Quyết định 416/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt quy hoạch vùng mía nguyên liệu trong sản xuất ứng dụng công nghệ cao tại Nghệ An

Số hiệu 416/QĐ-UBND
Ngày ban hành 30/01/2013
Ngày có hiệu lực 30/01/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Đinh Viết Hồng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 416/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 30 tháng 01 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH VÙNG MÍA NGUYÊN LIỆU TRONG SẢN XUẤT ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TẠI NGHỆ AN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ các quy định hiện hành về quản lý Đầu tư và Xây dựng;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Văn bản thẩm định số 379/BC- SNN-KHTC ngày 28 tháng 12 năm 2012 về việc lập Quy hoạch vùng mía nguyên liệu trong sản xuất ứng dụng công nghệ cao tại Nghệ An,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch vùng mía nguyên liệu trong sản xuất ứng dụng công nghệ cao tại Nghệ An, với các nội dung chủ yếu sau:

I. Mục tiêu quy hoạch

1. Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai hiện có và Quy hoạch phát triển mía nguyên liệu toàn tỉnh đến năm 2015, có tính đến 2020 và các quy hoạch chi tiết vùng mía nguyên liệu của các nhà máy đường; kết hợp với sự phát triển khoa học, công nghệ của thể giới và trong nước để phát triển các vùng mía nguyên liệu trong sản xuất ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị, bền vững và đảm bao nguyên liệu chế biến cho các nhà máy đường trên địa bàn tỉnh. Qua đó góp phần xây dựng nền nông nghiệp Nghệ An phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao; đảm bảo phát triển ổn định và bền vững cả trước mắt và lâu dài.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2015: Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất Mía nguyên liệu tại 35 vùng ở các huyện: Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ và Anh Sơn với diện tích khoảng 3.000ha, năng suất dự kiến đạt 1.300 tạ/ha, sản lượng 390.000 tấn; cung cấp 15 - 17% nhu cầu nguyên liệu chế biến cho các nhà máy đường.

b) Đến năm 2020: Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất Mía nguyên liệu tại 55 vùng ở các huyện: Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ và Anh Sơn đạt diện tích khoảng 10.000 ha, năng suất dự kiến đạt từ 1.300 đến 1.500 tạ/ha, sản lượng từ 1.300.000 tấn đến 1.500.000 tấn; cung cấp 65 - 70% nhu cầu nguyên liệu chế biến cho các nhà máy đường.

c) Tiếp tục nhập nội, khảo nghiệm tuyển chọn giống; từng bước ứng dụng công nghệ cao để sản xuất các loại giống sạch bệnh có tiềm năng năng suất cao, chịu thâm canh, hàm lượng đường cao, khả năng tái sinh tốt để chủ động cung cấp giống cho sản xuất, trước hết là trên diện tích ứng dụng CNC, gồm các giống như: ROC10, ROC 16, ROC 23, VN85-1859, My55-14, QĐ15,...

II. Nội dung quy hoạch

1. Địa bàn, quy mô bố trí

Quy hoạch vùng mía nguyên liệu trong sản xuất ứng dụng công nghệ cao có tính chất lâu dài, nhu cầu vốn đầu tư lớn, ưu tên các vùng đất có điều kiện thuận lợi cho đầu tư sản xuất, như: Quy mô tối thiểu một vùng có diện tích tập trung ≥ 30 ha, liền vùng, liền khoảnh; độ dốc ≤ 80; tầng dày canh tác ≥ 50cm và phải có điều kiện đáp ứng khả năng tưới. Tổng diện tích quy hoạch vùng mía nguyên liệu trong sản xuất ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2020 là khoảng 10.000 ha; trong đó trên đất hiện trạng sản xuất mía là 8.340 ha, trên đất màu đồng là 1.615 ha và trên đất màu đồi là 45 ha. Được bố trí cụ thể như sau:

TT

Địa bàn

Kế hoạch đến 2015

(ha)

Quy hoạch đến 2020

(ha)

Bố trí trên các hiện trạng

Mía hiện trạng

Màu đồng

Màu đồi

I

Nhà máy NAT&L

2.000

6.500

5.367

1.108

25

1

Quỳ Châu

200

500

445

30

25

2

Quỳ Hợp

900

3.000

2.500

500

 

3

Nghĩa Đàn

900

3.000

2.422

578

 

II

Nhà máy Sông Con

800

3.000

2.580

400

20

1

Tân Kỳ

800

3.000

2.580

400

20

III

Nhà máy Sông Lam

200

500

393

107

 

1

Anh Sơn

200

500

393

107

 

 

Tổng:

3.000

10.000

8.340

1.615

45

2. Tiến độ đầu tư sản xuất vùng mía nguyên liệu ứng dụng CNC

Căn cứ vào điều kiện đất đai và khả năng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất mía nguyên liệu, dự kiến tiến độ đầu tư sản xuất vùng mía nguyên liệu ứng dụng CNC trên địa bàn tỉnh đến 2020 như sau:

Năm

Diện tích mía đứng (ha)

Tổng

Mía tơ

Gốc 1

Gốc 2

2013

500

500

 

 

2014

1.500

1.000

500

 

2015

3.000

1.500

1.000

500

2016

4.500

1.500

1.500

1.000

2017

6.000

2.000

1.500

1.500

2018

7.500

2.500

2.000

1.500

2019

8.500

2.500

2.500

2.000

2020

10.000

3.000

2.500

2.500

Tổng:

35.000

14.500

11.500

9.000

Để đạt mục tiêu từ nay đến năm 2020 vùng sản xuất mía nguyên liệu ứng dụng CNC phải trồng và chăm sóc 35.000 ha, trong đó: trồng mới 14.500 ha, chăm sóc mía gốc 20.500ha.

3. Dự kiến kết quả sản xuất

TT

Hạng mục

Năm 2015

Năm 2020

Diện tích mía đứng

(ha)

Dự kiến năng suất

(tạ/ha)

Sản lượng

(tấn)

Diện tích mía đứng

(ha)

Dự kiến năng suất

(tạ/ha)

Sản lượng

(tấn)

I

Nhà máy NAT&L

2.000

1.380

276.000

6.500

1.500

975.000

1

Quỳ Châu

200

1.350

27.000

500

1.371

68.556

2

Quỳ Hợp

900

1.407

126.600

3.000

1.495

448.500

3

Nghĩa Đàn

900

1.360

122.400

3.000

1.526

457.944

II

Nhà máy Sông Con

800

1.450

116.000

3.000

1.500

450.000

1

Tân Kỳ

800

1.450

116.000

3.000

1.500

450.000

III

Nhà máy Sông Lam

200

1.400

28.000

500

1.500

75.000

1

Anh Sơn

200

1.400

28.000

500

1.500

75.000

 

Tổng:

3.000

1.400

420.000

10.000

1.500

1.500.000

III. Giải pháp thực hiện

1. Giải pháp về khoa học công nghệ

Nghiên cứu, tiếp thu và ứng dụng các công nghệ tiên tiến (công nghệ sinh học, công nghệ cơ giới hóa, công nghệ tưới,...) trong nước và thế giới để đầu tư phát triển sản xuất vùng mía nguyên liệu theo quy trình ứng dụng công nghệ cao phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng, từng địa phương với hiệu quả cao và bền vững. Trong đó cần chú ý:

a) Về giống: Tiếp tục nhập nội, khảo nghiệm và tuyển chọ giống; từng bước ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô (Invitro) để sản xuất các loại giống sạch bệnh có tiềm năng năng suất cao, chịu thâm canh, hàm lượng đường cao, khả năng tái sinh tốt để chủ động cung cấp giống cho sản xuất.

[...]