ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 41/QĐ-UBND
|
Nghệ An, ngày 06
tháng 01 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN: PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THỦY LỢI PHỤC VỤ VÙNG THÂM CANH NUÔI
TRỒNG THUỶ SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn
cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22/11/2019;
Căn
cứ các Luật Xây dựng; Luật Thủy lợi; Luật Thủy sản;
Căn
cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 quy định chi tiết
một số điều của Luật Thủy lợi; số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản; số 40/2020/NĐ-CP ngày
06/4/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công; số
67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 về một số chính sách phát triển thuỷ sản;
Căn
cứ Kế hoạch số 512/KH-UBND ngày 09/9/2020 của UBND tỉnh Nghệ An về Thực hiện
Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổng
thể và Kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày
22/10/2018 của Hội nghị lần thứ tám, ban chấp hành Trung ương khoá XII về chiến
lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045;
Căn
cứ Quyết định số 1006/QĐ-UBND ngày 15/4/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề
cương nhiệm vụ xây dựng Đề án: Phát triển hạ tầng thuỷ lợi phục vụ vùng thâm
canh nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2030;
Theo
đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số
4898/TTr.SNN-QLXD ngày 28/12/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Đề án:
Phát triển hạ tầng thủy lợi phục vụ vùng thâm canh
nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2030, với các nội
dung chính như sau:
1. Tên đề án: Đề án phát triển
hạ tầng thủy lợi phục vụ vùng thâm canh nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2021 - 2030.
2. Cơ quan tổ chức lập
đề án:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Phạm vi xây dựng đề
án:
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
4. Mục tiêu của đề
án:
4.1. Mục tiêu tổng quát: Phát triển hạ
tầng thuỷ lợi vùng thâm canh nuôi trồng thuỷ sản với nhiệm vụ chính là bảo đảm
cấp và thoát nước chủ động theo yêu cầu của công nghệ nuôi. Đồng thời bảo vệ an
toàn cho vùng nuôi chống lại các tác động của tự nhiên, giảm thiểu tác động xấu
qua lại giữa vùng nuôi và môi trường xung quanh, góp phần nâng cao hiệu quả sản
xuất, phòng trừ ô nhiễm môi trường, bệnh tật, hướng ngành thủy sản của tỉnh
phát triển bền vững.
4.2. Mục tiêu cụ thể: Nâng cấp cải tạo
hệ thống công trình đầu mối đảm bảo, cấp thoát nước chủ động cho 29 vùng nuôi
trồng thuỷ sản thâm canh trên địa bàn tỉnh với diện tích 1.218 ha; đầu tư hạ tầng
thuỷ lợi nội đồng cho 21 vùng nuôi trồng thuỷ sản thâm canh đảm bảo tính đồng bộ.
- Giai đoạn 2021 - 2025:
+ Đảm bảo cấp, thoát nước chủ động cho
29 vùng nuôi trồng thuỷ sản thâm canh với diện tích khoảng 1.205 ha (trong đó 8
vùng nuôi cá nước ngọt với diện tích 292 ha, 21 vùng nuôi tôm với diện tích 913
ha); diện tích vùng nuôi hiện trạng 1.048 ha, diện tích chuyển đổi từ quảng
canh là 42 ha, diện tích chuyển đổi từ đất sản xuất muối và đất sản xuất nông
nghiệp kém hiệu quả 115 ha.
+ Đầu tư hạ tầng thuỷ lợi đồng bộ cho
06 vùng thâm canh NTTS.
- Giai đoạn 2026 - 2030:
+ Đảm bảo cấp, thoát nước chủ động cho
29 vùng nuôi trồng thuỷ sản thâm canh với diện tích khoảng 1.218 ha (trong đó 8
vùng nuôi cá nước ngọt với diện tích 294 ha, 21 vùng nuôi tôm với diện tích 924
ha); diện tích vùng nuôi hiện trạng 1.059 ha, diện tích chuyển đổi từ quảng
canh là 42ha, diện tích chuyển đổi từ đất sản xuất muối và đất sản xuất nông
nghiệp kém hiệu quả 117 ha.
+ Đầu tư hạ tầng thuỷ lợi đồng bộ cho
15 vùng nuôi trồng thuỷ sản thâm canh; trong đó nâng cấp 13 vùng, đầu tư xây dựng
mới 02 vùng.
5. Nhiệm vụ phát triển
hạ tầng thủy lợi phục vụ vùng thâm canh nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2021 -
2030
5.1. Nội dung quy hoạch hạ tầng
thủy lợi phục vụ vùng thâm canh nuôi trồng thuỷ sản
- Trước mắt trong thời gian tới cần
hoàn thành lập quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050
trong đó có hợp phần quy hoạch thuỷ lợi cấp nước cho các ngành kinh tế, trong
đó có nuôi trồng thuỷ sản.
- Đối với các vùng nuôi trồng thuỷ sản
thâm canh, cần phải được quy hoạch, thiết kế chi tiết hệ thống hạ tầng thuỷ lợi
theo công nghệ nuôi được lựa chọn áp dụng cho từng vùng nuôi.
5.2. Nội dung đầu tư hệ thống công
trình thủy lợi phục vụ các vùng thâm canh nuôi trồng thuỷ sản
a) Trục chính cấp thoát nước cho các
vùng nuôi: Huy động nguồn lực để cải tạo, nâng cấp sông Mơ đoạn từ cầu Quỳnh
Liên (thị xã Hoàng Mai) đến cầu Quỳnh Nghĩa (huyện Quỳnh Lưu) với tổng chiều
dài 12,0 km.
b) Hệ thống đê chính và đê bao: Tập
trung huy động nguồn lực để triển khai, hoàn thành các dự án:
- Nâng cấp tuyến đê sông Mơ đoạn qua
các xã Tiến Thuỷ, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Bảng, Quỳnh Thanh, Quỳnh Đôi, Quỳnh Yên,
huyện Quỳnh Lưu.
- Nâng cấp tuyến đê phía Đông sông Mơ
đoạn qua các xã Quỳnh Minh, Quỳnh Phương và Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu.
- Nâng cấp tuyến đê hữu sông Thái đoạn
qua xã Quỳnh Diễn, huyện Quỳnh Lưu.
c) Hệ thống cấp nước, thoát nước:
- Trước mắt tập trung huy động nguồn lực
để thực hiện một số dự án đang triển khai xây dựng, các dự án đang thực hiện bước
chuẩn bị đầu tư như:
+ Dự án xây dựng hệ thống cấp nước biển
nuôi tôm công nghiệp theo quy chuẩn VietGAP tại xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu
với quy mô phục vụ cho 100ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản thâm canh;
+ Dự án nâng cấp, cải tạo hạ tầng khu
nuôi trồng thủy sản thị xã Hoàng Mai trên địa bàn các phường, xã: Mai Hùng, Quỳnh
Xuân, Quỳnh Liên với quy mô phục vụ cho 180 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản
thâm canh.
- Tiếp tục huy động nguồn lực để đầu
tư xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo hệ thống hạ tầng thuỷ lợi phục vụ các vùng
thâm canh nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh, gồm:
+ Huyện Quỳnh Lưu:
* Nâng cấp, cải tạo hạ tầng thuỷ lợi
vùng nuôi trồng thủy sản thâm canh Đông Nam, xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu với
quy mô 25 ha;
* Xây dựng mới và nâng cấp cải tạo hạ
tầng thuỷ lợi vùng nuôi trồng thủy sản thâm canh Đồng Cói, xã Quỳnh Yên, huyện Quỳnh
Lưu với quy mô 25ha.
* Xây dựng mới và nâng cấp cải tạo hạ
tầng thuỷ lợi vùng nuôi trồng thủy sản thâm canh Nam Nồi - Bắc Nồi, xã Quỳnh
Đôi, huyện Quỳnh Lưu với quy mô 37ha.
* Nâng cấp, cải tạo hạ tầng thuỷ lợi
vùng Sông Sâu, Trạt Hương, Mưng Sâu Ban, Mưng Cao Ban, bờ Làng thuộc xã Quỳnh
Đôi, huyện Quỳnh Lưu với quy mô 15ha.
* Xây dựng mới hệ thống hạ tầng thuỷ lợi
vùng nuôi trồng thủy sản thâm canh Đồng Qủa Bầu, xã Quỳnh Minh, huyện Quỳnh Lưu
với quy mô 38ha.
- Xây dựng mới và nâng cấp cải tạo hạ
tầng thuỷ lợi nuôi trồng thủy sản thâm canh vùng Hói xóm 1, xã Quỳnh Diễn, huyện
Quỳnh Lưu với quy mô 28 ha.
* Xây dựng mới và nâng cấp cải tạo hạ
tầng thuỷ lợi nuôi trồng thủy sản thâm canh vùng Hói Đầu Cầu xóm 6, xã Quỳnh Diễn,
huyện Quỳnh Lưu với quy mô 20 ha.
+ Thị xã Hoàng Mai:
* Nâng cấp cải tạo hạ tầng thuỷ lợi
vùng nuôi Hói Đăng, phường Quỳnh Xuân, thị xã Hoàng Mai với quy mô 30 ha.
* Nâng cấp cải tạo hạ tầng thuỷ lợi
vùng nuôi Thung Bông phường Quỳnh Lộc và vùng Hang Trả, phường Quỳnh Dị, thị xã
Hoàng Mai với quy mô 54,5 ha.
* Nâng cấp cải tạo hạ tầng thuỷ lợi
vùng nuôi Thành Công + Quyết Tiến, xã Quỳnh Liên với quy mô 20 ha.
* Nâng cấp cải tạo hạ tầng thuỷ lợi
vùng nuôi Hói Chèm, Quang Minh, Vùng Màu, phường Quỳnh Xuân với quy mô 42,5 ha.
+ Huyện Diễn Châu:
* Nâng cấp cải tạo hạ tầng thuỷ lợi
nuôi trồng thủy sản thâm canh vùng Đập Ráng, Đập Tràn, xã Diễn Trung, huyện Diễn
Châu với quy mô 40,5 ha.
* Nâng cấp cải tạo hạ tầng thuỷ lợi
vùng nuôi Trung Hồng + Trung Thành, xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu với quy mô
21,0 ha.
* Nâng cấp cải tạo hạ tầng thuỷ lợi
vùng nuôi Cồn Thó + Bò Vường, xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu với quy mô 12,0 ha.
* Nâng cấp cải tạo hạ tầng thuỷ lợi
vùng nuôi Cồn Bà Huyện, xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu với quy mô 11,2 ha.
* Nâng cấp cải tạo hạ tầng thuỷ lợi
vùng nuôi Biền Ghè, xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu với quy mô 12,0 ha.
+ Huyện Tân Kỳ: Nâng cấp, cải tạo hạ tầng
vùng nuôi trồng thủy sản thâm canh Đức Thịnh, Hạ Siu, xã Tân Phú, huyện Tân Kỳ
với quy mô 58ha.
d) Ao nuôi: Huy động nguồn lực để xây
mới, cải tạo nâng cấp hệ thống ao nuôi đảm bảo diện tích theo tiêu chuẩn nuôi
thâm canh. Đối với những vùng nuôi mà chủ hộ có nhiều ao nằm tập trung cạnh
nhau, cần xóa bỏ bờ bao tạo thành một ao lớn, xây dựng ao lắng xử lý nước cấp,
ao xử lý nước thải riêng; với những chủ hộ có nhiều ao nằm rải rác, cần tiến
hành chuyển đổi với các chủ hộ khác có ao nằm bên cạnh, xóa bỏ bờ bao tạo thành
ao lớn để xây dựng ao lắng xử lý nước cấp, ao xử lý thải riêng.
7. Kinh phí: Tổng kinh
phí để đầu tư xây dựng hoàn thành
khoảng 23 dự án với dự kiến nhu cầu vốn đầu tư ước khoảng 649,13 tỷ đồng.
Trong đó:
- Giai đoạn 2021 - 2025 : 434,63 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2026 - 2030 : 214,50 tỷ đồng.
8. Giải pháp thực hiện
đề án
8.1. Giải pháp về công tác Quy hoạch: Rà
soát để chỉ đạo các địa phương, các cơ quan liên quan căn cứ các quy hoạch tổng
thể, các định hướng, chương trình đề án liên quan để triển khai lập quy hoạch
chi tiết hệ thống hạ tầng thuỷ lợi phục vụ vùng thâm canh nuôi trồng thuỷ sản,
làm cơ sở để triển khai xây các dự án bảo đảm tính đồng bộ.
8.2. Giải pháp về kỹ thuật
- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
trong thiết kế công trình, tận dụng tối đa nguồn vật liệu tại chỗ để hạ giá
thành công trình.
- Căn cứ vào công nghệ nuôi, thiết kế
hệ thống hạ tầng thuỷ lợi đảm bảo theo yêu cầu tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn
kỹ thuật hiện hành.
- Ứng dụng công nghệ mới trong thiết kế
và thi công các công trình hạ tầng thuỷ lợi phục vụ các vùng thâm canh nuôi trồng
thuỷ sản, đảm bảo chất lượng, tiết kiệm chi phí đầu tư.
8.3. Giải pháp huy động vốn
- Huy động tối đa các nguồn vốn từ
ngân sách; các nguồn vốn từ Trung ương thông qua các chương trình phát triển và
các cơ chế chính sách ưu đãi của Chính phủ như: Chương trình mục tiêu phát triển
thuỷ sản bền vững; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới…
- Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn
vốn ODA (WB, ADB…)
- Huy động nguồn đóng góp của Nhân dân
để đầu tư xây dựng hệ thống ao nuôi.
- Tăng cường quản lý để nâng cao hiệu
quả sử dụng nguồn lực; tập trung đầu tư có trọng điểm nhằm nâng cao hiệu quả đầu
tư cho các dự án.
8.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Cụ thể hoá các cơ chế chính sách của
Trung ương, của tỉnh, rà soát lại tình hình các khu vực để vận dụng linh hoạt
sát thực tế.
- Nghiên cứu xây dựng các cơ chế,
chính sách ưu đãi về đầu tư tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu
tư phát triển hạ tầng thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản thâm canh.
- Tham mưu cấp có thẩm quyền sửa đổi,
bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về thu hồi đất, đền bù, giải
phóng mặt bằng phục vụ xây dựng hạ tầng thủy lợi theo hướng rút ngắn thời gian.
8.5. Giải pháp về tăng cường quản lý
nhà nước đối với hệ thống hạ tầng thủy lợi phục vụ vùng thâm canh nuôi trồng
thuỷ sản.
- Tăng cường công tác quản lý, vận
hành các công trình nhất là đối với những công trình do các hộ nuôi quản lý;
- Xây dựng quy trình vận hành của các
công trình để nâng cao hiệu quả của công trình, nhất là các công trình thuộc
vùng ảnh hưởng của thủy triều;
- Thường xuyên rà soát để nắm bắt tình
hình thực trạng của các công trình hạ tầng thủy lợi phục vụ vùng thâm canh nuôi
trồng thuỷ sản, từ đó có phương án, giải pháp tham mưu UBND tỉnh cho phép sửa
chữa nâng cấp công trình.
8.6. Tuyên truyền, vận động tạo sự đồng
thuận: Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận trong xã hội
để mọi người dân ủng hộ và chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước trong đầu tư phát
triển hạ tầng thủy lợi phục vụ vùng thâm canh nuôi trồng thuỷ sản.
9. Lựa chọn các dự án
ưu tiên
9.1. Ưu tiên 1: Giai đoạn 2021 - 2025
- Các dự án đang thi công dở dang và
các dự án đã được phê duyệt và đã có chủ trương đầu tư gồm:
+ Dự án xây dựng hệ thống cấp nước biển
nuôi tôm công nghiệp theo quy chuẩn VietGAP tại xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu
với quy mô phục vụ cho 100ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản thâm canh.
+ Dự án nâng cấp, cải tạo hạ tầng khu
nuôi trồng thủy sản thị xã Hoàng Mai trên địa bàn các phường, xã: Mai Hùng, Quỳnh
Xuân, Quỳnh Liên với quy mô phục vụ cho 180 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản
thâm canh.
+ Nâng cấp tuyến đê sông Mơ đoạn qua
các xã Tiến Thuỷ, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Bảng, Quỳnh Thanh, Quỳnh Đôi, Quỳnh Yên,
huyện Quỳnh Lưu.
+ Nâng cấp tuyến đê phía Đông sông Mơ
đoạn qua các xã Quỳnh Minh, Quỳnh Phương và Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu.
- Các dự án đầu tư xây dựng mới gồm:
+ Cải tạo, nâng cấp sông Mơ đoạn từ cầu
Quỳnh Liên (thị xã Hoàng Mai) đến cầu Quỳnh Nghĩa (huyện Quỳnh Lưu).
+ Nâng cấp, cải tạo hạ tầng thuỷ lợi
vùng nuôi trồng thủy sản thâm canh Đông Nam, xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu.
+ Xây dựng mới và nâng cấp cải tạo hạ
tầng thuỷ lợi vùng nuôi trồng thủy sản thâm canh Đồng Cói, xã Quỳnh Yên, huyện
Quỳnh Lưu.
+ Nâng cấp cải tạo hạ tầng thuỷ lợi
nuôi trồng thủy sản thâm canh vùng Đập Ráng, Đập Tràn, xã Diễn Trung, huyện Diễn
Châu.
9.2. Ưu tiên 2: Giai đoạn 2026 - 2030:
Hoàn thành 15 dự án dự kiến nâng cấp sửa chữa và xây dựng mới còn lại.
(Chi tiết
có phụ lục kèm theo).
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT theo dõi, chỉ đạo và phối hợp với
các Sở, ngành, địa phương, cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Đề án đảm bảo
hiệu quả, đúng quy định.
2. Các Sở, ngành, cơ quan, địa phương, đơn vị liên quan theo chức
năng nhiệm vụ tổ chức thực hiện Đề án; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và
các cơ quan liên quan thực hiện Đề án khi có yêu cầu.
Điều
3. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ký
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc
các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Tài nguyên và Môi
trường; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã: Diễn
Châu, Quỳnh Lưu, Tân Kỳ, Hoàng Mai và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng
Nghĩa Hiếu
|
PHỤ LỤC
(Kèm
theo Quyết định số 41/QĐ-UBND ngày 06/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
TT
|
Danh mục
dự án
|
Quy mô
thiết kế
|
Tổng mức
đầu tư
(dự kiến)
(106 đồng)
|
Ghi chú
|
|
|
|
A
|
GIAI ĐOẠN
2021 - 2025
|
|
434.630
|
|
|
I
|
Các dự án tiếp tục triển khai
|
|
278.000
|
|
|
1
|
Xây dựng hệ thống cấp nước biển
nuôi tôm công nghiệp theo quy chuẩn VietGAP tại xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh
Lưu
|
100 ha
|
60.000
|
Quyết định phê duyệt số
4386/QĐ-UBND ngày 03/12/2020 của UBND tỉnh.
|
|
2
|
Nâng cấp, cải tạo hạ tầng khu
nuôi trồng thủy sản Thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An (trên địa bàn các phường:
Mai Hùng, Quỳnh Xuân, Quỳnh Liên)
|
180 ha
|
65.000
|
Quyết định phê duyệt số
5282/QĐ-UBND ngày 28/10/2016 của UBND tỉnh.
|
|
3
|
Nâng cấp tuyến đê sông Mơ đoạn
qua các xã: Tiến Thuỷ, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Bảng, Quỳnh Thanh, Quỳnh Đôi, Quỳnh
Yên, huyện Quỳnh Lưu
|
Chiều
dài 5,3km
|
80.000
|
Quyết định phê duyệt số
3406/QĐ-UBND ngày 01/10/2020 của UBND tỉnh.
|
|
4
|
Nâng cấp tuyến đê phía Đông
sông Mơ đoạn qua các xã: Quỳnh Minh, Quỳnh Phương và Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh
Lưu
|
Chiều dài
5,5km
|
73.000
|
Quyết định phê duyệt số
1947/QĐ-UBND ngày 29/5/2019 của UBND tỉnh.
|
|
II
|
Các dự án đầu tư xây dựng mới
|
|
156.630
|
|
|
1
|
Nâng cấp, cải tạo hệ thống đầu
mối cấp thoát nước và tuyến đê bao cho khu NTTS tập trung dọc 2 bên sông Mơ
thuộc thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu
|
Chiều
dài 12,0km
|
119.630
|
|
|
2
|
Nâng cấp cải tạo hạ tầng thuỷ lợi
vùng nuôi trồng thủy sản thâm canh Đông Nam, xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu
|
25 ha
|
10.000
|
|
|
3
|
Xây dựng mới và nâng cấp cải tạo
hạ tầng thuỷ lợi vùng nuôi trồng thủy sản thâm canh Đồng Cói, xã Quỳnh Yên,
huyện Quỳnh Lưu
|
25 ha
|
10.000
|
|
|
4
|
Nâng cấp cải tạo hạ tầng thuỷ lợi
nuôi trồng thủy sản thâm canh vùng Đập Ráng, Đập Tràn, xã Diễn Trung, huyện
Diễn Châu
|
40,5ha
|
17.000
|
|
|
B
|
GIAI ĐOẠN
2026 - 2030
|
|
214.500
|
|
|
1
|
Xây dựng mới và nâng cấp cải tạo
hạ tầng thuỷ lợi vùng nuôi trồng thủy sản thâm canh Nam Nồi - Bắc Nồi, xã Quỳnh
Đôi, huyện Quỳnh Lưu
|
37 ha
|
15.000
|
|
|
2
|
Nâng cấp, cải tạo hạ tầng thuỷ lợi
vùng Sông Sâu, Trạt Hương, Mưng Sâu Ban, Mưng Cao Ban, bờ Làng thuộc xã Quỳnh
Đôi, huyện Quỳnh Lưu
|
15 ha
|
6.000
|
|
|
3
|
Xây dựng mới hệ thống hạ tầng
thuỷ lợi vùng nuôi trồng thủy sản thâm canh Đồng Qủa Bầu, xã Quỳnh Minh, huyện
Quỳnh Lưu
|
38 ha
|
16.000
|
|
|
4
|
Xây dựng mới và nâng cấp cải tạo
hạ tầng thuỷ lợi nuôi trồng thủy sản thâm canh vùng Hói xóm 1, xã Quỳnh Diễn.
huyện Quỳnh Lưu
|
28 ha
|
12.000
|
|
|
5
|
Xây dựng mới và nâng cấp cải tạo
hạ tầng thuỷ lợi nuôi trồng thủy sản thâm canh vùng Hói Đầu Cầu xóm 6, xã Quỳnh
Diễn, huyện Quỳnh Lưu
|
20 ha
|
8.000
|
|
|
6
|
Nâng cấp tuyến đê hữu sông Thái
đoạn qua xã Quỳnh Diễn, huyện Quỳnh Lưu
|
Chiều
dài 3,3km
|
49.500
|
|
|
7
|
Nâng cấp cải tạo hạ tầng thuỷ lợi
vùng nuôi Trung Hồng + Trung Thành, xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu
|
21 ha
|
9.000
|
|
|
8
|
Nâng cấp cải tạo hạ tầng thuỷ lợi
vùng nuôi Cốn Thó, Bò Vường, xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu
|
12 ha
|
5.000
|
|
|
9
|
Nâng cấp cải tạo hạ tầng thuỷ lợi
vùng nuôi Cồn Bà Huyện, xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu
|
11,2 ha
|
5.000
|
|
|
10
|
Nâng cấp cải tạo hạ tầng thuỷ lợi
vùng nuôi Biền Ghè, xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu
|
12 ha
|
5.000
|
|
|
11
|
Nâng cấp cải tạo hạ tầng thuỷ lợi
vùng nuôi Hói Đăng, Phường Quỳnh Xuân, thị xã Hoàng Mai
|
30 ha
|
12.000
|
|
|
12
|
Nâng cấp cải tạo hạ tầng thuỷ lợi
vùng nuôi Thung Bông+ Hang Trả, Phường Quỳnh Lộc và Quỳnh Dị, thị xã Hoàng
Mai
|
54,5ha
|
22.000
|
|
|
13
|
Nâng cấp cải tạo hạ tầng thuỷ lợi
vùng nuôi Thành Công + Quyết Tiến, xã Quỳnh Liên với quy mô 20 ha;
|
20 ha
|
8.000
|
|
|
14
|
Nâng cấp cải tạo hạ tầng thuỷ lợi
vùng nuôi Hói Chèm, Quang Minh, Vùng Màu, phường Quỳnh Xuân với quy mô 42,5
ha;
|
42,5 ha
|
18.000
|
|
|
15
|
Nâng cấp cải tạo vùng nuôi Đức Thịnh
+ Hạ Siu, xã Tân Phú, huyện Tân Kỳ
|
58 ha
|
24.000
|
|
|
C
|
TỔNG
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
|
|
649.130
|
|
|