Quyết định 447/QĐ-UBND thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính năm 2013 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh Tuyên Quang
Số hiệu | 447/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 22/11/2013 |
Ngày có hiệu lực | 22/11/2013 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Tuyên Quang |
Người ký | Chẩu Văn Lâm |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 447/QĐ-UBND |
Tuyên Quang, ngày 22 tháng 11 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Thực hiện Kế hoạch số 04/KH-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về rà soát quy định, thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2013;
Xét đề nghị của Sở Tư pháp tại Tờ trình số 129/TTr-STP ngày 20/11/2013 về việc đề nghị thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh Tuyên Quang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua Phương án đơn giản hóa 24 thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh Tuyên Quang (có Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH |
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
NĂM 2013 THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH TUYÊN QUANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 447/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
I. Lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (04 thủ tục)
1. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận huấn luyện chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật (Số hồ sơ: T-TQU-185776-TT)
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Về trình tự thực hiện:
Đề nghị quy định rõ trình tự thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận huấn luyện chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.
b) Về hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
Đề nghị ban hành Mẫu đơn xin học lớp huấn luyện chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.
* Số lượng hồ sơ: Đề nghị quy định rõ số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ.
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 447/QĐ-UBND |
Tuyên Quang, ngày 22 tháng 11 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Thực hiện Kế hoạch số 04/KH-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về rà soát quy định, thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2013;
Xét đề nghị của Sở Tư pháp tại Tờ trình số 129/TTr-STP ngày 20/11/2013 về việc đề nghị thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh Tuyên Quang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua Phương án đơn giản hóa 24 thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh Tuyên Quang (có Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH |
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
NĂM 2013 THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH TUYÊN QUANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 447/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
I. Lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (04 thủ tục)
1. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận huấn luyện chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật (Số hồ sơ: T-TQU-185776-TT)
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Về trình tự thực hiện:
Đề nghị quy định rõ trình tự thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận huấn luyện chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.
b) Về hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
Đề nghị ban hành Mẫu đơn xin học lớp huấn luyện chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.
* Số lượng hồ sơ: Đề nghị quy định rõ số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ.
c) Về thời hạn giải quyết:
Đề nghị quy định rõ thời hạn giải quyết là 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc lớp huấn luyện chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.
Lý do:
Điều 11 của Quyết định 97/2008/QĐ-BNN ngày 06/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ quy định cụ thể về chương trình lớp học chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật và thời gian học nhưng không quy định về trình tự thực hiện; mẫu đơn xin học lớp huấn luyện chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật; số lượng hồ sơ; thời hạn giải quyết của thủ tục hành chính, do đó gây khó khăn cho quá trình tổ chức lớp học và hướng dẫn cá nhân lập hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 11 của Quyết định 97/2008/QĐ-BNN ngày 06/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thôn ban hành Quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Việc quy định cụ thể về trình tự thực hiện, mẫu đơn xin học lớp huấn luyện chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật, số lượng hồ sơ, thời hạn giải quyết thực hiện thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện thủ tục hành chính; đồng thời, rút ngắn được thời gian, đảm bảo tính thống nhất cho cá nhân trong quá trình chuẩn bị hồ sơ.
2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận huấn luyện chuyên môn về an toàn lao động trong vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật (Số hồ sơ: T-TQU-212771-TT)
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Về trình tự thực hiện:
Đề nghị quy định rõ trình tự thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận huấn luyện chuyên môn về an toàn lao động trong vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật.
b) Về hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
Đề nghị ban hành Mẫu đơn xin học lớp huấn luyện chuyên môn về an toàn lao động trong vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật.
* Số lượng hồ sơ: Đề nghị quy định rõ số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ.
c) Về thời hạn giải quyết:
Đề nghị quy định rõ thời hạn giải quyết là 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc lớp huấn luyện chuyên môn về an toàn lao động trong vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật.
Lý do:
Điều 35, 36 của Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ quy định cụ thể về nội dung huấn luyện, trách nhiệm về tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện nhưng không quy định về trình tự thực hiện; mẫu đơn xin học lớp huấn luyện chuyên môn về an toàn lao động trong vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật; số lượng hồ sơ; thời hạn giải quyết thực hiện thủ tục hành chính, do đó gây khó khăn cho quá trình tổ chức lớp học và hướng dẫn cá nhân lập hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính như: việc phải hướng dẫn các cá nhân viết đơn xin học nhiều lần hoặc các cá nhân viết đơn xin học không theo một nội dung thống nhất dẫn tới các cá nhân phải mất nhiều thời gian...
2.2. Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 35, 36 Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Việc quy định cụ thể về trình tự thực hiện; mẫu đơn xin học lớp huấn luyện chuyên môn về an toàn lao động trong vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật; số lượng hồ sơ; thời hạn giải quyết của thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện thủ tục hành chính; đồng thời rút ngắn được thời gian, đảm bảo tính thống nhất cho cá nhân trong quá trình chuẩn bị hồ sơ.
3. Thủ tục kiểm tra, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (Số hồ sơ: T-TQU-187366-TT)
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
Đề nghị bỏ quy định "bản sao có chứng thực" Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở (không áp dụng đối với tàu cá); đồng thời quy định thay bằng nộp bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở (không áp dụng đối với tàu cá) và xuất trình bản chính để đối chiếu đối với trường hợp nộp trực tiếp, trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện thì bản chụp phải được chứng thực.
Lý do:
Điểm b, khoản 2, Điều 9 Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định: "Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Cơ sở (không áp dụng đối với tàu cá)".
Việc yêu cầu cung cấp bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là không cần thiết, vì cán bộ thụ lý hồ sơ chỉ cần đối chiếu trực tiếp với bản gốc là bảo đảm tính chính xác. Nếu quy định thành phần hồ sơ như đã nêu ở trên thì sẽ góp phần giảm được thời gian và chi phí chứng thực cho cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
3.2. Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm b, khoản 2, Điều 9 Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản.
3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC ước tính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trước khi đơn giản hóa: 33.600.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 26.040.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 7.560.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 23%.
4. Thủ tục đăng ký công bố hợp quy (Số hồ sơ: T-TQU-234121-TT)
4.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
Đề nghị bỏ quy định "bản sao có chứng thực" đối với Chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình và môi trường với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp; đồng thời quy định thay bằng nộp bản chụp chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình và môi trường với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp và xuất trình bản chính để đối chiếu đối với trường hợp nộp trực tiếp, trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện thì bản chụp phải được chứng thực.
Lý do:
Điểm b, khoản 1, Điều 23 của Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định: "Bản sao có chứng thực chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình và môi trường với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp".
Việc yêu cầu cung cấp bản sao có chứng thực đối với Chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình và môi trường với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp là không cần thiết, vì cán bộ thụ lý hồ sơ chỉ cần đối chiếu trực tiếp với bản gốc là bảo đảm tính chính xác. Nếu quy định như thành phần hồ sơ đã nêu ở trên, thì sẽ góp phần giảm được thời gian và chi phí chứng thực cho cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
4.2. Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm b, khoản 1, Điều 23 Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC ước tính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trước khi đơn giản hóa: 12.600.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 9.7650.00đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 2.835.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 22%.
II. Lĩnh vực Tư pháp (01 thủ tục)
1. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản (Số hồ sơ: T-TQU-242881-TT)
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
Đề nghị sửa đổi cơ quan có thẩm quyền quyết định của thủ tục hành chính từ Phòng Tư pháp cấp huyện thành "UBND cấp xã".
Lý do:
Khoản 1, Điều 1 Nghị định số 04/2012/NĐ-CP ngày 20/01/2012 của Chính phủ quy định Phòng Tư pháp cấp huyện có thẩm quyền và trách nhiệm:
"Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài và các giấy tờ, văn bản song ngữ.
Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài và giấy tờ, văn bản song ngữ".
Trong thực tế triển khai thực hiện nhiệm vụ cho thấy: việc chuyển thẩm quyền chứng thực văn bản song ngữ từ Ủy ban nhân dân cấp xã cho Phòng Tư pháp cấp huyện thực hiện đã gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân trong việc thực hiện thủ tục hành chính, vì các loại giấy tờ song ngữ được chứng thực chủ yếu là Bằng Đại học, Cao đẳng, những loại giấy tờ này có nội dung đơn giản, đội ngũ công chức Tư pháp- Hộ tịch cấp xã hoàn toàn có khả năng để chứng thực bản sao từ bản chính.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi khoản 1, Điều 1 Nghị định số 04/2012/NĐ-CP ngày 20/01/2012 của Chính phủ.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Việc quy định "UBND cấp xã" có thẩm quyền chứng thực văn bản song ngữ giúp cho người dân giảm được chi phí, thời gian đi lại cho cá nhân trong quá trình đi chứng thực bản sao từ bản chính đối với các giấy tờ, văn bản là song ngữ, cụ thể:
- Chi phí tuân thủ TTHC ước tính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trước khi đơn giản hóa: 136.500.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 73.500.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 63.000.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 46%.
III. Lĩnh vực Lao động, Thương binh và Xã hội (03 thủ tục)
1. Thủ tục chấm dứt hưởng bảo hiểm thất nghiệp (Số hồ sơ: T-TQU-180217-TT)
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Về thành phần hồ sơ:
Đề nghị quy định rõ số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ.
b) Về thời hạn giải quyết:
Đề nghị quy định rõ thời gian giải quyết của thủ tục hành chính là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Lý do: Điều 13 Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội không quy định cụ thể thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết, gây khó khăn cho cá nhân thực hiện thủ tục hành chính.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Đề nghị bổ sung số lượng hồ sơ, thời hạn giải quyết thủ tục hành chính vào Điều 13 Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Việc quy định rõ số lượng hồ sơ cá nhân phải nộp tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí cho cá nhân khi thực hiện TTHC;
- Quy định rõ thời gian giải quyết TTHC nhằm tránh việc cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kéo dài thời gian giải quyết cho cá nhân.
2. Thủ tục tạm dừng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp (Số hồ sơ: T-TQU-180219-TT)
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Về thành phần hồ sơ:
Đề nghị quy định rõ số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ.
b) Về thời hạn giải quyết:
Đề nghị quy định rõ số lượng hồ sơ cá nhân phải nộp, thời gian giải quyết của thủ tục hành chính là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp l ệ.
Lý do: Khoản 1 Điều 12 Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội không quy định cụ thể số lượng hồ sơ, thời hạn giải quyết, gây khó khăn, phiên hà cho cá nhân thực hiện thủ tục hành chính.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Đề nghị bổ sung số lượng hồ sơ, thời hạn giải quyết thủ tục hành chính vào Khoản 1 Điều 12 Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Việc quy định rõ số lượng hồ sơ cá nhân phải nộp tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí cho cá nhân khi thực hiện TTHC;
- Quy định rõ thời gian giải quyết TTHC nhằm tránh việc cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kéo dài thời gian giải quyết cho cá nhân thực hiện thủ tục hành chính.
3. Thủ tục tiếp tục hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp (Số hồ sơ: T-TQU-180221-TT)
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Về thành phần hồ sơ:
Đề nghị quy định rõ số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ.
Lý do: Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội không quy định về số lượng hồ sơ mà cá nhân phải nộp khi thực hiện thủ tục hành chính.
b) Về thời hạn giải quyết:
Đề nghị quy định rõ thời gian giải quyết của thủ tục hành chính là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Lý do: Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội không quy định thời hạn giải quyết, gây khó khăn cho cá nhân thực hiện thủ tục hành chính.
3.2. Kiến nghị thực thi:
Đề nghị bổ sung số lượng hồ sơ, thời hạn giải quyết thủ tục hành chính vào Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Việc quy định rõ số lượng hồ sơ cá nhân phải nộp tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí cho cá nhân khi thực hiện TTHC;
- Quy định rõ thời gian giải quyết TTHC nhằm tránh việc cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kéo dài thời gian giải quyết cho cá nhân thực hiện thủ tục hành chính.
IV. Lĩnh vực Công thương (02 thủ tục)
1. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng cho cửa hàng bán LPG chai (Số hồ sơ: T-TQU-229275-TT)
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Đề nghị Chính phủ phân cấp cho Phòng Công thương cấp huyện chịu trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cho từng trạm LPG vào chai.
Lý do: Tại Điều 30 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP và khoản 3 Điều 2 Nghị định số 118/2011/NĐ-CP quy định "Sở Công thương chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho từng trạm LPG vào chai", sự phân cấp như vậy gây khó khăn cho việc đi lại của thương nhân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có nhu cầu kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, họ phải đến Sở Công Thương để làm thủ tục; đồng thời cán bộ của Sở Công Thương cũng phải đến tận cửa hàng để thẩm định gây khó khăn, tốn kém về thời gian, kinh phí của cả thương nhân và cơ quan cấp phép.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 30 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng và khoản 3 Điều 2 Nghị định số 118/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh doanh Xăng dầu và Khí dầu mỏ hoá lỏng.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC ước tính thực hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trước khi đơn giản hóa: 247.100.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 199.500.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 47.600.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 19%.
2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu (Số hồ sơ: T-TQU-229255-TT)
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Về số lượng hồ sơ:
Đề nghị quy định rõ số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ.
Lý do: Điểm a Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 84/2009/NĐ-CP không quy định về số lượng hồ sơ mà cá nhân phải nộp khi thực hiện thủ tục hành chính.
b) Về thời hạn giải quyết:
Đề nghị sửa đổi thời gian giải quyết đối với hồ sơ chưa hợp lệ như sau: "Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc Sở Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung".
Lý do: Điểm c Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 84/2009/NĐ-CP quy định thời hạn trả lời cho thương nhân đối với hồ sơ chưa hợp lệ là 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ là dài, vì đây chỉ là bước thẩm định về mặt hợp lệ của các giấy tờ có trong hồ sơ, chưa phải đi thẩm định tại cơ sở.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm c Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Việc bổ sung số lượng hồ sơ và rút ngắn thời gian thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian cho cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
V. Lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch (14 thủ tục)
1. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động billards & snooker (Số hồ sơ: T-TQU-223735-TT)
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a, Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Theo quy định tại Điểm 3, Phần III, Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 quy định Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch "trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao", đề nghị sửa thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh thành thẩm quyền của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Lý do:
Văn bản quy định Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận, do đó khi các tổ chức thực hiện thủ tục hành chính sẽ mất nhiều thời gian để giải quyết và phải đi lại nhiều lần; mặt khác, việc phân cấp cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vẫn đảm bảo kết quả của thủ tục hành chính.
b, Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Lý do:
- Tại Khoản 5 Điều 55 của Luật Thể dục, thể thao ngày 29/11/2006 quy định hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao có Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận, nhưng Thông tư số 15/2010/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động billards & snooker, không quy định cụ thể mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Việc không quy định mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận gây khó khăn trong việc hướng dẫn lập hồ sơ như: phải hướng dẫn các tổ chức viết đơn đề nghị nhiều lần hoặc các tổ chức viết đơn không theo một nội dung thống nhất dẫn tới các tổ chức phải mất nhiều thời gian trong việc chuẩn bị hồ sơ.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản sau:
+ Điểm 3, Phần III, Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục thể thao;
+ Thông tư số 15/2010/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động billards & snooker.
- Đề nghị ban hành mẫu Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
1.3. Lợi ích của thực hiện phương án đơn giản hóa:
Việc sửa đổi cơ quan có thẩm quyền quyết định, ban hành mẫu Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận sẽ cắt giảm được chi phí, thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện TTHC, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ khi giải quyết TTHC cho công dân, cụ thể:
- Chi phí tuân thủ TTHC ước tính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trước khi đơn giản hóa là: 30.164.375 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa là: 18.751.875 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm là: 11.412.500 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 38%.
2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động thể dục thể hình (Số hồ sơ: T-TQU-223747-TT)
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
a, Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Theo quy định tại Điểm 3, Phần III, Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 quy định Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch "trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao", đề nghị sửa thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh thành thẩm quyền của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Lý do:
Văn bản quy định Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận, do đó khi các tổ chức thực hiện thủ tục hành chính sẽ mất nhiều thời gian để giải quyết và phải đi lại nhiều lần; mặt khác, việc phân cấp cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vẫn đảm bảo kết quả của thủ tục hành chính.
b, Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Lý do:
- Tại Khoản 5 Điều 55 của Luật Thể dục, thể thao ngày 29/11/2006 quy định hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao có Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận, nhưng Thông tư số 16/2010/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động thể dục thể hình, không quy định cụ thể mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Việc không quy định mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận gây khó khăn trong việc hướng dẫn lập hồ sơ như: phải hướng dẫn các tổ chức viết đơn đề nghị nhiều lần hoặc các tổ chức viết đơn không theo một nội dung thống nhất dẫn tới các tổ chức phải mất nhiều thời gian trong việc chuẩn bị hồ sơ.
2.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản sau:
+ Điểm 3, Phần III, Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục thể thao;
+ Thông tư số 16/2010/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động thể dục thể hình.
- Đề nghị ban hành mẫu Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
2.3. Lợi ích của thực hiện phương án đơn giản hóa:
Việc sửa đổi trình tự thực hiện, cơ quan có thẩm quyền quyết định, ban hành mẫu Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận sẽ cắt giảm được chi phí, thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện TTHC, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ khi giải quyết TTHC cho công dân, cụ thể:
- Chi phí tuân thủ TTHC ước tính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trước khi đơn giản hóa là: 29.758.124 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa là: 19.267.450 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 10.490.674 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 35%.
3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động vũ đạo giải trí (Số hồ sơ: T-TQU-223755-TT)
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
a, Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Theo quy định tại Điểm 3, Phần III, Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 quy định Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch "trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao", đề nghị sửa thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh thành thẩm quyền của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Lý do:
Văn bản quy định Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận, do đó khi các tổ chức thực hiện thủ tục hành chính sẽ mất nhiều thời gian để giải quyết và phải đi lại nhiều lần; mặt khác, việc phân cấp cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vẫn đảm bảo kết quả của thủ tục hành chính.
b, Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Lý do:
- Khoản 5 Điều 55 Luật Thể dục, thể thao ngày 29/11/2006 quy định hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao có Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận, nhưng Thông tư số 01/2011/TT-BVHTTDL ngày 06/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động vũ đạo giải trí, không quy định cụ thể mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Việc không quy định mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận gây khó khăn trong việc hướng dẫn lập hồ sơ như: phải hướng dẫn các tổ chức viết đơn đề nghị nhiều lần hoặc các tổ chức viết đơn không theo một nội dung thống nhất dẫn tới các tổ chức phải mất nhiều thời gian trong việc chuẩn bị hồ sơ.
3.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản sau:
+ Điểm 3, Phần III, Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
+ Thông tư số 01/2011/TT-BVHTTDL ngày 06/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động vũ đạo giải trí;
- Đề nghị ban hành mẫu Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
3.3. Lợi ích của thực hiện phương án đơn giản hóa:
Việc sửa đổi trình tự thực hiện, cơ quan có thẩm quyền quyết định, ban hành mẫu Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận sẽ cắt giảm được chi phí, thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện TTHC, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ khi giải quyết TTHC cho công dân, cụ thể:
- Chi phí tuân thủ TTHC ước tính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trước khi đơn giản hóa là: 32.164.548 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa là: 19.672.045 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 12.492.504 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 39%.
4. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn (Số hồ sơ: T-TQU-223768-TT)
4.1. Nội dung đơn giản hóa:
a, Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Theo quy định tại Điểm 3, Phần III, Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 quy định Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch "trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao", đề nghị sửa thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh thành thẩm quyền của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Lý do:
Văn bản quy định Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận, do đó khi các tổ chức thực hiện thủ tục hành chính sẽ mất nhiều thời gian để giải quyết và phải đi lại nhiều lần; mặt khác, việc phân cấp cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vẫn đảm bảo kết quả của thủ tục hành chính.
b, Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Lý do:
- Tại Khoản 5 Điều 55 của Luật Thể dục, thể thao ngày 29/11/2006 quy định hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao có đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận, nhưng Thông tư số 02/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn không quy định cụ thể mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Việc không quy định mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận gây khó khăn trong việc hướng dẫn lập hồ sơ như: phải hướng dẫn các tổ chức viết đơn đề nghị nhiều lần hoặc các tổ chức viết đơn không theo một nội dung thống nhất dẫn tới các tổ chức phải mất nhiều thời gian trong việc chuẩn bị hồ sơ.
4.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản sau:
+ Điểm 3, Phần III, Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục thể thao;
+ Thông tư số 02/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn;
- Đề nghị ban hành mẫu Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
4.3. Lợi ích của thực hiện phương án đơn giản hóa:
Việc sửa đổi trình tự thực hiện, cơ quan có thẩm quyền quyết định, ban hành mẫu Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận sẽ cắt giảm được chi phí, thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện TTHC, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ khi giải quyết TTHC cho công dân, cụ thể:
- Chi phí tuân thủ TTHC ước tính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trước khi đơn giản hóa là: 34.581.745 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa là: 18.267.450 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 14.436.205 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 41%.
5. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động khiêu vũ thể thao (Số hồ sơ: T-TQU-223774-TT)
5.1. Nội dung đơn giản hóa:
a, Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Theo quy định tại Điểm 3, Phần III, Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 quy định Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch "trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao", đề nghị sửa thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh thành thẩm quyền của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Lý do:
Văn bản quy định Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận, do đó khi các tổ chức thực hiện thủ tục hành chính sẽ mất nhiều thời gian để giải quyết và phải đi lại nhiều lần; mặt khác, việc phân cấp cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vẫn đảm bảo kết quả của thủ tục hành chính.
b, Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Lý do:
- Tại Khoản 5 Điều 55 của Luật Thể dục, thể thao ngày 29/11/2006 quy định hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao có đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận, nhưng Thông tư số 03/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động khiêu vũ thể thao không quy định cụ thể mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Việc không quy định mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận gây khó khăn trong việc hướng dẫn lập hồ sơ như: phải hướng dẫn các tổ chức viết đơn đề nghị nhiều lần hoặc các tổ chức viết đơn không theo một nội dung thống nhất dẫn tới các tổ chức phải mất nhiều thời gian trong việc chuẩn bị hồ sơ.
5.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản sau:
+ Điểm 3, Phần III, Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục thể thao;
+ Thông tư số 03/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động khiêu vũ thể thao;
- Đề nghị ban hành mẫu Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
5.3. Lợi ích của thực hiện phương án đơn giản hóa:
Việc sửa đổi trình tự thực hiện, cơ quan có thẩm quyền quyết định, ban hành mẫu Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận sẽ cắt giảm được chi phí, thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện TTHC, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ khi giải quyết TTHC cho công dân, cụ thể:
- Chi phí tuân thủ TTHC ước tính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trước khi đơn giản hóa là: 37.500.214 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa là: 20.780.500 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 16.719.714 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 44%.
6. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động môn võ cổ truyền và vovinam (Số hồ sơ: T-TQU-223779-TT)
6.1. Nội dung đơn giản hóa:
a, Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Theo quy định tại Điểm 3, Phần III, Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 quy định Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch "trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao", đề nghị sửa thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh thành thẩm quyền của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Lý do:
Văn bản quy định Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận, do đó khi các tổ chức thực hiện thủ tục hành chính sẽ mất nhiều thời gian để giải quyết và phải đi lại nhiều lần; mặt khác, việc phân cấp cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vẫn đảm bảo kết quả của thủ tục hành chính.
b, Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Lý do:
- Tại Khoản 5 Điều 55 của Luật Thể dục, thể thao ngày 29/11/2006 quy định hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao có đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận, nhưng Thông tư số 14/2011/TT-BVHTTDL ngày 9/11/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động võ cổ truyền và vovinam, không quy định cụ thể mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Việc không quy định mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận gây khó khăn trong việc hướng dẫn lập hồ sơ như: phải hướng dẫn các tổ chức viết đơn đề nghị nhiều lần hoặc các tổ chức viết đơn không theo một nội dung thống nhất dẫn tới các tổ chức phải mất nhiều thời gian trong việc chuẩn bị hồ sơ.
6.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản sau:
+ Điểm 3, Phần III, Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục thể thao;
+ Thông tư số 14/2011/TT-BVHTTDL ngày 9/11/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động võ cổ truyền và vovinam;
- Đề nghị ban hành mẫu Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
6.3. Lợi ích của thực hiện phương án đơn giản hóa:
Việc sửa đổi trình tự thực hiện, cơ quan có thẩm quyền quyết định, ban hành mẫu Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận sẽ cắt giảm được chi phí, thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện TTHC, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ khi giải quyết TTHC cho công dân, cụ thể:
- Chi phí tuân thủ TTHC ước tính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trước khi đơn giản hóa là: 36.951.785 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa là: 21.890.450 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 15.061.335 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 40%.
7. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động quần vợt (Số hồ sơ: T-TQU-223783-TT)
7.1. Nội dung đơn giản hóa:
a, Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Theo quy định tại Điểm 3, Phần III, Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 quy định Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch "trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao", đề nghị sửa thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh thành thẩm quyền của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Lý do:
Văn bản quy định Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận, do đó khi các tổ chức thực hiện thủ tục hành chính sẽ mất nhiều thời gian để giải quyết và phải đi lại nhiều lần; mặt khác, việc phân cấp cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vẫn đảm bảo kết quả của thủ tục hành chính.
b, Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Lý do:
- Tại Khoản 5 Điều 55 của Luật Thể dục, thể thao ngày 29/11/2006 quy định hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao có đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận, nhưng Thông tư số 15/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/11/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động quần vợt, không quy định cụ thể mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Việc không quy định mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận gây khó khăn trong việc hướng dẫn lập hồ sơ như: phải hướng dẫn các tổ chức viết đơn đề nghị nhiều lần hoặc các tổ chức viết đơn không theo một nội dung thống nhất dẫn tới các tổ chức phải mất nhiều thời gian trong việc chuẩn bị hồ sơ.
7.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản sau:
+ Điểm 3, Phần III, Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục thể thao;
+ Thông tư số 15/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/11/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động quần vợt;
- Đề nghị ban hành mẫu Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
7.3. Lợi ích của thực hiện phương án đơn giản hóa:
Việc sửa đổi trình tự thực hiện, cơ quan có thẩm quyền quyết định, ban hành mẫu Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận sẽ cắt giảm được chi phí, thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện TTHC, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ khi giải quyết TTHC cho công dân, cụ thể:
- Chi phí tuân thủ TTHC ước tính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trước khi đơn giản hóa là: 31.258.952 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa là: 17.650.776 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 13.608.176 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 43%.
8. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động thể dục thẩm mỹ (Số hồ sơ: T-TQU-223784-TT)
8.1. Nội dung đơn giản hóa:
a, Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Theo quy định tại Điểm 3, Phần III, Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 quy định Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch "trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao", đề nghị sửa thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh thành thẩm quyền của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Lý do:
Văn bản quy định Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận, do đó khi các tổ chức thực hiện thủ tục hành chính sẽ mất nhiều thời gian để giải quyết và phải đi lại nhiều lần; mặt khác, việc phân cấp cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vẫn đảm bảo kết quả của thủ tục hành chính.
b, Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Lý do:
- Tại Khoản 5 Điều 55 của Luật Thể dục, thể thao ngày 29/11/2006 quy định hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao có đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận, nhưng Thông tư số 16/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/11/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động thể dục thẩm mỹ, không quy định cụ thể mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Việc không quy định mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận gây khó khăn trong việc hướng dẫn lập hồ sơ như: phải hướng dẫn các tổ chức viết đơn đề nghị nhiều lần hoặc các tổ chức viết đơn không theo một nội dung thống nhất dẫn tới các tổ chức phải mất nhiều thời gian trong việc chuẩn bị hồ sơ.
8.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản sau:
+ Điểm 3, Phần III, Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục thể thao;
+ Thông tư số 16/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/11/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động thể dục thẩm mỹ;
- Đề nghị ban hành mẫu Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
8.3. Lợi ích của thực hiện phương án đơn giản hóa:
Việc sửa đổi trình tự thực hiện, cơ quan có thẩm quyền quyết định, ban hành mẫu Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận sẽ cắt giảm được chi phí, thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện TTHC, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ khi giải quyết TTHC cho công dân, cụ thể:
- Chi phí tuân thủ TTHC ước tính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trước khi đơn giản hóa là: 29.875.441 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa là: 16.456.778 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 13.418.663 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 44%.
9. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bóng đá (Số hồ sơ: T-TQU-241509-TT)
9.1. Nội dung đơn giản hóa:
a, Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Theo quy định tại Điểm 3, Phần III, Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 quy định Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch "trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao", đề nghị sửa thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh thành thẩm quyền của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Lý do:
Văn bản quy định Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận, do đó khi các tổ chức thực hiện thủ tục hành chính sẽ mất nhiều thời gian để giải quyết và phải đi lại nhiều lần; mặt khác, việc phân cấp cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vẫn đảm bảo kết quả của thủ tục hành chính.
b, Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Lý do:
Tại Khoản 5 Điều 55 của Luật Thể dục, thể thao ngày 29/11/2006 quy định hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao có đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận, nhưng Thông tư số 12/2012/TT-BVHTTDL ngày 10/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bóng đá, không quy định cụ thể mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Việc không quy định mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận gây khó khăn trong việc hướng dẫn lập hồ sơ như: phải hướng dẫn các tổ chức viết đơn đề nghị nhiều lần hoặc các tổ chức viết đơn không theo một nội dung thống nhất dẫn tới các tổ chức phải mất nhiều thời gian trong việc chuẩn bị hồ sơ.
9.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản sau:
+ Điểm 3, Phần III, Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục thể thao;
+ Thông tư số 12/2012/TT-BVHTTDL ngày 10/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bóng đá;
- Đề nghị ban hành mẫu Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
9.3. Lợi ích của thực hiện phương án đơn giản hóa:
Việc sửa đổi trình tự thực hiện, cơ quan có thẩm quyền quyết định, ban hành mẫu Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận sẽ cắt giảm được chi phí, thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện TTHC, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ khi giải quyết TTHC cho công dân, cụ thể:
- Chi phí tuân thủ TTHC ước tính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trước khi đơn giản hóa là: 30.874.196 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa là: 19.267.500 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 11.606.696 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 37%.
10. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Judo (Số hồ sơ: T-TQU-241507-TT)
10.1. Nội dung đơn giản hóa:
a, Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Theo quy định tại Điểm 3, Phần III, Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 quy định Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch "trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao", đề nghị sửa thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh thành thẩm quyền của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Lý do:
Văn bản quy định Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận, do đó khi các tổ chức thực hiện thủ tục hành chính sẽ mất nhiều thời gian để giải quyết và phải đi lại nhiều lần; mặt khác, việc phân cấp cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vẫn đảm bảo kết quả của thủ tục hành chính.
b, Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Lý do:
- Tại Khoản 5 Điều 55 của Luật Thể dục, thể thao ngày 29/11/2006 quy định hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao có đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận, nhưng Thông tư số 11/2012/TT-BVHTTDL ngày 06/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Judo không quy định cụ thể mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Việc không quy định mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận gây khó khăn trong việc hướng dẫn lập hồ sơ như: phải hướng dẫn các tổ chức viết đơn đề nghị nhiều lần hoặc các tổ chức viết đơn không theo một nội dung thống nhất dẫn tới các tổ chức phải mất nhiều thời gian trong việc chuẩn bị hồ sơ.
10.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản sau:
+ Điểm 3, Phần III, Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục thể thao;
+ Thông tư số 11/2012/TT-BVHTTDL ngày 06/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Judo;
- Đề nghị ban hành mẫu Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
10.3. Lợi ích của thực hiện phương án đơn giản hóa:
Việc sửa đổi trình tự thực hiện, cơ quan có thẩm quyền quyết định, ban hành mẫu Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận sẽ cắt giảm được chi phí, thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện TTHC, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ khi giải quyết TTHC cho công dân, cụ thể:
- Chi phí tuân thủ TTHC ước tính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trước khi đơn giản hóa là: 30.357.421 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa là: 20.678.990 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 9.678.431 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 31%.
11. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bóng bàn (Số hồ sơ: T-TQU-241511-TT)
11.1. Nội dung đơn giản hóa:
a, Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Theo quy định tại Điểm 3, Phần III, Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 quy định Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch "trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao", đề nghị sửa thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh thành thẩm quyền của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Lý do:
Văn bản quy định Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận, do đó khi các tổ chức thực hiện thủ tục hành chính sẽ mất nhiều thời gian để giải quyết và phải đi lại nhiều lần; mặt khác, việc phân cấp cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vẫn đảm bảo kết quả của thủ tục hành chính.
b, Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Lý do:
- Tại Khoản 5 Điều 55 của Luật Thể dục, thể thao ngày 29/11/2006 quy định hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao có đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận, nhưng Thông tư số 13/2012/TT-BVHTTDL ngày 10/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bóng bàn, không quy định cụ thể mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Việc không quy định mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận gây khó khăn trong việc hướng dẫn lập hồ sơ như: phải hướng dẫn các tổ chức viết đơn đề nghị nhiều lần hoặc các tổ chức viết đơn không theo một nội dung thống nhất dẫn tới các tổ chức phải mất nhiều thời gian trong việc chuẩn bị hồ sơ.
11.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản sau:
+ Điểm 3, Phần III, Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục thể thao;
+ Thông tư số 13/2012/TT-BVHTTDL ngày 10/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bóng bàn.
- Đề nghị ban hành mẫu Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
11.3. Lợi ích của thực hiện phương án đơn giản hóa:
Việc sửa đổi trình tự thực hiện, cơ quan có thẩm quyền quyết định, ban hành mẫu Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận sẽ cắt giảm được chi phí, thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện TTHC, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ khi giải quyết TTHC cho công dân, cụ thể:
- Chi phí tuân thủ TTHC ước tính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trước khi đơn giản hóa là: 28.564.876 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa là: 18.751.875 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm là: 9.813.001 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 34%.
12. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động cầu lông (Số hồ sơ: T-TQU-241513-TT)
12.1. Nội dung đơn giản hóa:
a, Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Theo quy định tại Điểm 3, Phần III, Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 quy định Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch "trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao", đề nghị sửa thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh thành thẩm quyền của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Lý do:
Văn bản quy định Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận, do đó khi các tổ chức thực hiện thủ tục hành chính sẽ mất nhiều thời gian để giải quyết và phải đi lại nhiều lần; mặt khác, việc phân cấp cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vẫn đảm bảo kết quả của thủ tục hành chính.
b, Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Lý do:
- Tại Khoản 5 Điều 55 của Luật Thể dục, thể thao ngày 29/11/2006 quy định hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao có đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận, nhưng Thông tư số 14/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động cầu lông, không quy định cụ thể mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Việc không quy định mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận gây khó khăn trong việc hướng dẫn lập hồ sơ như: phải hướng dẫn các tổ chức viết đơn đề nghị nhiều lần hoặc các tổ chức viết đơn không theo một nội dung thống nhất dẫn tới các tổ chức phải mất nhiều thời gian trong việc chuẩn bị hồ sơ.
12.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản sau:
+ Điểm 3, Phần III, Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục thể thao;
+ Thông tư số 14/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động cầu lông;
- Đề nghị ban hành mẫu Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
12.3. Lợi ích của thực hiện phương án đơn giản hóa:
Việc sửa đổi trình tự thực hiện, cơ quan có thẩm quyền quyết định, ban hành mẫu Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận sẽ cắt giảm được chi phí, thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện TTHC, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ khi giải quyết TTHC cho công dân, cụ thể:
- Chi phí tuân thủ TTHC ước tính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trước khi đơn giản hóa là: 36.100.425 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa là: 21.004.567 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 15.095.858 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 41%.
13. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động lân sư rồng (Số hồ sơ: T-TQU-241504-TT)
13.1. Nội dung đơn giản hóa:
a, Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Theo quy định tại Điểm 3, Phần III, Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 quy định Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch "trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao", đề nghị sửa thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh thành thẩm quyền của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Lý do:
Văn bản quy định Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận, do đó khi các tổ chức thực hiện thủ tục hành chính sẽ mất nhiều thời gian để giải quyết và phải đi lại nhiều lần; mặt khác, việc phân cấp cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vẫn đảm bảo kết quả của thủ tục hành chính.
b, Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Lý do:
- Tại Khoản 5 Điều 55 của Luật Thể dục, thể thao ngày 29/11/2006 quy định hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao có đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận, nhưng Thông tư số 10/2012/TT-BVHTTDL ngày 29/11/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Lân sư rồng, không quy định cụ thể mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Việc không quy định mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận gây khó khăn trong việc hướng dẫn lập hồ sơ như: phải hướng dẫn các tổ chức viết đơn đề nghị nhiều lần hoặc các tổ chức viết đơn không theo một nội dung thống nhất dẫn tới các tổ chức phải mất nhiều thời gian trong việc chuẩn bị hồ sơ.
13.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản sau:
+ Điểm 3, Phần III, Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục thể thao;
+ Thông tư số 10/2012/TT-BVHTTDL ngày 29/11/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Lân sư rồng;
- Đề nghị ban hành mẫu Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
13.3. Lợi ích của thực hiện phương án đơn giản hóa:
Việc sửa đổi trình tự thực hiện, cơ quan có thẩm quyền quyết định, ban hành mẫu Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận sẽ cắt giảm được chi phí, thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện TTHC, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ khi giải quyết TTHC cho công dân, cụ thể:
- Chi phí tuân thủ TTHC ước tính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trước khi đơn giản hóa là: 34.587.145 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa là: 19.267.500 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 15.319.645 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 44%.
14. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Patin (Số hồ sơ: T-TQU-241515-TT)
14.1. Nội dung đơn giản hóa:
a, Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Theo quy định tại Điểm 3, Phần III, Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 quy định Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch "trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao", đề nghị sửa thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh thành thẩm quyền của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Lý do:
Văn bản quy định Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận, do đó khi các tổ chức thực hiện thủ tục hành chính sẽ mất nhiều thời gian để giải quyết và phải đi lại nhiều lần; mặt khác, việc phân cấp cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vẫn đảm bảo kết quả của thủ tục hành chính.
b, Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Lý do:
- Tại Khoản 5 Điều 55 của Luật Thể dục, thể thao ngày 29/11/2006 quy định hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao có đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận, nhưng Thông tư số 16/2012/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Patin, không quy định cụ thể mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Việc không quy định mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận gây khó khăn trong việc hướng dẫn lập hồ sơ như: phải hướng dẫn các tổ chức viết đơn đề nghị nhiều lần hoặc các tổ chức viết đơn không theo một nội dung thống nhất dẫn tới các tổ chức phải mất nhiều thời gian trong việc chuẩn bị hồ sơ.
14.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản sau:
+ Điểm 3, Phần III, Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục thể thao;
+ Thông tư số 16/2012/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Patin.
- Đề nghị ban hành mẫu Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
14.3. Lợi ích của thực hiện phương án đơn giản hóa:
Việc sửa đổi trình tự thực hiện, cơ quan có thẩm quyền quyết định, ban hành mẫu Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận sẽ cắt giảm được chi phí, thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện TTHC, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ khi giải quyết TTHC cho công dân, cụ thể:
- Chi phí tuân thủ TTHC ước tính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trước khi đơn giản hóa là: 27.851.423 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa là: 16.245.550 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm là: 11.605.873 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 41%.