi giấy phép thành lập đối với quỹ xã hội, quỹ từ thiện có phạm vi hoạt động trong huyện, xã (trừ trường hợp quỹ xã hội, quỹ từ thiện có tổ chức, cá nhân ngoài nước góp tài sản để thành lập, hoạt động trong phạm vi huyện, xã).
2. Thống nhất bằng văn bản về thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản hoạt động trong phạm vi huyện, xã.
3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quỹ xã hội, quỹ từ thiện có phạm vi hoạt động trong huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa; xã, phường, thị trấn; xử lý theo thẩm quyền đã được phân cấp quản lý Nhà nước đối với quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành lập không đúng quy định của pháp luật.
4. Cung cấp các thông tin cần thiết về chính sách, pháp luật, kế hoạch, chương trình công tác và phương hướng phát triển của địa phương để tổ chức quỹ xã hội, quỹ từ thiện có cơ sở định hướng và xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động phù hợp; tạo điều kiện để tổ chức quỹ xã hội, quỹ từ thiện đảm nhận thực hiện nhiệm vụ Nhà nước gắn với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
5. Xem xét giao nhiệm vụ Nhà nước cho quỹ xã hội, quỹ từ thiện đảm nhận thực hiện và hỗ trợ kinh phí đối với quỹ xã hội, quỹ từ thiện gắn với nhiệm vụ Nhà nước giao theo quy định của pháp luật.
6. Xem xét, quyết định khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác tổ chức, hoạt động và quản lý quỹ xã hội, quỹ từ thiện theo quy định của pháp luật.
7. Xem xét và cho phép quỹ xã hội, quỹ từ thiện có phạm vi hoạt động trong huyện, xã nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
8. Chấp thuận cho quỹ xã hội, quỹ từ thiện có phạm vi hoạt động trong huyện, xã thành lập pháp nhân trực thuộc quỹ xã hội, quỹ từ thiện theo quy định tại Khoản 5, Điều 30 của Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ.
9. Lấy ý kiến của các tổ chức quỹ xã hội, quỹ từ thiện để hoàn thiện các quy định quản lý Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức quỹ xã hội, quỹ từ thiện tham gia đóng góp ý kiến đối với các chủ trương, chính sách, kế hoạch, quy hoạch, phương hướng, chương trình công tác của địa phương.
10. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, giám sát tổ chức quỹ xã hội, quỹ từ thiện đã được phân cấp quản lý Nhà nước, gồm nội dung về công tác tổ chức, triển khai thực hiện điều lệ; ban hành các văn bản và tổ chức các hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện theo quy định pháp luật; sử dụng và quản lý tài chính, tài sản của các tổ chức quỹ xã hội, quỹ từ thiện, bảo đảm sử dụng đúng mục đích đã đề ra; có kết luận cụ thể; sau khi có kết luận kiểm tra gửi 01 bản cho Sở Nội vụ để theo dõi, giám sát.
11. Hỗ trợ kinh phí cho quỹ xã hội, quỹ từ thiện thực hiện nhiệm vụ được Nhà nước giao
a) Phòng chuyên môn được phân cấp quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực có trách nhiệm phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định về mặt nội dung, biện pháp, kinh phí nhằm giúp cho tổ chức quỹ xã hội, quỹ từ thiện thực hiện đạt kết quả nhiệm vụ được Nhà nước giao. Nội dung, nhiệm vụ của Nhà nước giao cho tổ chức quỹ xã hội, quỹ từ thiện đảm nhận thực hiện phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Phòng chuyên môn phối hợp Văn phòng Hội đồng Nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao nhiệm vụ, kinh phí của Nhà nước cho tổ chức quỹ xã hội, quỹ từ thiện thực hiện.
BÁO CÁO CÔNG TÁC HỘI VÀ QUỸ XÃ HỘI, QUỸ TỪ THIỆN
Điều 17. Báo cáo công tác hội và quỹ xã hội, quỹ từ thiện
1. Sở, ban, ngành báo cáo công tác hội và quỹ xã hội, quỹ từ thiện theo thẩm quyền phân cấp:
a) Báo cáo kết quả quản lý Nhà nước về tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh. Trong đó, có báo kết quả công tác kiểm tra, giám sát; giao nhiệm vụ của Nhà nước cho hội thực hiện; hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho hội; việc tiếp nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; hoạt động của pháp nhân trực thuộc hội; hoạt động của văn phòng đại diện của hội có phạm vi hoạt động toàn quốc, liên tỉnh đặt tại tỉnh Đồng Nai;
b) Báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý quỹ xã hội, quỹ từ thiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trong đó, có báo cáo công tác kiểm tra, giám sát; giao nhiệm vụ của Nhà nước cho quỹ xã hội, quỹ từ thiện thực hiện; hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho quỹ xã hội, quỹ từ thiện; việc tiếp nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; hoạt động của chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của quỹ xã hội, quỹ từ thiện có phạm vi hoạt động toàn quốc, liên tỉnh có trụ sở tại tỉnh Đồng Nai; hoạt động của pháp nhân trực thuộc quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo công tác hội và quỹ xã hội, quỹ từ thiện theo thẩm quyền phân cấp:
a) Báo cáo kết quả quản lý Nhà nước về tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã. Trong đó, có báo cáo kết quả công tác kiểm tra, giám sát; giao nhiệm vụ của Nhà nước cho hội thực hiện; hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho hội; việc tiếp nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; hoạt động của pháp nhân trực thuộc hội;
b) Báo cáo về tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý quỹ xã hội, quỹ từ thiện có phạm vi hoạt động trong huyện, xã. Trong đó, có báo cáo công tác kiểm tra, giám sát; giao nhiệm vụ của Nhà nước cho quỹ xã hội, quỹ từ thiện thực hiện; hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho quỹ xã hội, quỹ từ thiện; việc tiếp nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; hoạt động của pháp nhân trực thuộc quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
3. Thời gian báo cáo 06 tháng đầu năm, trước ngày 25/5 hàng năm; báo cáo năm, trước ngày 25/11 hàng năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu.
4. Sở Nội vụ chủ trì tổng hợp kết quả báo cáo quản lý Nhà nước về hội và quỹ xã hội, quỹ từ thiện trên địa bàn tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh. Đồng thời, gắn kết quả thực hiện của các sở, ban, ngành (đối với đơn vị được giao quản lý Nhà nước về lĩnh vực mà hội và quỹ xã hội, quỹ từ thiện hoạt động) và Ủy ban nhân dân cấp huyện với công tác đánh giá công vụ hàng năm.
Điều 18. Sửa đổi, bổ sung quy định
Quy định phân cấp quản lý Nhà nước về hội và quỹ xã hội, quỹ từ thiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được sửa đổi, bổ sung phù hợp với văn bản chỉ đạo của Trung ương và phù hợp với thực tiễn công tác quản lý hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Việc sửa đổi, bổ sung Quy định phân cấp do Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện theo đúng thẩm quyền đã được phân cấp quản lý Nhà nước về hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Nội vụ tổng hợp các vướng mắc trong quá trình thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, giải quyết./.