ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
|
Số: 392/QĐ-UBND
|
Quảng Nam, ngày
17 tháng 02 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 134/QĐ-BNN-QLCL ngày
08/01/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành Kế hoạch hành động bảo đảm an
toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2020;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ
trình số 33/TTr-SNN&PTNT ngày 05/02/2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động bảo đảm
an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và
PTNT, Y tế, Công Thương, Tài chính; Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Quảng
Nam; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ
trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Cục QLCL NLS và TS;
- Các Hội, đoàn thể tỉnh;
- Các thành viên BCĐ VSATTP tỉnh;
- CPVP;
- Lưu: VT, TH, KGVX, KTN.
E:\Dropbox\minh tam b\Nam 2020\Quyet dinh\02 12 Ban hanh ke hoach hanh
dong bao dam an toan thuc pham trong nong nghiep nam 2020.doc
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Trí Thanh
|
KẾ HOẠCH
HÀNH
ĐỘNG BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 392/QĐ-UBND ngày 17/02/2020 của UBND tỉnh
Quảng Nam)
Thực hiện Quyết định số 134/QĐ-BNN-QLCL ngày
08/01/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành Kế hoạch hành động bảo đảm an
toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2020, UBND tỉnh Quảng Nam xây dựng Kế
hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020
trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản
lý an toàn thực phẩm; giảm thiểu ô nhiễm sinh học, tạp chất và tồn dư thuốc bảo
vệ thực vật, hóa chất, kháng sinh trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm
thủy sản đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong và
ngoài tỉnh và mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Nâng cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu
các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực
phẩm cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm
thủy sản bằng nhiều hình thức để thay đổi hành vi sản xuất thực phẩm không an
toàn.
- Tổ chức các hoạt động như hội thảo, tham vấn,
tham quan học tập để các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh liên kết tiêu thụ
sản phẩm nông lâm thủy sản thực phẩm an toàn và sản phẩm OCOP.
- Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ kinh phí phân tích
mẫu ban đầu để cơ sở tự nguyện đăng ký xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm
an toàn theo Quyết định số 3075/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/7/2016 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT.
- Đẩy mạnh hỗ trợ cho cơ sở tham gia sản xuất nông
nghiệp hữu cơ, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), áp dụng chương
trình quản lý chất lượng tiên tiến (HACCP) trong chế biến nông, thủy sản.
- Phấn đấu 100% các vùng sản xuất rau, dưa hấu tập
trung trên địa bàn tỉnh được giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và được kiểm
tra mẫu đất, nước theo quy định.
- 100% cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh
tế cấp huyện được tập huấn nghiệp vụ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm.
- Phấn đấu 100% người lao động và chủ các cơ sở sản
xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh được tập huấn và
cập nhật các văn bản liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.
- Phấn đấu 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
nông lâm thủy sản được thẩm định để xếp loại và đánh giá định kỳ theo quy định
tại Thông tư 38/2018/TT-BNN&PTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT.
- Phấn đấu 90% cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm
nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm được UBND cấp xã tổ chức ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm
theo quy định tại Thông tư 17/2018/TT-BNN&PTNT ngày 30/10/2018 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT.
- 100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
nông lâm thủy sản vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm được xử lý theo đúng
quy định của pháp luật và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Công tác chỉ đạo, điều
hành
- Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển
khai thực hiện công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm
nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với tình hình của địa phương.
- Tăng cường chỉ đạo thực hiện các Chỉ thị của UBND
tỉnh: Số 03/CT- UBND ngày 21/01/2016 về đẩy mạnh công tác quản lý giết mổ gia
súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh; số 07/CT-UBND ngày 28/3/2016 về việc tăng cường
công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm
nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh; số 16/CT-UBND ngày 17/5/2016 về việc tăng
cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Quyết định số
723/QĐ-UBND ngày 11/3/2019 của UBND tỉnh về việc phân cấp quản lý an toàn thực
phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh sửa đổi Quyết định
số 3046/QĐ- UBND ngày 29/8/2016 về việc ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh
giá, xếp hạng công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tại các huyện,
thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cho phù hợp với thực tế và các
văn bản hiện hành.
2. Công tác thông tin, truyền
thông về chất lượng, an toàn thực phẩm
- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch truyền thông vệ sinh
an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam theo
Quyết định số 2416/QĐ-UBND ngày 06/7/2016 của UBND tỉnh.
- Tuyên truyền, tập huấn, phổ biến kịp thời các quy
định của pháp luật về an toàn thực phẩm cho địa phương và các cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản, tập trung vào các quy định, quy chuẩn kỹ
thuật về sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn cũng như các quy định về xử phạt
hành chính, xử lý hình sự các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm
theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức tuyên truyền, treo băng rôn, khẩu hiệu
trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm; in và cấp phát tờ rơi, tờ gấp, tài
liệu hướng dẫn, tuyên truyền về an toàn thực phẩm.
- Công khai kết quả thẩm định xếp loại và định kỳ
các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản; các cơ sở
sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm và không đảm bảo an
toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Tổ chức liên kết sản xuất,
tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn; kiểm soát chặt chẽ an toàn thực phẩm nhập
khẩu
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tham vấn, tham
quan học tập… để các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh liên kết tiêu thụ sản
phẩm nông lâm thủy sản thực phẩm an toàn và sản phẩm OCOP.
- Thông tin về các chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn
cho Sở Công Thương để thiết lập liên kết các cơ sở này với các kênh phân phối sản
phẩm.
- Tiếp tục duy trì, mở rộng, nhân rộng các mô hình
chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn kết hợp với kiểm tra, lấy mẫu
giám sát, xác nhận sản phẩm an toàn cho các sản phẩm theo chuỗi và sản phẩm
OCOP.
- Nhân rộng mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); phổ
biến, vận động người dân, doanh nghiệp quy mô nhỏ áp dụng thực hành nông nghiệp
tốt (GAP); thực hành sản xuất tốt (GMP), HACCP trong sản xuất, kinh doanh thực
phẩm nông lâm thủy sản.
- Khảo sát, lựa chọn để hỗ trợ xây dựng từ 01 đến
02 mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
4. Công tác giám sát, kiểm tra,
thanh tra
- Tổ chức lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm các sản
phẩm nông lâm thủy sản có nguy cơ và rủi ro cao, nhằm kịp thời phát hiện, cảnh
báo và thanh tra, truy xuất, xử lý tận gốc đối với sản phẩm không đảm bảo an
toàn.
- Tổ chức thống kê, thẩm định xếp loại và định kỳ
100% cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh;
tái kiểm tra 100% cơ sở loại C và xử lý dứt điểm cơ sở tái kiểm tra vẫn loại C
theo Thông tư số 38/2018/TT-BNN&PTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT và các quy định có liên quan về an toàn thực phẩm.
- Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện Thông tư số
38/2018/TT- BNN&PTNT ngày 25/12/2018, Thông tư 17/2018/TT-BNN&PTNT ngày
30/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại địa phương theo nội dung đã phân cấp.
- Tổ chức các Đoàn thanh tra liên ngành nhân dịp Tết
Nguyên đán, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Tết Trung thu năm 2020 theo Kế
hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh.
- Chủ động tổ chức thanh tra đột xuất và theo kế hoạch
các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm thực phẩm nông lâm
thủy sản, tập trung vào cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản
phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản, lò giết mổ, cơ sở sản xuất
kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản, các cơ sở xếp loại C nhằm kịp thời phát
hiện, xử lý nghiêm vi phạm; truy xuất và xử lý triệt để các cơ sở sản xuất, nhập
khẩu đưa sản phẩm vi phạm chất lượng ra lưu thông trên thị trường.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng: Công
an tỉnh và các Sở, ngành có liên quan để phát hiện, điều tra và xử lý dứt điểm
các cơ sở sản xuất, buôn bán chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức
ăn chăn nuôi ngoài danh mục cho phép sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và
nuôi trồng thủy sản.
5. Tổ chức lực lượng, nâng cao
năng lực
- Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công
tác quản lý an toàn thực phẩm lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là cán bộ quản lý
tại tuyến huyện, xã.
- Đầu tư các thiết bị kiểm tra nhanh phục vụ kiểm
tra sàng lọc về an toàn thực phẩm tại hiện trường cho cấp huyện, xã.
- Cân đối, bố trí cán bộ chuyên trách, theo dõi
công tác an toàn thực phẩm cấp huyện.
III. KINH PHÍ
- Ngân sách Nhà nước cấp cho quản lý, kiểm soát an
toàn thực phẩm;
- Ngân sách Nhà nước thông qua các đề tài;
- Kinh phí hỗ trợ của các Dự án, Tổ chức Quốc tế;
- Kinh phí huy động xã hội hóa từ các doanh nghiệp;
- Kinh phí khác có liên quan đến công tác quản lý
chất lượng và an toàn thực phẩm.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Tiếp tục chỉ đạo, thực hiện Quyết định số
723/QĐ-UBND ngày 11/3/2019 và Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 17/5/2016 của UBND tỉnh.
- Ban hành Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực
phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2020 tại địa phương để triển khai thực hiện.
- Phối hợp với các đơn vị chuyên ngành của Sở Nông
nghiệp và PTNT trong thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm về chất lượng vật tư
nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
- Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT/Kinh tế thực hiện
thống kê, kiểm tra, thẩm định, xếp loại định kỳ các cơ sở theo phân cấp tại Quyết
định số 723/QĐ-UBND ngày 11/3/2019 của UBND tỉnh và cập nhật kết quả kiểm tra
vào phần mềm cơ sở dữ liệu về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy
sản theo quy định.
- Chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch bố trí nguồn
kinh phí để thực hiện Kế hoạch này tại địa phương.
- Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên
truyền, hướng dẫn và ký Bản cam kết sản xuất thực phẩm an toàn trên địa bàn quản
lý theo đúng quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT được phân cấp tại Quyết định số 723/QĐ-UBND ngày 11/3/2019
của UBND tỉnh. Đối với các xã đăng ký về đích nông thôn mới năm 2020 và các xã
sau 5 năm được công nhận phải thực hiện ký bản cam kết 100%.
- Định kỳ trước ngày 15 hằng tháng hoặc đột xuất
báo cáo về UBND tỉnh (qua Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản
thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT) kết quả thực hiện kế hoạch này, trong đó nêu rõ
những việc đã hoàn thành, chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp
tiếp tục hoàn thiện.
2. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Phân công nhiệm vụ cụ thể theo chức năng nhiệm vụ
cho các đơn vị trực thuộc Sở triển khai thực hiện Kế hoạch này đảm bảo hiệu quả,
đúng tiến độ đề ra.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức triển
khai thực hiện kế hoạch tại các địa phương.
- Xây dựng phương án, dự toán kinh phí triển khai kế
hoạch trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
- Theo dõi, tổng hợp và định kỳ trước ngày 20 hằng
tháng báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch này trên địa bàn tỉnh về Bộ Nông nghiệp
và PTNT (qua Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản) và UBND tỉnh theo
quy định.
3. Sở Y tế
- Chỉ đạo các bếp ăn tập thể sử dụng nguyên liệu chế
biến thực phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; ưu tiên tiêu thụ các sản phẩm
nông sản thực phẩm sạch và sản xuất theo tiêu chuẩn.
- Theo dõi, chỉ đạo, báo cáo tình hình thực hiện
Quyết định số 2402/QĐ- UBND ngày 30/7/2019 của UBND tỉnh về ban hành Quy định
phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của ngành Y tế trên
địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở
Công Thương và các cơ quan có liên quan để xử lý sự cố an toàn thực phẩm.
- Chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tập huấn,
hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho cấp huyện.
4. Sở Công Thương
- Theo dõi, chỉ đạo, báo cáo tình hình thực hiện
Quyết định số 1208/QĐ- UBND ngày 23/4/2019 của UBND tỉnh về ban hành Quy định
phân công quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của ngành Công Thương
trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức
các hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thực phẩm
nông lâm thủy sản an toàn.
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ
cho cấp huyện.
5. Công an tỉnh: Chỉ đạo Phòng Cảnh sát
Phòng chống tội phạm về Môi trường thường xuyên phối hợp với các ngành chức
năng kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm đối với các sản
phẩm, thực phẩm lưu thông trên địa bàn tỉnh. Phát hiện, điều tra xử lý nghiêm
các trường hợp vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt tập trung các sản
phẩm thịt có nguy cơ cao về an toàn thực phẩm để kịp thời ngăn chặn tình trạng
lây lan dịch bệnh; xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng hóa chất, phụ gia không
rõ nguồn gốc để chế biến và bảo quản thực phẩm.
6. Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Nam
Tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát
và xử lý các hành vi vi phạm về gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng
kém chất lượng lưu thông trên thị trường.
7. Sở Tài chính
- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh
phí để triển khai thực hiện kế hoạch này theo quy định.
- Hướng dẫn việc quản lý và sử dụng, thanh quyết
toán kinh phí ngân sách chi cho công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đảm
bảo các quy định hiện hành.
8. Đề nghị UBMTTQVN tỉnh chỉ đạo các tổ chức
thành viên hướng dẫn các tổ chức chính tri - xã hội cấp huyện tích cực đẩy mạnh
công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân về sản xuất, kinh
doanh nông lâm thủy sản an toàn; vận động nhân dân và các hội viên tích cực
tham gia các hoạt động đảm bảo thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động bảo đảm
ATTP trong nông nghiệp năm 2020 trên địa bàn tỉnh; xây dựng các phong trào thi
đua, hưởng ứng và tham gia xây dựng các mô hình điểm về an toàn thực phẩm tại địa
phương.
Trên đây là Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực
phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, yêu cầu Thủ
trưởng các Sở, Ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể và Chủ tịch UBND các huyện, thị
xã, thành phố phối hợp triển khai thực hiện đạt kết quả. Trong quá trình tổ chức
thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung Kế hoạch này, đề nghị thủ trưởng các
đơn vị, địa phương chủ động báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) để
xem xét, quyết định./.