Quyết định 4137/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án “Giải pháp phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội trong bối cảnh thực hiện Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam - Nhật Bản đến năm 2020”

Số hiệu 4137/QĐ-UBND
Ngày ban hành 07/07/2017
Ngày có hiệu lực 07/07/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Doãn Toản
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4137/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 07 tháng 7 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN ĐẾN NĂM 2020”.

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 03/8/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020 của thành phố Hà Nội;

Căn cứ Quyết định số 2757/QĐ-UBND ngày 20/6/2012 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 24/02/2015 của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện Nghị quyết 49/NQ-CP ngày 10/7/2014 của Chính phủ về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 6164/TTr-SCT ngày 29/11/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Giải pháp phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội trong bối cảnh thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Nhật Bản đến năm 2020” (Đề án kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Lao động Thương binh và Xã hội, Xây dựng, Tư Pháp, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội; Cục Hải quan thành phố Hà Nội; Cục Thuế thành phố Hà Nội; Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội; Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội; các Hội, Hiệp hội, Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Công Thương;
- TT: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- VPUB: PCVP T.V.Dũng, KT, TKBT;
- Lưu: VT, KT (h3
,v).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Doãn Toản

 

ĐỀ ÁN

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4137/QĐ-UBND ngày 07/7/2017 của UBND Thành phố)

Phần I

TỔNG QUAN ĐỀ ÁN

1.1. Tính cấp thiết của Đề án

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu và diễn ra ngày càng sâu rộng ở mọi quốc gia trên thế giới. Cùng với đó là sự phân hóa, phân công lao động giữa các quốc gia ngày càng rõ rệt. Mỗi quốc gia đều có những lợi thế so sánh và hạn chế riêng của mình, đồng thời có sự khác biệt về môi trường, điều kiện văn hóa xã hội, điều kiện về vốn và nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế, vì vậy có thể thuận lợi phát triển tốt một số ngành cụ thể. Xu thế hợp tác và cạnh tranh giữa các quốc gia để cùng phát triển diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Những điều này khiến cho các quốc gia cần có nhau trong một mối quan hệ cùng có lợi trên toàn thế giới.

Từ sau năm 1986, nước ta đã tiến hành đổi mới và ngày càng đẩy mạnh hội nhập với nền kinh tế thế giới. Bên cạnh việc tham gia các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu như: Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) ,... nước ta còn ký kết và thực hiện nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương với các nước. Trong đó, Nhật Bản là một đối tác chiến lược quan trọng mà Việt Nam đã ký kết Hiệp định song phương cũng như cùng tham gia vào các FTA đa phương gồm Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA),...

Thành phố Hà Nội là trái tim của cả nước, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế... Xuất phát từ góc độ kinh tế - chính trị quan trọng, Hà Nội có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Qua gần 30 năm đổi mới, kinh tế của Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu lớn, đáng khích lệ, góp phần tạo sự chuyển biến căn bản trong đời sống kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta. Tính từ khi Việt Nam gia nhập WTO, kinh tế Hà Nội liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao. Tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) giai đoạn 2007 - 2010 bình quân đạt 10,38%/năm, giai đoạn 2011-2015 dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế của Hà Nội vẫn đạt bình quân giai đoạn là 9,24%/năm (tăng gp khoảng 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước). Thu nhập tính theo GRDP theo đó tăng lên, bình quân đầu người năm 2015 đạt 77,1 triệu đồng/người, gấp 3,44 lần so năm 2007 (22,4 triệu đồng/người). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng cao, tỷ trọng ngành nông nghiệp thấp. Nếu cơ cấu năm 2007 là: dịch vụ 52,1%; công nghiệp - xây dựng 41,3%; nông nghiệp 6,6%, thì năm 2015 cơ cấu các ngành tương ứng là: 53,9%; 41,7% và 4,4%.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nước ta tham gia ngày càng nhiều các FTA, đặc biệt với Nhật Bản - là một đối tác quan trọng hàng đầu và có tiềm năng lớn của Việt Nam, bên cạnh những cơ hội cho việc phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội còn nhiều thách thức cần phải vượt qua. Cụ thể, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực thi các FTA với Nhật Bản đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội theo hướng tăng trưởng xuất khẩu những mặt hàng có giá trị kinh tế mà Hà Nội có lợi thế, nhưng sự dịch chuyn này còn chậm. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp có sự thay đổi khá rõ rệt. Kết quả khảo sát doanh nghiệp cho thấy những thay đổi tích cực ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó là: doanh thu tăng lên (59% doanh nghiệp), đời sống của cán bộ, nhân viên cũng tăng theo (60% doanh nghiệp); tiếp theo đó là chất lượng, mẫu mã sản phẩm (56% doanh nghiệp) và năng lực cạnh tranh (55% doanh nghiệp) được cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, hơn 50% doanh nghiệp cho rằng 02 Hiệp định đã có những tác động tích cực đến tăng vốn đầu tư, lợi nhuận và ứng dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh đó không ít doanh nghiệp cho rằng việc thực thi hai Hiệp định cũng có phần ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Điều này được thể hiện rõ nhất ở các nội dung: khả năng tiếp cận nguồn vốn mới giảm (75% doanh nghiệp), nguồn nhân sự chất lượng cao giảm (69% doanh nghiệp), đối tác nhập khẩu giảm (68% doanh nghiệp), kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu giảm (59% và 56% doanh nghiệp).

Từ những vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu và đánh giá tác động của các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản để từ đó đưa ra các giải pháp tận dụng tối đa các cơ hội và vượt qua các thách thức từ Hiệp định để phát triển kinh tế của Hà Nội trong thời gian tới là hết sức cần thiết, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao vị thế của Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng trên thế giới. Do đó, việc xây dựng Đề án “Giải pháp phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội trong bi cảnh thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Nhật Bản đến năm 2020” có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.

1. 2. Mục tiêu của đề án

Mục tiêu của đề án là đánh giá tác động của việc Việt Nam thực hiện các Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Nhật Bản đối với phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội trong thời gian qua. Từ đó, đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhm giúp các doanh nghiệp tận dụng những ưu đãi và giảm thiu những thách thức, góp phần phát triển kinh tế thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2020.

1.3. Căn cứ pháp lý liên quan đến đề án

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ