Kế hoạch 40/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Số hiệu 40/KH-UBND
Ngày ban hành 15/03/2017
Ngày có hiệu lực 15/03/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Võ Thành Thống
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 15 tháng 3 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Căn cứ Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Công văn số 1204/LĐTBXH-BVCSTE ngày 13/4/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về triển khai thực hiện Quyết định số 234/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn thành phố, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Kiểm soát và ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng trẻ em bị mắc và tử vong do tai nạn, thương tích gây ra, đặc biệt là tình trạng trẻ em bị đuối nước và tai nạn giao thông. Tập trung vào nhũng nơi thường xảy ra tai nạn, thương tích đối với trẻ em như ở gia đình, nơi công cộng nhằm bảo đảm an toàn cho trẻ em, hạnh phúc của gia đình và xã hội.

2. Các mục tiêu cụ thể

a) Giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích xuống còn 100/100.000 trẻ em.

b) Giảm tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích xuống còn 03/100.000 trẻ em.

c) 100.000 ngôi nhà thuộc các hộ gia đình có trẻ em đạt tiêu chí Ngôi nhà an toàn; 100% trường học đạt tiêu chuẩn Trường học an toàn; 85 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn Cộng đồng an toàn.

d) 90% trẻ em trong độ tuổi tiểu học, trung học cơ sở biết các quy định về an toàn giao thông.

đ) 75% trẻ em trong độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước.

e) 75% trẻ em sử dụng áo phao khi tham gia giao thông đường thủy.

g) 100% các quận, huyện triển khai thí điểm chương trình bơi an toàn cho trẻ em.

h) 100% cán bộ cấp huyện và 80% cán bộ cấp xã, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được tập huấn về kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; 100% nhân viên y tế ấp, khu vực, nhân viên y tế trường học biết các kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho trẻ em bị tai nạn, thương tích.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Đối tượng

Trẻ em dưới 16 tuổi; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện việc phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

2. Phạm vi

Chương trình được thực hiện trên phạm vi toàn thành phố.

3. Thời gian: Từ năm 2017 đến năm 2020

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội

a) Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em, gia đình, trường học, cộng đồng và xã hội.

b) Tăng cường các chiến dịch truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng, chống đuối nước, tai nạn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo, Đài phát thanh truyền hình, Đài truyền thanh các quận, huyện, Đài truyền thanh các xã, phường, thị trấn.

c) Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em với các hình thức đa dạng, phong phú và phù hợp tại gia đình, trường học và cộng đồng như:

[...]