Quyết định 5273/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt đề án “Lựa chọn và phát triển sản xuất thử nghiệm một số cây trồng bản địa đã được nghiên cứu có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm nâng cao sinh kế, giảm áp lực lên tài nguyên rừng cho người dân miền núi Nghệ An”

Số hiệu 5273/QĐ-UBND
Ngày ban hành 11/11/2015
Ngày có hiệu lực 11/11/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Đinh Viết Hồng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5273/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 11 tháng 11 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “LỰA CHỌN VÀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM MỘT SỐ CÂY TRỒNG BẢN ĐỊA ĐÃ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU CÓ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU NHẰM NÂNG CAO SINH KẾ, GIẢM ÁP LỰC LÊN TÀI NGUYÊN RỪNG CHO NGƯỜI DÂN MIỀN NÚI NGHỆ AN”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường ngày 23/6/2014;

Căn cứ Quyết định số 66/2014/QĐ-UBND ngày 30/9/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành Quy định tuyển chọn, lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý thực hiện các dự án, đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 5475/STNMT-BVMT ngày 28/10/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề án “Lựa chọn và phát triển sản xuất thử nghiệm một số cây trồng bản địa đã được nghiên cứu có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) nhằm nâng cao sinh kế, giảm áp lực lên tài nguyên rừng cho người dân miền núi Nghệ An” gồm các nội dung chính sau:

1. Thông tin chung của đề án

- Tên đề án: Lựa chọn và phát triển sản xuất thnghiệm một số cây trồng bản địa đã được nghiên cứu có khả năng thích ứng với BĐKH nhằm nâng cao sinh kế, giảm áp lực lên tài nguyên rừng cho người dân miền núi Nghệ An.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển công nghệ Thành Đô.

- Địa điểm thực hiện đề án: 6 huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Thời gian thực hiện: 24 tháng kể từ ngày phê duyệt.

2. Nội dung thực hiện đề án

2.1. Thu thập thông tin và kế thừa các tài liệu về 8 loài cây trồng bản địa đã được nghiên cứu có khả thích ứng với BĐKH nhằm nâng cao sinh kế, giảm áp lực lên tài nguyên rừng cho người dân địa phương miền núi tnh Nghệ An

- Thu thập các thông tin về các chương trình, đề tài, dự án đã được nghiên cứu về 8 loài cây trồng bản địa từ các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh (20 đầu mối).

- Thu thập thông tin về các mô hình đầu tư, hỗ trợ để phát triển các loại cây trồng bản địa tại các huyện miền núi đã thực hiện (77 đầu mối, 4 chuyên gia/ngày, 20 ngày).

- Thu thập thông tin về các mô hình phát triển tự phát thành công tại các xã miền núi. Khảo sát tại 6 huyện, 15 đại diện/xã, tổng có 16 xã.

2.2. Phát triển thử nghiệm các cây trồng bản địa đã được lựa chọn có khả năng thích ứng với BĐKH, tăng sinh kế giảm áp lực khai thác tài nguyên rừng cho người dân địa phương miền núi tỉnh Nghệ An

a) Lựa chọn, thống nhất địa điểm trồng thnghiệm và xác định các hộ dân tham gia xây dựng mô hình. Mi loại cây trồng, lựa chọn 2 địa điểm triển khai thử nghiệm (có 8 loại cây trồng x 2 địa điểm/loại = 16 địa điểm triển khai).

b) Tổ chức trồng thử nghiệm trên thực địa 8 đối tượng cây trồng tại các địa điểm đã được lựa chọn

Chuẩn bị cơ sở vật chất, lên kế hoạch thực hiện cho việc triển khai xây dựng mô hình thử nghiệm: Lên kế hoạch triển khai; chuẩn bị đất trồng; chuẩn bị giống; chuẩn bị phân bón, vật tư phục vụ trồng trong dự án; kiểm tra công tác chuẩn bị của các hộ dân.

Đào tạo tập huấn kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ địa phương và các hộ nông dân tham gia xây dựng mô hình. Thành phần: 50 người. Thời gian đào tạo: 1 ngày/địa điểm.

c) Tổ chức thử nghiệm sản xuất 8 đối tượng cây trồng đã được lựa chọn

Tiến hành triển khai trồng thử nghiệm 8 loài cây trồng, mỗi loại được trồng thử nghiệm tại các vị trí đã được khảo sát, đánh giá theo quy mô nông hộ, cụ thể các loại như sau:

- Cà ngọt: 2 ha tại các huyện: Tương Dương, Kỳ Sơn;

[...]