Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 4170/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án Phát triển rừng trồng kinh doanh gỗ lớn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020

Số hiệu 4170/QĐ-UBND
Ngày ban hành 27/10/2016
Ngày có hiệu lực 27/10/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Đức Quyền
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4170/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 27 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG KINH DOANH GỖ LỚN TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020.

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bo vệ và phát triển rừng; Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ các Quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT: số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp; số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18/4/2014 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014-2020; số 919/QĐ-BNN-TCLN ngày 05/5/2014 về Kế hoạch nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến giai đoạn 2014-2020; số 957/QĐ-BNN-TCLN ngày 09/5/2014 về Kế hoạch phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ giai đoạn 2014-2020; Kế hoạch số 1391/KH-BNN-TCLN ngày 29/4/2014 về phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp giai đoạn 2014-2020;

Căn cứ Quyết định số 4364/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 2320/QĐ-UBND ngày 24/6/2015 về việc ban hành Chương trình hành động của UBND tỉnh Thanh Hóa thực hiện Nghị quyết số 16- NQ/TƯ ngày 20/4/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ tnh về tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 122/TTr-SNN&PTNT ngày 13/6/2016, của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo kết quả thẩm định số 4475/BC-SKHĐT ngày 21/10/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Phát triển rừng trồng kinh doanh gỗ lớn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án này; thường xuyên báo cáo UBND tỉnh về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ để kịp thời chỉ đạo.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Giám đốc các s, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn th, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3 QĐ (để thực hiện);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để b/c),
- Chủ tịch UBND t
nh (để b/c),
- Lưu: VT, NN. (Truc105)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Quyền

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG KINH DOANH GỖ LỚN TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4170/QĐ-UBND ngày 27 tháng 10 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

I. SỰ CẦN THIẾT LẬP ĐỀ ÁN

Trong nhng năm gần đây, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền địa phương các cấp, công tác phát triển lâm nghiệp đã đạt được nhiều thành quả đáng k. Người dân đã thực sự quan tâm và phát triển nghề rừng, đặc biệt là công tác trồng rừng; trong giai đoạn 2011 - 2015 đã trồng mới được 54.538 ha rừng, diện tích rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh tăng lên khoảng 102.400 ha. Tuy diện tích và sản lượng gỗ rừng trồng sản xuất đã tăng trong thời gian qua nhưng chủ yếu là áp dụng phương thức trồng kinh doanh gỗ nhỏ với chu kỳ từ 5-7 năm theo hình thức quảng canh để làm nguyên liệu giấy và dăm gỗ, giá trị kinh tế thấp; chưa có các giải pháp về kỹ thuật và chính sách đề phát trin rừng trồng gỗ lớn phục vụ cho sản xuất đồ mộc, gỗ xuất khẩu với giá trị kinh tế cao. Nhằm khc phục những hạn chế trên, để nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng theo hướng chuyển đi cơ cấu cây trồng và sản phẩm gỗ chế biến từ rừng trồng, tạo vùng nguyên liệu gỗ ln tập trung, cung cấp cho các nhà máy và làng nghề chế biến gỗ trên địa bàn thì việc lập Đề án phát trin rừng trồng kinh doanh gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 là cần thiết

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ ÁN: Diện tích được quy hoạch phát trin rng sản xuất trên địa bàn tỉnh.

III. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN: Năm 2016 - 2020.

IV. QUAN ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Đẩy mạnh việc phát triển rừng trồng gỗ lớn trên cơ sở sử dụng hợp lý, có hiệu quả diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch phát triển rừng sản xuất; sớm hình thành vùng kinh doanh rừng gỗ lớn có năng suất, chất lượng cao, cung cấp nguyên liệu n định, lâu dài cho chế biến tại thị trường trong nước và xuất khẩu.

Phát triển gỗ lớn theo hướng bền vững góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm gỗ rừng trồng, tng bước đem lại nguồn thu nhập cho ngân sách nhà nước; thu hút ngoại tệ thông qua sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm chế biến từ grừng trồng.

Phát triển kinh doanh rừng gỗ lớn phải được thực hiện đồng bộ các giải pháp từ khâu quy hoạch cho đến tổ chức trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến lâm sản, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nhm huy động mọi nguồn lực xã hội cho công tác phát triển kinh doanh rừng gỗ lớn.

V. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

[...]