ỦY BAN NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4348/QĐ-UBND
|
Đà Nẵng, ngày 08 tháng 8 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ RÚT NGẮN THỜI GIAN TIẾP CẬN ĐIỆN NĂNG ĐỐI VỚI LƯỚI ĐIỆN
TRUNG ÁP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12
năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng
11 năm 2012;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày
13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6
năm 2014;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường
ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP
ngày 06 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ,
giải pháp chủ yếu cải thiện
môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng
đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 24/2016/TT-BCT ngày
30 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định một số nội dung về
rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng;
Xét đề nghị của Sở Công Thương thành
phố Đà Nẵng tại Tờ trình số 1213/TTr-SCT ngày 14 tháng 7 năm 2017 về việc đề
nghị ban hành Quy định về rút ngắn thời gian tiếp cận
điện năng đối với lưới điện trung áp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về rút ngắn thời
gian tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Giao trách nhiệm cho:
1. Giám đốc các Sở: Công Thương, Xây dựng,
Giao thông Vận tải; Chủ tịch UBND các quận, huyện, Giám đốc Công ty TNHH một
thành viên Điện lực Đà Nẵng
phối hợp thực hiện tốt Quy định này.
2. Giám đốc Sở Công Thương chịu trách
nhiệm tổ chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc và báo cáo kết quả thực hiện Quy định
này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định
số 3199/QĐ-UBND ngày 01 tháng 6 năm 2015 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố; Giám đốc các Sở: Công
Thương, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Nội vụ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận,
huyện; Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Điện lực Đà Nẵng, Thủ trưởng các tổ
chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công Thương;
- Đoàn ĐBQH TPĐN;
- TT HĐND TPĐN;
- Chủ tịch, các PCT UBND TPĐN;
- Các Sở, Ban, ngành
TPĐN;
- Tập đoàn Điện lực
Việt Nam;
- TCty Điện lực miền Trung;
- Cục Quản lý đường bộ 3;
- TT Tin học
- Công báo, Cổng TTĐTTP;
- Đài PT-TH ĐN, Báo ĐN;
- Lưu: VT, TH, NCPC,
QLĐTư, QLĐTh, SCT;
|
CHỦ TỊCH
Huỳnh
Đức Thơ
|
QUY ĐỊNH
VỀ
RÚT NGẮN THỜI GIAN TIẾP CẬN ĐIỆN NĂNG ĐỐI VỚI LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 4348/QĐ-UBND ngày 08 tháng 8 năm
2017 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng)
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Định
nghĩa, mục đích, yêu cầu
1. Định nghĩa
Chỉ số tiếp cận điện năng là tổng thời gian thực
hiện việc cấp điện cho khách hàng sử dụng điện kể từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ
yêu cầu cấp điện của khách hàng đến khi thi công hoàn thành công trình cấp điện,
nghiệm thu đóng điện và ký kết hợp đồng mua bán điện.
Chỉ số tiếp cận điện năng được đánh
giá qua các tiêu chí: số thủ tục; thời gian thực hiện; chi phí đầu tư so với thu nhập
bình quân quốc gia; giá điện và độ tin cậy cung cấp điện.
2. Mục đích, yêu cầu
Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả phối hợp
giữa các Sở, UBND quận, huyện, Công ty TNHH một thành viên Điện lực Đà Nẵng,
đơn vị phân phối và bán lẻ điện và khách hàng sử dụng điện trong việc thực hiện
chỉ số tiếp cận điện năng, rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng đối với lưới
điện trung áp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Các cơ quan, đơn vị được giao giải quyết
các thủ tục liên quan đến chỉ số tiếp cận điện năng phải thường xuyên rà soát, sửa đổi,
bổ sung quy trình để đảm bảo thực
hiện tốt 03 tiêu chí: đơn giản hóa tối đa thủ tục, rút ngắn thời
gian giải quyết và giảm chi phí thực hiện.
Điều 2. Phạm
vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định một số nội
dung về rút ngắn thời gian
tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
2. Trách nhiệm của các Sở, UBND các quận,
huyện, Công ty TNHH một thành viên Điện lực Đà Nẵng, đơn vị phân phối và bán lẻ
điện, khách hàng sử dụng điện có nhu cầu đấu nối vào lưới điện trung áp.
Điều 3.
Nguyên tắc thực hiện chỉ số tiếp cận điện năng
1. Mọi cơ quan, đơn vị được giao giải
quyết các thủ tục liên quan đến chỉ số tiếp cận điện năng phải niêm yết, công bố
công khai thủ tục, hồ sơ yêu cầu, mức thu phí, lệ phí, thời gian giải quyết
theo quy định của nhà nước tại trụ sở cơ quan, đơn vị mình. Thủ tục phải đơn giản,
rõ ràng, đúng
pháp luật. Bảo đảm giải quyết
công việc nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng có yêu cầu cấp điện.
2. Các cơ quan, đơn vị trên cơ sở chức
năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp tích cực, nghiên cứu đơn giản
hóa hồ sơ, thủ tục, rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng theo yêu cầu của
Chính phủ.
Chương II
NHỮNG
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Trình
tự thực hiện tiếp cận điện năng
Sơ đồ trình tự
thực hiện tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp
Điều 5. Thủ tục, thời
gian thực hiện tiếp cận điện năng
Thủ tục,
công việc
|
Cơ quan,
đơn vị thực hiện
|
Thành phần
hồ sơ
yêu
cầu
|
Thời gian
thực hiện đến cuối năm 2017 (ngày)
|
Thời gian
thực hiện đến cuối năm 2020 (ngày)
|
Phí, chi
phí thực hiện (Đồng)
|
Tiếp nhận hồ
sơ, khảo sát, thỏa thuận đấu nối
|
Công ty TNHH MTV Điện
lực Đà Nẵng
|
|
2
|
2
|
Không thu
chi phí
|
Thỏa thuận
vị trí cột điện/trạm biến áp và hành lang lưới điện
|
Sở Xây dựng/Sở
Giao
thông
Vận tải/UBND quận,
huyện
|
|
5
|
4
|
Không thu
chi phí
|
Cấp phép
thi công đào đường, vỉa hè
|
Sở Giao
thông Vận tải/UBND quận, huyện
|
- Đơn/văn bản đề nghị cấp giấy phép
thi công theo mẫu;
- Văn bản cam kết về việc
tháo dỡ, di chuyển hoặc cải tạo công trình đã lắp đặt trả lại mặt bằng để nhà
nước xây dựng công trình công cộng hoặc nâng cấp mở rộng nền đường; không được
yêu cầu bồi thường và phải
chịu hoàn toàn trách nhiệm kinh phí liên quan;
- Văn bản chấp thuận thi công công
trình thiết yếu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền (đối với thi công
lắp đặt công trình thiết yếu);
- Hồ sơ thiết kế và thiết kế tổ chức
thi công được cấp thẩm quyền phê duyệt;
- Biện pháp bảo đảm an toàn
công trình giao thông đường bộ và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác hiện
có trên đường bộ;
- Biện pháp bảo đảm an toàn giao
thông trong suốt thời gian thi công có xác nhận của Ban Quản lý dự án (trường
hợp các công trình đơn giản, không có thiết kế tổ chức thi công);
- Biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường
kèm theo văn bản xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của UBND quận, huyện;
- Hợp đồng xây lắp (nếu chủ
đầu tư là pháp nhân có chức năng
thi công và tự thi công thì không cần thủ tục này)
|
4
|
4
|
- Lệ phí: Không có;
- Nộp tiền đặt cọc bằng 100%
kinh phí hoàn trả kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo đơn giá quy định tại
Quyết định số
18/2015/QĐ-UBND
ngày 27/7/2015 của UBND thành phố Đà Nẵng.
|
Xác nhận kế
hoạch bảo vệ môi trường
|
UBND quận, huyện
|
- Kế hoạch bảo vệ môi trường có hình
thức trang bìa và yêu cầu về cấu trúc và nội dung theo mẫu quy định tại Thông
tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Báo cáo đầu tư của dự án, phương
án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc tài liệu tương đương có chữ ký (ghi rõ
họ tên, chức danh) của người đại diện có thẩm quyền và đóng dấu
|
5
|
4
|
Không thu
phí
|
Nghiệm thu
đóng điện, ký kết hợp đồng mua bán điện
|
Công ty
TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng
|
- Hồ sơ pháp lý;
- Hồ sơ thiết kế được duyệt;
- Hồ sơ hoàn công;
- Biên bản lắp đặt hệ thống đo đếm;
- Biên bản áp giá bán điện;
- Hợp đồng mua bán điện
|
3
|
3
|
Theo quy định
của Bộ Công Thương, trên cơ sở quy mô công trình
|
- Thời gian giải quyết các thủ tục
hành chính thuộc trách nhiệm của các Sở, UBND quận, huyện năm 2017 không quá 14
ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ), phấn đấu đến năm 2020 rút ngắn
xuống còn không quá 12 ngày làm việc;
- Thời gian giải quyết các thủ tục,
công việc thuộc trách nhiệm của Công ty TNHH một thành viên Điện lực Đà Nẵng
không quá 05 ngày làm việc;
- Thời gian lập, thẩm định, phê duyệt
hồ sơ thiết kế, đền bù giải tỏa, mua sắm vật tư, thiết bị, triển khai thi công do
khách hàng/chủ đầu
tư công trình điện thực hiện không quá 35 ngày. Riêng các công trình điện do
Công ty TNHH một thành viên Điện lực Đà Nẵng đầu tư thì không quá 23 ngày (ngoại
trừ những công trình có thời gian cấp điện theo yêu cầu của khách hàng lớn hơn
thời gian quy định).
Điều 6. Điều chỉnh, bổ
sung Quy hoạch phát triển điện lực
1. Đối với các công trình trạm biến áp
trung áp có tổng dung lượng lớn hơn 2.000kVA
a) Sở Công Thương là cơ quan chuyên
môn tham mưu cho UBND thành phố thực hiện công tác kiểm tra, xác nhận sự phù hợp
của việc đầu tư xây dựng các công trình trạm biến áp trung áp có tổng dung lượng
lớn hơn 2.000kVA với Quy hoạch cấp điện thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2050 (chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật), về vị trí đấu nối, khả năng đấu nối cấp nguồn
cho công trình.
Các công trình điện khi đầu tư xây dựng
phải phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực được phê duyệt. Đối với các công
trình điện chưa có trong Quy hoạch cấp điện thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050 (chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật) được phê duyệt, chủ đầu tư công trình
điện phải lập hồ sơ điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, bao gồm:
- Tờ trình đề nghị điều chỉnh, bổ sung
Quy hoạch cấp điện thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
(chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật);
- 05 bộ Báo cáo điều chỉnh, bổ sung
quy hoạch: trong đó nêu sự cần thiết đầu tư công trình, quy mô công suất
sử dụng điện, tiến độ thực hiện công trình.
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương có trách nhiệm hoàn thành thẩm định
hồ sơ đề nghị điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cấp điện thành phố Đà Nẵng đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050 (chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật), trình UBND thành
phố chấp thuận.
Trong quá trình thẩm định, trường hợp
cần thiết, Sở Công Thương lấy ý kiến của Công ty TNHH một thành viên Điện lực Đà
Nẵng về vị trí đấu nối, khả năng đấu nối cấp nguồn cho nhu cầu phụ tải của công
trình và văn bản tham gia ý kiến của các Sở, ban, ngành có liên quan.
2. Đối với các công trình trạm biến áp
trung áp có tổng dung lượng từ 2.000kVA trở xuống:
Bỏ thủ tục Xác nhận sự phù hợp với Quy
hoạch phát triển điện lực thành phố Đà Nẵng đối với các công trình trạm biến áp
trung áp có tổng dung lượng từ 2.000kVA trở xuống (chuyển sang công tác hậu kiểm).
Căn cứ vào khả năng đáp ứng của lưới
điện tại khu vực, Đơn vị phân phối điện thực hiện đấu nối công trình điện này
vào lưới điện do mình quản lý và báo cáo Sở Công Thương theo định kỳ 06 tháng
và cả năm.
Điều 7. Thỏa thuận vị
trí cột điện, trạm biến áp và hành lang lưới điện
1. Đối với công trình điện nằm trong
phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hoặc giao chéo với đường bộ
có mặt cắt ngang lòng đường ≤ 7,5 mét và các đường ≥ 7,5 mét trong các khu dân
cư do Sở Giao thông Vận tải ủy thác: Chủ đầu tư công trình gửi hồ sơ đến UBND quận,
huyện đề nghị thỏa thuận.
2. Đối với công trình điện nằm trong
phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hoặc giao chéo với có mặt cắt
ngang lòng đường >
7,5 mét hoặc đường quốc lộ được Tổng cục Đường bộ Việt Nam ủy thác (gồm Quốc lộ
14B và Quốc lộ 1 (từ Km916+300 đến Km933+082)): Chủ đầu tư công trình gửi hồ sơ đến Sở Giao
thông Vận tải đề nghị thỏa thuận.
3. Đối với công trình điện nằm trong
phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc Quốc lộ 1 (đoạn từ đường
gom phía Nam (Km933+082) đến giáp tỉnh Quảng Nam và đoạn từ đường Tạ Quang Bửu
(Km916+300) đến đèo Hải Vân), Quốc lộ 14G, đường Tạ Quang Bửu, đường tránh hầm Hải Vân -
Túy Loan: Chủ đầu tư công trình điện gửi hồ sơ đến Cục quản lý đường bộ 3 đề
nghị thỏa thuận.
4. Đối với công trình điện đi qua khu
vực đất công cộng hoặc qua khu vực, vị trí liên quan đến yếu tố kiến trúc, mỹ quan đô thị:
Chủ đầu tư công trình gửi hồ sơ đến Sở Xây dựng đề nghị thỏa thuận.
5. Đối với công trình điện nằm trong
phạm vi quản lý các khu công nghiệp, khu công nghệ cao: Chủ đầu tư công
trình gửi hồ sơ đến Ban quản lý
các khu công nghiệp và chế
xuất Đà Nẵng hoặc Ban
quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng hoặc chủ đầu tư khu công nghiệp đó để nghị thỏa thuận.
6. Đối với công trình điện trong ranh
giới các khu dân cư, khu tái định cư, các tuyến đường giao thông đang thi công xây dựng hạ
tầng kỹ thuật, chưa bàn giao cho cơ quan quản lý Nhà nước để quản lý: Chủ đầu tư công
trình phải lấy ý kiến thỏa thuận của các đơn vị được giao điều hành dự án các
công trình này trước khi gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý Nhà nước theo thẩm quyền
tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này để thỏa thuận.
Điều 8. Cấp phép thi
công xây dựng công trình điện
Trước khi triển khai thi công xây dựng
công trình điện nằm trong
phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, chủ đầu tư phải lập hồ sơ đề
nghị cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 7 Quy định
này cấp phép thi công xây dựng công trình điện.
Điều 9. Xác nhận kế
hoạch bảo vệ môi trường
UBND quận, huyện thực hiện thủ tục xác
nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với công trình điện thi công trên địa bàn
mình quản lý. Chủ đầu tư công trình điện lập hồ sơ đề nghị xác nhận kế hoạch bảo
vệ môi trường theo quy định, gửi UBND quận, huyện để thực hiện xác nhận, có thể
thực hiện đồng thời cùng với bước gửi hồ sơ đề nghị thỏa thuận vị trí cột điện,
trạm biến áp và hành lang lưới điện hoặc bước xin cấp phép thi công xây dựng.
Điều 10. Trách nhiệm
của các cơ quan, đơn vị
1. Sở Công Thương có trách nhiệm:
a) Nghiên cứu, đề xuất Bộ
Công Thương, UBND thành phố về đơn giản hóa hồ sơ, rút ngắn thời gian thực hiện
thủ tục xác nhận sự phù hợp với cấp điện thành phố Đà Nẵng đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050 (chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật) đối với các công trình trạm
biến áp trung áp có tổng dung lượng lớn hơn 2.000kVA. Thực hiện công tác hậu kiểm
đối với các công trình trạm biến áp trung áp có tổng dung lượng từ 2.000kVA trở xuống.
b) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn
việc thực hiện tiếp cận điện năng theo
nội dung trong Quy định này và các quy định có liên quan.
c) Chủ trì kiểm tra, tổng hợp báo cáo
và đề xuất UBND thành phố tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc thực
hiện tiếp cận điện năng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
d) Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Công
Thương, UBND thành phố kết quả, đánh giá thực hiện việc rút ngắn thời gian tiếp
cận điện năng trên địa bàn thành phố; đề xuất UBND thành phố xử lý các cơ quan,
đơn vị không thực hiện tốt việc rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng theo Quy
định này.
2. Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải,
UBND quận, huyện có trách nhiệm:
a) Sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính
được giao thực hiện liên quan đến Quy định rút ngắn thời gian tiếp cận điện
năng lưới điện trung áp vào bộ thủ tục hành chính do cơ quan mình được giao giải
quyết; công bố, niêm yết công khai, rõ ràng các thủ tục hành chính được phân
công thực hiện theo Quy định này.
b) Báo cáo, đề xuất các Bộ, Ngành,
UBND thành phố đơn giản hóa hồ sơ, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục
hành chính liên quan đến Quy định rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng do cơ
quan mình thực hiện.
c) Định kỳ trước ngày 15/12 hàng
năm báo cáo UBND thành phố (thông qua Sở Công Thương) kết quả thực hiện thủ tục
hành chính do cơ quan mình thực hiện liên quan đến Quy định rút ngắn thời gian
tiếp cận điện năng.
3. Công ty TNHH một thành viên Điện lực
Đà Nẵng có trách nhiệm:
a) Nghiên cứu đơn giản hóa hồ sơ, rút
ngắn thời gian giải quyết các thủ tục, công việc liên quan đến rút ngắn thời
gian tiếp cận điện năng của đơn vị mình theo Quy định này.
b) Chủ động làm việc với khách hàng có
yêu cầu sử dụng điện để tổng hợp số liệu nhu cầu cấp điện, lập kế hoạch, phương
án đầu tư, bố trí vốn, mua sắm thiết bị, vật tư, đấu thầu... theo hướng
đơn giản hóa nhằm rút ngắn thời gian thực hiện tiếp cận điện năng đối với các
công trình do Công ty TNHH một thành viên Điện lực Đà Nẵng đầu tư.
c) Hướng dẫn khách hàng có yêu cầu cấp
điện về các thủ tục hành chính, các cơ quan, đơn vị thực hiện liên quan đến tiếp
cận điện năng. Thỏa thuận phương án đầu tư với khách hàng có yêu cầu cấp điện
sao cho đạt hiệu quả nhất, rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng.
d) Niêm yết công khai tại trụ sở của
mình về trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết liên quan đến chỉ số tiếp cận
điện năng; Không thực hiện thỏa thuận đấu nối, nghiệm thu đóng điện đối với các
công trình điện theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Quy định này khi chưa có văn bản
của Sở Công Thương xác nhận sự phù hợp hoặc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cấp
điện thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (chuyên ngành hạ tầng
kỹ thuật).
e) Báo cáo Sở Công Thương định kỳ 06
tháng (trước ngày 15 tháng 7) và cả năm (trước ngày 15 tháng 01 năm sau) về tình
hình đầu tư xây dựng công trình điện và thực hiện đấu nối của khách hàng sử dụng
lưới điện phân phối có trạm điện riêng.
f) Định kỳ trước ngày 15/12 hàng năm
báo cáo Sở Công Thương kết quả thực hiện các thủ tục, công việc về thực hiện tiếp
cận điện năng; kịp thời báo cáo các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tiếp
cận điện năng.
4. Khách hàng sử dụng điện có yêu cầu
đấu nối, cấp điện từ lưới điện trung áp có trách nhiệm:
a) Cung cấp đầy đủ thông tin về nhu cầu,
quy mô sử dụng điện, tiến độ yêu cầu cấp điện; cam kết tiến độ yêu cầu cấp điện
(thông qua việc nộp bảo lãnh hợp đồng mua bán điện) với bên bán điện.
b) Kịp thời phản ánh các khó khăn, vướng
mắc trong quá trình thực hiện tiếp cận điện năng cho Sở Công Thương.
5. Chủ đầu tư công trình điện
a) Thực hiện đầu tư xây dựng công
trình điện theo đúng Quy hoạch phát triển điện lực đã được phê duyệt.
b) Xác định chính xác hướng tuyển, diện
tích đất cần sử dụng, đề xuất phương án đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định
cư cho các tổ chức, cá nhân có công trình, nhà ở, vật kiến trúc, cây cối, hoa
màu trong ranh giới diện tích đất cần sử dụng trong giai đoạn lập dự án đầu tư
xây dựng công trình điện để các cơ quan Nhà nước có thẩm định xem xét thỏa thuận,
quyết định.
c) Lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế,
thi công có đầy đủ năng lực; bố trí đủ nguồn vốn để triển khai thi công xây dựng
công trình điện, đấu nối vào lưới điện trung áp đúng tiến độ yêu cầu, giảm chi
phí.
d) Thực hiện đúng nội dung giấy phép
thi công xây dựng công trình điện đã được cấp.
Chương III
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Kiểm tra, xử
lý vi phạm
1. Sở Công Thương, Sở Giao thông Vận tải,
Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện và các cơ quan quản lý có liên quan có
trách nhiệm kiểm tra, xử lý theo thẩm
quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình quản lý, đầu tư xây
dựng công trình điện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
2. Các tổ chức, cá nhân không thực hiện
đúng nội dung của Quy định này, tùy theo mức độ, tính chất vi phạm sẽ bị xử lý
theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý, đầu tư xây dựng công trình
điện và các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan.
Điều 12. Tổ chức thực
hiện
1. Sở Công Thương có
nhiệm vụ làm đầu mối kiểm tra, theo dõi, đôn đốc thực hiện Quy định này; báo
cáo định kỳ hàng năm cho UBND thành phố.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện
Quy định này, nếu gặp vướng mắc, khó khăn, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm
phản ánh về Sở Công Thương bằng văn bản để đề xuất sửa đổi, bổ sung nhằm kịp thời
tổng hợp, báo cáo UBND thành phố Đà Nẵng xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.