Kế hoạch 48/KH-UBND năm 2018 thực hiện Hiệp định Thương mại biên giới Việt -Trung trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Số hiệu 48/KH-UBND
Ngày ban hành 02/02/2018
Ngày có hiệu lực 02/02/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Hà Thị Minh Hạnh
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 48/KH-UBND

Hà Giang, ngày 02 tháng 02 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI VIỆT -TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ nội dung Hiệp định Thương mại biên giới Việt -Trung ký ngày 12/9/2016 và Quyết định số 2534/QĐ-TTg, ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại biên giới Việt -Trung, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Hiệp định Thương mại biên giới Việt -Trung trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2534/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại biên giới Việt -Trung.

- Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác phối hợp triển khai thực hiện nhiệm vụ giữa các cơ quan, đơn vị.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Tuyên truyền, phổ biến nội dung Hiệp định

- Tổ chức tuyên truyền các nội dung Hiệp định thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc và các Hiệp định về quản lý biên giới, cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc; Luật Ngoại thương; Nghị định số 14/2018/NĐ-CP về hoạt động thương mại biên giới và cập nhật các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan lên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, của các sở, ngành và các huyện biên giới.

- Tổ chức tập huấn, hội thảo, hội nghị cho cán bộ, công chức quản lý hoạt động thương mại biên giới và đến các thương nhân, cư dân biên giới trên địa bàn tỉnh về các nội dung của hiệp định Thương mại biên giới Việt - Trung năm 2016 và văn bản hướng dẫn, quy định thực hiện Hiệp định Thương mại biên giới, với các hình thức, nội dung phù hợp.

2. Hỗ trợ thương nhân tham gia hoạt động thương mại biên gii

- Hỗ trợ các thương nhân tham gia Hiệp hội thương nhân hoạt động thương mại biên giới Việt - Trung; lập danh sách thương nhân xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy, hải sản, nhất là mặt hàng trái cây tươi để theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ. Chỉ đạo các lực lượng trực tiếp quản lý tại cửa khẩu, khu (điểm) chợ biên gii tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân trong hoạt động xuất nhập cảnh và xuất nhập khẩu hàng hóa.

- Thường xuyên hội đàm, trao đi với phía Trung Quốc về các chính sách thương mại của hai nước, đẩy nhanh tiến độ thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hóa qua biên giới tránh tình trạng ùn tắc hàng hóa; đặc biệt là, mặt hàng nông lâm sản tươi sống.

- Phối hợp tổ chức các chương trình, hội nghị kết nối thương nhân xuất nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy hải sản qua các cửa khẩu biên giới của Hà Giang sang Trung Quốc. Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trong việc cung cấp thông tin về thị trường, mặt hàng, giá cả và chính sách quản lý biên mậu của Trung Quốc.

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại các khu vực cửa khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu như: hải quan, bốc xếp, vận tải và thành toán biên mậu.

3. Xúc tiến thương mại và đầu tư qua biên gii

- Duy trì các hoạt động xúc tiến thương mại qua biên giới Việt - Trung: phối hợp với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, Trung Quốc; luân phiên tổ chức hội đàm định kỳ, hội nghị xúc tiến thương mại biên giới, hội nghị kết nối thương nhân, hội chợ thương mại quốc tế;

- Triển khai có hiệu quả các kế hoạch, đề án, nghị quyết về hỗ trợ phát triển kinh tế biên mậu của tỉnh... nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng kho hàng, bãi tập kết hàng hóa tại khu vực cửa khẩu và các khu (điểm) chợ biên giới trên địa bàn tỉnh.

- Huy động các nguồn vốn đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng thương mại, kho tàng, bến bãi phục vụ cho hàng xuất khẩu tại địa phương theo quy hoạch phát triển kho hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới Việt - Trung đến năm 2025, tầm nhìn 2030 tại Quyết định số 1093/QĐ-BCT ngày 03/02/2015 của Bộ Công Thương.

4. Phát triển hoạt động của khu (điểm) chợ biên gii

- Tiến hành rà soát, quy hoạch hệ thống chợ; trong đó, đặc biệt quan tâm đến hệ thống chợ biên giới. Ưu tiên nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực biên giới như: Đường giao thông, nâng cấp, xây mới hệ thống chợ biên giới nhằm đảm bảo nhu cầu trao đổi mua bán hàng hóa của các thương nhân cũng như cư dân biên giới hai nước.

- Tiến hành hội đàm, ký kết với phía Trung Quốc về việc mở các cặp chợ biên giới trên địa bàn tỉnh; trước mắt, tiếp tục duy trì ổn định hoạt động của các cặp chợ biên giới, đã hình thành trước khi ký hiệp định. Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Quản lý chợ biên giới để đảm bảo công tác quản lý hoạt động của chợ, theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Thu hút các nguồn vốn đầu tư xây dựng các khu (điểm) chợ biên giới, khuyến khích xã hội hóa 100% đối với các khu (điểm) chợ biên giới; hỗ trợ xây dựng điểm bán hàng Việt Nam đến các khu (điểm) chợ biên giới Việt - Trung và xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc thông qua các khu (điểm) chợ biên giới trên địa bàn tỉnh.

5. Về quản lý và điều hành cửa khẩu biên giới Việt - Trung

- Thực hiện thống nhất, đồng bộ các giải pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính tại cửa khẩu biên giới và khu (điểm) chợ biên giới nhằm tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh người, phương tiện giao thông qua các cửa khẩu biên giới. (theo Quyết định 45/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế Điều hành hoạt động tại các cửa khẩu biên giới đất liền).

- Tổ chức triển khai thực hiện Hiệp định về Quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc và Nghị định số 34/2014/NĐ-CP, ngày 29/4/2014 của Chính phủ và Nghị định số 112/2014/NĐ-CP, ngày 21/11/2014 của Chính phủ về quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền. Tiếp tục duy trì hoạt động ổn định của các lối mở biên giới (đường qua lại biên giới tạm thời) đã hình thành từ trước khi hai bên ký kết hiệp định, để tạo điều kiện cho nhân dân hai bên biên giới trao đổi mua bán hàng hóa, thăm thân phù hợp với quy định pháp luật của mỗi bên.

- Thực hiện các quy trình, thủ tục pháp lý về việc mở cửa khẩu, lối mở biên giới trên địa bàn tỉnh; phấn đấu đến năm 2018, hoàn thiện thủ tục công bố mở chính thức cặp cửa khẩu song phương Xín Mần, Việt Nam - Đô Long, Trung Quốc và lối thông quan hàng hóa Nà La, Việt Nam - Thiên Bảo, Trung Quốc.

- Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả qua các cửa khẩu, lối mở biên giới và tại các chợ biên giới.

[...]