ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 408/QĐ-UBND
|
Bạc
Liêu, ngày 22 tháng 03 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẠC LIÊU NĂM 2018
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 234/QĐ-TTg
ngày 05/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống tai
nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1455/QĐ-UBND
ngày 29 tháng 8 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch
phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2016 - 2020;
Theo đề nghị của Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 44/TTr-SLĐTBXH ngày 05/3/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch số
14/KH-SLĐTBXH ngày 05/3/2018 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về phòng,
chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu năm 2018.
Điều 2. Giao Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành có chức năng liên
quan, Ủy ban MTTQVN tỉnh Bạc Liêu và các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị -
xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch
này; định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện về UBND tỉnh.
Riêng phần kinh phí, giao Sở Tài
chính phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, đề xuất, trình
UBND tỉnh đúng theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh, Giám đốc, thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Quyết định thực hiện.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày
ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (Giao Sở
LĐTBXH gửi);
- CT, PCT. VHXH UBND tỉnh;
- UB MTTQVN tỉnh;
- CVP, PCVP TB;
- Lưu: VT, (H-QĐ09).
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vương Phương Nam
|
UBND
TỈNH BẠC LIÊU
SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
14/KH-SLĐTBXH
|
Bạc Liêu, ngày 05 tháng 03 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU NĂM
2018
Căn cứ Quyết định số 1455/QĐ-UBND
ngày 29/8/2016 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc ban hành Kế hoạch phòng, chống
tai nạn thương tích trẻ em tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2016-2020.
Căn cứ Quyết định số 218/QĐ-UBND ngày
14/12/2017 của UBND tỉnh về việc giao dự toán ngân sách Nhà Nước năm 2018.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ
động xây dựng Kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em năm 2018 trên địa
bàn tỉnh như sau:
I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU
1. Nâng cao nhận
thức và hành động của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân
dân về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em;
2. Từng bước hạn chế tình trạng trẻ
em bị tai nạn thương tích, góp phần bảo đảm an toàn tính mạng và xây dựng môi
trường an toàn cho trẻ em sống và phát triển.
3. Duy trì tỷ lệ đạt mô hình Ngôi nhà
an toàn cho trẻ em 80% trên tổng số hộ trong xã trọng điểm và 50% trong tổng số
hộ.
4. Đẩy mạnh các hoạt động phối hợp
liên ngành nhằm giảm tới mức thấp nhất tỷ lệ trẻ em bị tử vong và tàn tật do đuối
nước gây ra.
5. 100% các huyện, thành phố, thị xã
triển khai các hoạt động truyền thông phòng chống tai nạn thương tích trẻ em.
II. NỘI DUNG HOẠT
ĐỘNG
1. Tuyên truyền,
giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng,
chống tai nạn, thương tích trẻ em cho trẻ em, gia đình, trường học, cộng đồng
và xã hội. Nâng cao năng lực về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho đội
ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bảo vệ,
chăm sóc trẻ em các cấp, các ngành, đoàn thể.
a) Tổ chức các chiến dịch truyền
thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng, chống đuối
nước, tai nạn giao thông. Tổ chức hoạt động truyền thông về phòng, chống tai nạn,
thương tích trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin
cơ sở theo các chủ đề phù hợp với từng nhóm đối tượng; tổ chức các hoạt động
truyền thông trực tiếp tại gia đình, trường học và cộng đồng. Nghiên cứu, xây dựng, phát triển, sản xuất các
sản phẩm truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
b) Tổ chức tập huấn về phòng, chống
tai nạn, thương tích trẻ em cho công chức, viên chức, người lao động làm công
tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp, các ngành, đoàn thể liên quan; tập huấn
cho đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên, nhân viên y tế ở cơ sở về phòng,
chống tai nạn, thương tích trẻ em và sơ cứu, cấp cứu ban đầu.
2. Xây dựng
Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em
a) Tổ chức triển khai các hoạt động
can thiệp và tư vấn trực tiếp tại các gia đình, nhằm loại bỏ nguy cơ gây tai nạn,
thương tích trẻ em tại gia đình;
b) Nghiên cứu, hướng dẫn sử dụng các
thiết bị an toàn trong gia đình;
c) Rà soát và hoàn thiện các tiêu chí
Ngôi nhà an toàn. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá công nhận các ngôi nhà đạt
tiêu chí Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Tiếp tục chọn
các xã Vĩnh Hậu A - huyện Hòa Bình; xã Vĩnh Trạch Đông - Thành phố Bạc Liêu; xã
Vĩnh Hưng A - huyện Vĩnh Lợi; xã Vĩnh Phú Đông - huyện Phước Long; xã Ninh Thạnh
Lợi - Huyện Hồng Dân; xã An Trạch-Huyện Đông Hải; xã Tân Phong - thị xã Giá Rai
làm điểm chỉ đạo của tỉnh.
3. Xây dựng Trường
học an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em
a) Đánh giá và nhân rộng mô hình Trường
học an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tại các trường mầm non,
trường tiểu học, trung học cơ sở. Tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh về phòng, chống tai nạn,
thương tích trẻ em;
b) Triển khai các hoạt động can thiệp,
cải tạo môi trường học tập, vui chơi nhằm giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn,
thương tích trong trường học;
c) Rà soát và hoàn thiện các tiêu chuẩn Trường học an toàn. Tổ chức kiểm tra,
giám sát, đánh giá công nhận các trường học đạt tiêu chuẩn Trường học an toàn
phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
4. Xây dựng Cộng
đồng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
a) Nhân rộng mô hình cộng đồng an
toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Triển khai các hoạt động chuyên
môn kỹ thuật về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tại cộng đồng. Phát
triển hệ thống sơ cứu, cấp cứu, vận chuyển cấp cứu, điều trị cho trẻ em tai nạn,
thương tích tại cộng đồng và tại các cơ sở y tế;
b) Rà soát và hoàn thiện các tiêu chuẩn
Cộng đồng an toàn. Theo dõi, giám sát về tình hình tai nạn, thương tích trẻ em
và công nhận cộng đồng đạt tiêu chuẩn cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn,
thương tích trẻ em.
5. Phòng, chống
tai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em
a) Tổ chức nhân rộng mô hình An toàn
giao thông đường bộ cho trẻ em tại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.
Tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm nâng
cao kiến thức, kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông đường bộ, sơ cứu, cấp cứu
tai nạn giao thông cho học sinh. Tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp nhằm
giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em;
b) Hướng dẫn sử dụng các trang thiết
bị an toàn khi tham gia giao thông đường bộ cho trẻ em;
c) Hoàn thiện các quy định về an toàn
giao thông đường bộ; kiểm tra, giám sát về thực hiện các quy định an toàn giao
thông đường bộ cho trẻ em.
6. Phòng, chống
đuối nước trẻ em
a) Xây dựng thí điểm, đánh giá và
nhân rộng mô hình phòng, chống đuối nước trẻ em. Kiện toàn và phát triển mạng
lưới dịch vụ đảm bảo an toàn cho trẻ em trong môi trường nước. Triển khai
chương trình bơi an toàn cho trẻ em;
b) Hướng dẫn sử dụng các thiết bị an toàn trong môi trường nước cho trẻ em;
c) Tổ chức thực hiện cơ chế phối hợp
liên ngành về phòng, chống đuối nước trẻ em; tổ chức các lớp dạy bơi lội cho trẻ
em từ nguồn ngân sách được cấp và huy động của cộng đồng xã hội chủ yếu là của
cha mẹ, phụ huynh học sinh;
d) Rà soát, hoàn thiện các quy định về
an toàn giao thông đường thủy và an toàn trong môi trường nước cho trẻ em;
đ) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định
an toàn giao thông đường thủy và an toàn trong môi trường nước cho trẻ em.
7. Xây dựng và vận
hành hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá về phòng, chống tai nạn, thương tích
trẻ em.
a) Xây dựng bộ chỉ tiêu theo dõi,
giám sát, đánh giá về Chương trình;
b) Thực hiện nghiên cứu, khảo sát,
đánh giá về tình hình tai nạn, thương tích trẻ em. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc theo dõi, giám sát,
đánh giá tình hình tai nạn, thương tích trẻ em.
III. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Kinh phí thực hiện là 75.000.000 (Bảy
mươi lăm triệu đồng) được UBND phê duyệt tại Quyết định số 218/QĐ-UBND ngày
14/12/2017 về việc giao dự toán ngân sách
Nhà Nước năm 2018 (chi tiết kèm theo).
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội
- Chủ động xây dựng Kế hoạch hoạt động
phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan thực hiện công tác phòng,
chống tai nạn, thương tích cho trẻ em, đặc biệt là phòng chống đuối nước.
- Hướng dẫn Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch phòng, chống tai
nạn, thương tích trẻ em năm 2018 tại địa phương.
- Trên cơ sở kinh phí được cấp, Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Tài chính thẩm định kinh phí tổ
chức các hoạt động cấp tỉnh sau khi được UBND tỉnh phê duyệt.
2. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã,
thành phố
- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội phối hợp với các phòng, ban, đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân
dân các xã, phường, thị trấn triển khai tổ chức thực hiện công tác phòng, chống
tai nạn thương tích trẻ em trên địa bàn.
- Cân đối bổ sung ngân sách địa phương theo phân cấp
và nguồn vận động từ cộng đồng để hỗ trợ thực hiện các hoạt động phòng, chống
tai nạn thương tích trẻ em.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết và thực hiện tốt công
tác thông tin, báo cáo. Định kỳ sáu tháng, một năm báo cáo kết quả phòng chống
tai nạn thương tích trẻ em về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Phòng Bảo
vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới).
Trên đây là kế hoạch thực hiện công tác phòng chống
tai nạn thương tích trẻ em trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu năm 2018./.
Nơi nhận:
- Cục BVCSTE;(bc)
- UBND tỉnh Bạc Liêu;(bc)
- BGĐ Sở;(bc)
- Sở, ban ngành có liên quan;(ph)
- UBND, Phòng LĐTBXH cấp huyện;(th)
- Lưu: VP, BVCSTE-BĐG.
|
GIÁM
ĐỐC
Trần Hồng Chiến
|