ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
40/2011/QĐ-UBND
|
Sóc
Trăng, ngày 19 tháng 12 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, BẢO
TRÌ HỆ THỐNG ĐƯỜNG HUYỆN, ĐƯỜNG XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ
chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật
Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Thông tư
số 07/2010/TT-BGTVT ngày 11/02/2010 của Bộ Giao thông vận tải Quy định về tải
trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn,
xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp
hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường
bộ;
Căn cứ Thông tư
số 10/2010/TT-BGTVT ngày 19/4/2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản
lý và bảo trì đường bộ;
Theo đề nghị của
Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Sóc Trăng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về
quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10
ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám
đốc Sở Giao thông vận tải; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ
Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- TT. TU, TT. HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh (Sở TT&TT);
- Lưu: TH, XD, KT, VX, NC, HC.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Trung Hiếu
|
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ, BẢO TRÌ HỆ THỐNG ĐƯỜNG HUYỆN,
ĐƯỜNG XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2011/QĐ-UBND ngày 19/12/2011 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định
về việc quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã (bao gồm đường huyện,
đường xã và đường giao thông nông thôn) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng
đối với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, tổ chức và cá nhân có
liên quan đến công tác quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Đường huyện,
đường xã
- Hệ thống đường
huyện (ký hiệu ĐH): Áp dụng theo Điểm c Khoản 1 Điều 39 của Luật Giao thông đường
bộ.
- Hệ thống đường
xã (ký hiệu ĐX): Áp dụng theo Điểm d Khoản 1 Điều 39 của Luật Giao thông đường
bộ.
2. Đường giao
thông nông thôn: Là hệ thống giao thông ở địa
phương kết nối vào hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã và các
tuyến đường khác nhằm phục vụ sản xuất, giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội, đảm
bảo các phương tiện cơ giới loại trung, nhẹ và thô sơ qua lại theo Tiêu chuẩn
thiết kế đường giao thông nông thôn 22TCN 210 - 92.
Điều 4. Yêu cầu công tác quản lý và bảo trì hệ thống đường huyện, đường
xã
Áp dụng theo Điều
4 của Thông tư số 10/2010/TT-BGTVT ngày 19/4/2010 của Bộ Giao thông vận tải Quy
định về quản lý và bảo trì đường bộ.
Chương 2.
QUẢN LÝ, BẢO
TRÌ ĐƯỜNG BỘ
Điều 5. Nội dung công tác quản lý hệ thống đường huyện, đường xã
1. Thực hiện theo
Điều 5 (trừ Điểm d Khoản 2 và Khoản 8) Thông tư số 10/2010/TT-BGTVT ngày
19/4/2010.
2. Bảo quản hồ sơ,
tài liệu: Hồ sơ, tài liệu phải được lưu giữ, bảo quản tại các nơi lưu giữ đảm bảo
việc sử dụng lâu dài; đánh ký hiệu đối với từng công trình để dễ tìm khi cần
thiết; lập danh mục các hồ sơ lưu trên máy tính.
3. Thực hiện quản
lý tải trọng, khổ giới hạn xe thông qua hệ thống báo hiệu đường bộ; kiểm tra tải
trọng xe ở các trạm kiểm tra tải trọng xe cố định hoặc tạm thời và xử lý theo
quy định; phân tích đánh giá tác động do hoạt động của xe quá khổ, quá tải đến
sự bền vững công trình đường bộ.
Khổ giới hạn đường
bộ được xác định theo bảng sau:
TT
|
Cấp
đường
|
III
|
IV
|
V
|
VI
|
Loại
A
|
Loại
B
|
1
|
Chiều rộng làn xe (m)
|
3,5
|
3,5
|
2,75
|
3,5
|
3
– 3,5
|
2,5
– 3
|
2
|
Chiều cao (m)
|
4,75
|
4,5
|
Điều 6. Nội dung bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã
Thực hiện theo Điều
6, Thông tư số 10/2010/TT-BGTVT ngày 19/4/2010 (trừ Khoản 2 và Điểm c Khoản 3
Điều 6 của Thông tư này).
1. Đối với bến
phà: Ngoài sửa chữa theo quy trình vận hành khai thác phù hợp với quy định, phải
sửa chữa định kỳ căn cứ vào kết quả kiểm tra định kỳ.
2. Khi công trình
đường bộ bị hỏng nặng đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ phải chủ động lập
phương án, khẩn trương huy động mọi lực lượng về nhân lực, thiết bị, vật tư để
tổ chức phân luồng, khắc phục đảm bảo giao thông và báo cáo nhanh về cơ quan quản
lý đường bộ để được hỗ trợ; đồng thời phải kịp thời thông báo trên các phương
tiện thông tin đại chúng.
Điều 7. Áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức công tác quản lý, bảo
trì đường bộ
Áp dụng theo Khoản
2, Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 10/2010/TT-BGTVT ngày 19/4/2010.
Điều 8. Thẩm quyền quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã
Giao Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố quản lý, bảo trì theo Quy định đối với các tuyến
đường huyện, đường xã trong phạm vi huyện, thành phố, thị xã (trừ các tuyến quy
định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 7 của Quy định phân cấp quản lý ngành giao thông
vận tải trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng ban hành kèm theo Quyết định số
304/2003/QĐ.UBNDT ngày 30/12/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng và các tuyến
đường theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 102/2005/QĐ-UBT ngày 10/10/2005 của
Ủy ban nhân dân tỉnh).
Vào ngày 15 hàng
tháng, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo bộ phận nghiệp vụ
thực hiện báo cáo về Sở Giao thông vận tải.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 9. Kinh phí quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã
Kinh phí thực hiện
công tác quản lý, bảo trì đường bộ thuộc hệ thống đường huyện, đường xã trên địa
bàn tỉnh Sóc Trăng, tạm thời áp dụng theo Nghị định số 168/2003/NĐ-CP ngày
24/12/2003 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT-BTC-BGTVT ngày
30/01/2008 của Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải.
Điều 10. Trách nhiệm thi hành
1. Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố, thị xã
a) Tổ chức thực hiện
công tác quản lý, bảo trì hệ thống công trình đường bộ huyện, xã trên địa bàn
theo Quy định này;
b) Phát hiện, ngăn
chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm công trình đường bộ, sử dụng trái
phép đất dành cho đường bộ;
c) Chịu trách nhiệm
về việc chất lượng công trình đường bộ bị xuống cấp do không thực hiện quy
trình bảo trì theo quy định.
2. Khi cải tạo,
nâng cấp đường đang khai thác, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm chỉ đạo nhà thầu
thi công thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông theo quy định.
3. Sở Giao thông vận
tải
a) Giúp Ủy ban
nhân dân tỉnh hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các địa phương, chủ đầu tư về công
tác chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, bảo trì đường bộ; cung cấp thông tin, các biểu
mẫu thống kê, báo cáo công tác quản lý bảo trì đường bộ.
b) Tổ chức cấp giấy
lưu hành cho xe bánh xích, xe quá khổ giới hạn, quá tải trọng công trình đường
bộ trong phạm vi địa phương quản lý theo quy định tại Thông tư
07/2010/TT-BGTVT, ngày 11/02/2010 của Bộ Giao thông vận tải;
c) Tổ chức hướng dẫn,
kiểm tra thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo trì các hệ thống đường địa phương; đồng
thời, có trách nhiệm tổng hợp báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác quản
lý, bảo trì hệ thống đường địa phương và quốc lộ được ủy thác quản lý về Ủy ban
nhân dân tỉnh, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải.
d) Trong quá trình
thực hiện nếu phát sinh các vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời
phản ánh về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét, giải quyết./.