ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4204/QĐ-UBND
|
Quảng Bình, ngày 04 tháng 11 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 08/2020/NĐ-CP
ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư
pháp tại Tờ trình số 2579/TTr-STP ngày 07/10/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển Văn phòng Thừa phát Lại
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên Đề án: Phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
2. Đơn vị chủ trì
thực hiện Đề án: Sở Tư
pháp.
3. Mục tiêu Đề án
3.1. Mục tiêu chung
- Triển khai kịp thời, đầy đủ có hiệu
quả các nội dung của Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26/11/2015 của Quốc hội về
thực hiện chế định Thừa phát lại; Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của
Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại và Kế hoạch số 472/KH-UBND
ngày 26/3/2020 của UBND tỉnh Quảng Bình triển khai thi hành Nghị định số
08/2020/NĐ-CP;
- Bổ sung công cụ phục vụ cho công
tác quản lý nhà nước của cơ quan có thẩm quyền đối với hoạt động Thừa phát lại
nói chung và việc phát triển Văn phòng Thừa phát lại nói riêng.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Phát triển mạng lưới Văn phòng Thừa
phát lại rộng khắp và phân bố hợp lý gắn với địa bàn dân cư, đảm bảo mỗi địa
bàn cấp huyện có ít nhất 01 Văn phòng Thừa phát lại. Kiểm soát việc phát triển
Văn phòng Thừa phát lại mang tính “tự phát”; phát triển tùy tiện, phát triển
nóng, phân bố không hợp lý, có địa bàn tập trung quá nhiều Văn phòng Thừa phát
lại nhưng địa bàn khác lại không phát triển được Văn phòng Thừa phát lại, dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các Văn phòng Thừa
phát lại;
- Việc phát triển Văn phòng Thừa phát
lại phải trên cơ sở bám sát tình hình phát triển kinh tế - xã hội, mật độ dân
cư và số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự của từng địa
phương nhằm đáp ứng một cách chủ động yêu cầu cung cấp các việc làm Thừa phát lại
ngày càng tăng của cá nhân, tổ chức;
- Đảm bảo tính ổn định và bền vững
cao, cần sự quản lý, định hướng, điều tiết chặt chẽ của Nhà nước trong một Đề
án phát triển chung của tỉnh và được triển khai thực hiện theo đúng số lượng và
lộ trình của từng địa bàn cấp huyện, đảm bảo việc xã hội hóa hoạt động Thừa phát lại có bước đi phù hợp theo quy định của pháp luật
và tình hình thực tiễn của địa phương.
4. Lộ trình thực
hiện
4.1. Lộ trình thực hiện Đề án theo 2
giai đoạn như sau:
STT
|
Tên
đơn vị hành chính cấp huyện
|
Tổng
số Văn phòng Thừa phát lại trên một địa bàn cấp huyện
|
Lộ
trình phát triển giai đoạn 2020 - 2025
|
Lộ
trình phát triển từ năm 2026 trở đi
|
1
|
TP.
Đồng Hới
|
02
|
01
|
01
|
2
|
Thị
xã Ba Đồn
|
02
|
01
|
01
|
3
|
Huyện
Bố Trạch
|
01
|
01
|
0
|
4
|
Huyện
Lệ Thủy
|
01
|
01
|
0
|
5
|
Huyện
Minh Hóa
|
01
|
01
|
0
|
6
|
Huyện
Quảng Ninh
|
01
|
01
|
0
|
7
|
Huyện
Quảng Trạch
|
01
|
01
|
0
|
8
|
Huyện
Tuyên Hóa
|
01
|
01
|
0
|
Tổng số
|
10
|
08
|
02
|
4.2. Việc phát triển Văn phòng Thừa
phát lại ờ các địa bàn cấp huyện phải tuân thủ Đề án đã được phê duyệt.
4.3. Trong trường hợp có điều chỉnh địa
giới hành chính cấp huyện thì UBND tỉnh xem xét điều chỉnh số lượng Văn phòng
Thừa phát lại phù hợp với lộ trình và chỉ tiêu phân bổ số lượng Văn phòng Thừa
phát lại theo quy định của pháp luật trên cơ sở nguyên tắc không giảm số
lượng Văn phòng Thừa phát lại khi sáp, nhập đơn vị hành chính cấp
huyện.
4.4. Việc điều chỉnh số lượng Văn
phòng Thừa phát lại nêu tại mục 4.3 phải phù hợp với các tiêu chí được quy định
tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.
5. Điều kiện
thành lập các Văn phòng Thừa phát lại
5.1. Điều kiện thành lập Văn phòng Thừa
phát lại
5.1.1. Điều kiện về trụ sở của Văn
phòng Thừa phát lại
a) Văn phòng Thừa phát lại phải có địa
điểm đặt trụ sở riêng với địa chỉ cụ thể, rõ ràng, có phòng làm việc cho Trưởng
Văn phòng Thừa phát lại, các Thừa phát lại (nếu có), thư ký nghiệp vụ, phòng
giao dịch và kho lưu trữ hồ sơ.
Tại phòng giao dịch phải niêm yết
công khai các bảng hướng dẫn các nội dung, quy trình, thủ tục và chi phí thực
hiện công việc của Thừa phát lại. Tất cả các phòng đều được
trang bị hệ thống chiếu sáng và thiết bị phòng, chống cháy nổ đảm bảo theo quy
định chuẩn.
b) Trong trường hợp trụ sở là nhà thuê, mượn thì ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu trên, các
Văn phòng Thừa phát lại phải có hợp đồng thuê, mượn nhà làm trụ sở theo quy định.
c) Tổng diện tích sử dụng nhà tối thiểu
của mỗi Văn phòng từ 80m2 trở lên.
d) Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra
việc đáp ứng các điều kiện về trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại trước khi thực
hiện đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại.
5.1.2. Về tên gọi của Văn phòng Thừa phát lại
Tên gọi của Văn phòng Thừa phát lại
do các Thừa phát lại lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ "Văn phòng Thừa
phát lại", không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của Văn phòng Thừa
phát lại khác trong phạm vi toàn quốc, không được vi phạm truyền thống lịch sử,
văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc; không được lấy địa danh của
địa bàn khác hoặc họ tên của Thừa phát lại khác, tên của Văn phòng Thừa phát lại
đã đăng ký để đặt tên cho Văn phòng Thừa phát lại của mình.
5.1.3. Điều kiện về bộ máy tổ chức,
cơ cấu nhân sự của Văn phòng Thừa phát lại
a) Về bộ máy tổ chức: Mỗi Văn phòng
phải có ít nhất các bộ phận sau:
- Bộ phận quản lý, điều hành hoạt động
của Văn phòng (Trưởng Văn phòng Thừa phát lại và Thừa phát lại sáng lập (nếu
có);
- Bộ phận thư ký nghiệp vụ;
- Bộ phận kế toán, tài vụ, văn thư, lưu
trữ;
- Bộ phận khác: Tùy từng quy mô tổ chức
của Văn phòng Thừa phát lại để quy định thêm các bộ phận khác.
b) Cơ cấu tổ chức nhân sự của Văn
phòng Thừa phát lại do Trưởng Văn phòng Thừa phát lại quyết định nhưng phải đảm
bảo cơ cấu nhân sự như sau:
TT
|
Chức
danh
|
Số
lượng, cơ cấu nhân sự
|
Tiêu
chuẩn, trình độ chuyên môn
|
1
|
Thừa
phát lại
|
01 (nếu Văn phòng Thừa phát lại
thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân)
Từ 02 trở lên (nếu Văn phòng Thừa
phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh
|
Đủ
điều kiện tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP
|
2
|
Thư
ký nghiệp vụ
|
Tối
thiểu là 02
|
Trung
cấp Luật trở lên
|
3
|
Nhân
viên kế toán
|
01
|
Trung
cấp kế toán trở lên
|
4
|
Nhân
viên thủ quỹ, văn thư, lưu trữ
|
01
|
Trung
cấp trở lên
|
5
|
Bảo
vệ
|
01
|
|
5.1.4. Về phương tiện hoạt động của
Văn phòng Thừa phát lại
Văn phòng Thừa phát lại phải trang bị
đầy đủ các phương tiện làm việc: máy vi tính, máy in; máy photo; máy điện thoại
bàn; máy fax; bàn, ghế làm việc, tủ đựng hồ sơ; két sắt;... Tùy vào từng hình thức
tổ chức và quy mô hoạt động mà các Văn phòng Thừa phát lại trang bị số lượng
phương tiện làm việc cho phù hợp với tình hình hoạt động của tổ chức mình.
5.2. Về thủ tục thành lập, đăng ký hoạt
động của Văn phòng Thừa phát lại: Thực hiện theo quy định của Nghị định số
08/2020/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5.3. Điều kiện về chuyển đổi loại
hình, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng, tạm ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động
của Văn phòng Thừa phát lại: Được thực hiện theo quy định của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP,
Luật Doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản pháp luật có
liên quan khác.
6. Giải pháp thực
hiện
6.1. Nâng cao nhận thức của các cấp,
các ngành, các tổ chức, cá nhân có liên quan và toàn xã hội về vị trí, vai trò
của hoạt động Thừa phát lại.
Tiếp tục tổ chức phổ biến, quán triệt
các nội dung của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và các văn bản
pháp luật có liên quan với nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao hơn nữa nhận
thức của các cấp, các ngành về bản chất, vai trò, ý nghĩa của hoạt động Thừa
phát lại; nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với công tác
Thừa phát lại; đồng thời thông qua đó tuyên truyền sâu rộng về vị trí, vai trò
của Thừa phát lại trong toàn xã hội để Thừa phát lại trở thành nhu cầu thiết thực
trong đời sống xã hội của Nhân dân.
6.2. Tiếp tục rà soát các quy định
pháp luật về lĩnh vực Thừa phát lại thuộc thẩm quyền ban hành của tỉnh để sửa đổi
bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.
6.3. Phát triển các Văn phòng Thừa
phát lại theo đúng lộ trình; đề xuất cơ chế và chính sách hỗ trợ, khuyến khích
tạo điều kiện trong việc thành lập và tổ chức hoạt động của Văn phòng Thừa phát
lại tại địa bàn cấp huyện có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, bảo đảm mạng lưới
các Văn phòng Thừa phát lại được thành lập đều ở tất cả các huyện, thị xã,
thành phố trên địa bàn tỉnh.
6.4. Thu hút nguồn lực tham gia hoạt
động Thừa phát lại; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ Thừa phát lại; xây dựng
cơ chế, chính sách thu hút các nguồn lực tham gia hoạt động Thừa phát lại, chú
trọng những người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, đã có kinh nghiệm trong hoạt động
Thừa phát lại hoặc đã làm việc trong lĩnh vực Thừa phát lại để tăng cường số lượng,
chất lượng Thừa phát lại; xây dựng đội ngũ Thừa phát lại giỏi về chuyên môn
nghiệp vụ, vững vàng về bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp,
nâng cao chất lượng, uy tín của hoạt động Thừa phát lại.
6.5. Xây dựng và đưa hệ thống cơ sở dữ
liệu về vi bằng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình vào ứng dụng trong thực tiễn.
6.6. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước về hoạt động Thừa phát lại; tăng cường việc hướng dẫn về nghiệp vụ
Thừa phát lại; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức và
hoạt động Thừa phát lại; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tổ chức, hoạt
động Thừa phát lại theo định kỳ, đột xuất nhằm phát hiện và xử lý kịp thời đối
với những vi phạm trong hoạt động Thừa phát lại.
6.7. Tổ chức sơ kết, tổng kết việc
triển khai thực hiện Đề án.
7. Tổ chức thực
hiện
7.1. Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn
giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về Thừa phát lại có nhiệm vụ:
a) Tổ chức thực hiện Đề án.
b) Tiếp nhận, xem xét, kiểm tra hồ sơ
đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại theo
đúng Đề án và quy định của pháp luật; cấp Giấy đăng ký hoạt động cho các Văn
phòng Thừa phát lại theo đúng quy định của pháp luật.
c) Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh các biện
pháp hỗ trợ phát triển Văn phòng Thừa phát lại.
d) Thực hiện kiểm tra, thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại theo
quy định của pháp luật hoặc theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
đ) Các nhiệm vụ khác có liên quan.
7.2. Sở Nội vụ phối hợp với Sở Tư pháp
tham mưu, đề xuất UBND tỉnh biện pháp hỗ trợ phát triển Văn phòng Thừa phát lại
và các nội dung khác của Đề án có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của sở
mình.
7.3. Sở Tài chính có trách nhiệm tham
mưu UBND tỉnh bảo đảm kinh phí cho việc triển khai Đề án; phối hợp với Sở Tư
pháp thực hiện các nội dung khác của Đề án có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ
của Sở mình.
7.4. Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị
trực thuộc, công an cấp huyện hỗ trợ và thực hiện các yêu cầu của Thừa phát lại
theo Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và các quy định của pháp
luật có liên quan.
7.5. Cục Thuế tỉnh: Tạo điều kiện thuận lợi cho các Văn phòng Thừa phát lại trong việc làm các thủ tục khắc dấu,
đăng ký mã số thuế và quản lý thuế nhằm phát triển Văn
phòng thừa phát lại trên địa bàn tỉnh.
7.6. Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh -
Truyền hình Quảng Bình và các cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương có trách
nhiệm tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về Thừa phát lại và
nội dung của Đề án trên các phương tiện thông tin đại chúng.
7.7. UBND các huyện, thị xã, thành phố
có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi và có biện pháp hỗ trợ theo thẩm quyền đối
với các Văn phòng Thừa phát lại hoạt động trên địa bàn; phối hợp với Sở Tư pháp
trong việc hướng dẫn, quản lý các Văn phòng Thừa phát lại hoạt động theo quy định
của pháp luật.
7.8. Các Văn phòng Thừa phát lại có
trách nhiệm tuân thủ quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thành lập; thực
hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của
Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và các quy định pháp luật có liên quan.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Tư
pháp, Nội vụ, Tài Chính; Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND
các huyện, thị xã, thành phố và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều
3;
- Bộ Tư pháp;
- Cục Bổ trợ tư pháp;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Nội chính, Tỉnh ủy;
- Ban pháp chế, HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NC.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Tiến Hoàng
|