ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3841/QĐ-UBND
|
Bình
Định, ngày 28 tháng 10 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
DỰ ÁN CẤP ĐIỆN CHO XÃ ĐẢO NHƠN CHÂU, TỈNH BÌNH ĐỊNH TỪ LƯỚI ĐIỆN QUỐC GIA BẰNG
CÁP NGẦM XUYÊN BIỂN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày
18/6/2014;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số
59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số
32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số
136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ về Hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Văn bản số
9270/BKHĐT-KTCN ngày 30/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thẩm định nguồn
vốn và khả năng cân đối vốn dự án Kéo lưới điện cho xã đảo Nhơn Châu, thành phố
Quy Nhơn;
Căn cứ Quyết định số
3221/QĐ-UBND ngày 12/9/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt
chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án Cấp điện cho xã đảo
Nhơn Châu, tỉnh Bình Định từ lưới điện quốc gia bằng cáp ngầm xuyên biển;
Căn cứ Văn bản số
2930/TCNL-LĐ&NT ngày 26/10/2016 của Tổng cục Năng lượng - Bộ Công Thương về
việc thông báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở dự án Cấp điện cho xã đảo Nhơn
Châu, tỉnh Bình Định từ lưới điện quốc gia bằng cáp ngầm xuyên biển;
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch
và Đầu tư tại Văn bản số 520/BC-SKHĐT ngày 28/10/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây
dựng công trình, với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên dự án: Cấp điện cho xã đảo Nhơn Châu, tỉnh Bình Định từ lưới điện quốc
gia bằng cáp ngầm xuyên biển.
2. Chủ đầu tư: UBND thành phố Quy Nhơn.
3. Đơn vị tư vấn khảo
sát, lập Báo cáo nghiên cứu khả thi: Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng
Đông Hải, thành phố Hà Nội.
4. Mục tiêu đầu tư:
Phát triển lưới điện trung, hạ áp
để cung cấp điện lưới Quốc gia cho xã đảo Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn; trực
tiếp cung cấp nguồn điện ổn định cho các hộ dân, cơ quan, tổ chức trên đảo; từng
bước ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống, điều kiện sinh hoạt cho nhân dân
và lực lượng bộ đội biên phòng, cảnh sát biển đang sinh sống, đồn trú trên đảo,
góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc
phòng, giữ vững chủ quyền biển đảo Quốc gia.
5. Nội dung và quy mô đầu tư: Đầu tư cấp
điện cho xã đảo Nhơn Châu, tỉnh Bình Định từ lưới điện quốc gia bằng cáp ngầm
xuyên biển, bao gồm các hạng mục:
a. Hạng mục 1:
Đường dây tải điện trên không 22kV một mạch.
- Tổng chiều dài tuyến trên không
L = 4.846m, gồm 02 đoạn:
- Đoạn trên đất liền (tỉnh Phú
Yên) dài L = 4.286m.
+ Điểm đầu: Tại cột số 65 được đấu
nối tiếp với cáp ngầm hiện hữu của đường dây 22kV lộ 474 Trạm biến áp 110kV
Sông Cầu.
+ Điểm cuối tuyến: Cột đấu nối tiếp
cáp ngầm xuyên biển (trên đất liền).
- Đoạn trên đảo Nhơn Châu (tỉnh
Bình Định) dài L = 560m.
+ Điểm đầu: Cột đấu nối tiếp cáp
ngầm xuyên biển (trên đảo).
+ Điểm cuối tuyến: Tại trạm biến
áp D30.
- Điện áp định mức: 22kV; Số mạch:
01.
- Dây dẫn điện: Sử dụng dây hợp
kim nhôm lõi thép ACSR-120/19 có bôi mỡ chống ăn mòn, dây dẫn bọc cách điện
XLPE AC70/11-12,7/24kV tiết diện 70mm2.
- Cách điện và phụ kiện.
+ Cách điện cho đường dây dùng loại
chuỗi Polymer 24kV cho các vị trí néo dây dẫn và sứ đứng 24kV cho các vị trí đỡ
dây dẫn, sản xuất theo tiêu chuẩn IEC hoặc tiêu chuẩn tương đương.
+ Phụ kiện của cách điện lựa chọn
phù hợp với dây dẫn, cách điện và tải trọng tác động. Các phụ kiện chế tạo theo
tiêu chuẩn IEC hoặc tiêu chuẩn tương đương, chi tiết bằng thép đều phải được mạ
kẽm nhúng nóng để chống rỉ với dày lớp mạ phải đảm bảo 70 ÷ 80μm.
- Nối đất: Tại các vị trí cột xây
dựng mới trong công trình sử dụng tiếp đất nhân tạo với điện trở nối đất đảm bảo
yêu cầu theo điều II.5.73 của Quy phạm trang bị điện 11TCN-19-2006. Sử dụng các
bộ tiếp địa kiểu cọc tia hỗn hợp cho các vị trí cột, phù hợp với điện trở suất
của đất.
- Các loại cột trên đường dây: Sử
dụng cột bê tông ly tâm (BTLT) 14m; 18m, loại B và C.
- Móng cột: Sử dụng các loại móng
khối đúc tại chỗ bằng bê tông cốt thép, loại MC-4B, MC-4C, MK-4B, MK-4C, MC-6B.
Bê tông đúc móng tại các vị trí có nước mặn xâm thực sử dụng phụ gia chống ăn
mòn nước biển.
- Giải pháp bảo vệ khác: Theo thuyết
minh trong thiết kế cơ sở.
- Dây cáp quang ADSS-24 sợi treo
trên đường dây để kết nối với cáp quang Non metallic 24 sợi lắp đặt theo cáp ngầm
trên đất liền và cáp quang tích hợp trong cáp ngầm xuyên biển.
b. Hạng mục 2: Tuyến cáp ngầm trên cạn 22kV một mạch.
- Tổng chiều dài tuyến cáp ngầm
trên cạn L = 288m.
+ Điểm đầu tuyến: Tại cột số VT21
nhánh rẽ cột số 65 đường dây 22kV lộ 474 Trạm biến áp 110kV Sông Cầu.
+ Điểm
cuối tuyến: Tại cột số VT32 nhánh rẽ cột số 65 đường dây 22kV lộ 474 Trạm biến
áp 110kV Sông Cầu.
- Điện áp định mức: 22kV; Số mạch:
01.
- Chủng loại cáp:
Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC-W-3x240mm2.
+ Dây cáp quang Non metallic 24 sợi
lắp đặt theo tuyến cáp ngầm.
+ Hộp nối cáp ngầm 24kV phù hợp với
tiết diện danh định cáp Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC-W-3x240mm2.
+ Cáp ngầm được chôn trực tiếp dưới
đất ở độ sâu trên 0,8m, bảo vệ theo quy định.
c. Hạng mục 3: Cáp ngầm xuyên biển 22kV một mạch.
- Tuyến cáp ngầm: Tổng chiều dài
tuyến xuyên biển L = 10.310m.
+ Điểm đầu tuyến: Tại cột số VT69
nhánh rẽ cột số 65 đường dây 22kV lộ 474 Trạm biến áp 110kV Sông Cầu.
+ Điểm cuối tuyến: Tại cột số VT70
nhánh rẽ cột số 65 đường dây 22kV lộ 474 Trạm biến áp 110kV Sông Cầu.
- Cáp ngầm:
+ Loại cáp ngầm xuyên biển: Cáp ngầm
biển 22kV, 3 lõi, tiết diện 240mm2, cách điện EPR, có tích hợp cáp
quang đơn mode, 24 sợi quang, cáp điện và cáp quang được chế tạo liền sợi.
+ Cáp quang thông tin: Loại đơn
mode, Non metallic 24 lõi quang được tích hợp bên trong cáp ngầm xuyên biển.
+ Phụ kiện: Đầu cáp sử dụng loại
ngoài trời 35kV 3x240mm2 (để tăng chiều dài đường rò trong điều kiện ảnh hưởng
nhiễm mặn và khả năng chịu đựng trong vận hành).
- Giải pháp bảo vệ hệ thống cáp ngầm
phần nối đất, chống sét, cảnh báo:
+ Bảo vệ quá dòng và thao tác khi
sự cố bằng máy cắt tự động đóng lặp lại (Recloser-24kV).
+ Nối đất vỏ cáp: Lớp giáp kim loại
của cáp và màn chắn kim loại của mỗi pha của hai đầu mỗi đoạn cáp sẽ được nối đất
trực tiếp tại 2 đầu cho sợi cáp ngầm xuyên biển.
+ Giải pháp chống sét: Bảo vệ quá
điện áp khí quyển lan truyền từ đường dây trên không vào tuyến cáp ngầm bằng
các chống sét van 22kV, bố trí trên cột đấu nối cáp ngầm tại các vị trí tiếp bờ.
+ Giải pháp cảnh báo: Lắp đặt biển
báo khu vực hạn chế tại hai đầu bờ mỗi đoạn cáp ngầm biển và lập thông báo hàng
hải theo quy định. Đặt các biển báo tại các vị trí gần điểm tiếp bờ và đánh dấu
tuyến cáp bằng cọc bê tông hay mốc báo hiệu bằng gang và biển báo gắn trực tiếp
trên trụ. Tại các vị trí mép nước gần các điểm tiếp bờ, nơi cáp ngầm chuyển tiếp
đi từ môi trường đất sang môi trường biển, cần phải được lắp đặt các bảng báo
hiệu để cảnh báo các phương tiện giao thông hàng hải theo đúng quy định của các
ngành có liên quan và phải được thông qua Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Bộ Giao
thông Vận tải.
- Giải pháp bảo vệ cáp ngầm về cơ
học:
+ Đoạn tiếp bờ (mỗi đoạn dài khoảng
100m): Mỗi sợi cáp biển được luồn trong ống HDPE D225, dày 20,5mm; được đặt
trong hào cáp dưới mặt đất tự nhiên và dưới đáy biển khoảng 0,8÷1,0m. Tại khu vực
đá gốc nổi cao được xẻ rãnh 0,3m tăng cường bảo vệ bằng rọ đá.
+ Đoạn tuyến đi qua vùng địa chất
đáy biển chủ yếu là trầm tích bùn sét, pha cát sạn, vụn sỏi và vỏ phong hóa từ
đá gốc: Cáp được đặt trong rãnh cáp trực tiếp dưới đáy biển ở độ sâu trên 1,5m.
+ Đoạn tuyến đi qua vùng đáy biển
có cấu tạo đá gốc nổi hoặc tầng bùn sét, pha cát sạn và vỏ phong hóa đá gốc mỏng:
Cáp được đặt trong rãnh cáp trực tiếp dưới đáy biển ở độ sâu từ 0m đến dưới
1,0m; kết hợp bảo vệ cáp bằng các rọ đá đặt phía trên cáp với mật độ 2m/rọ đảm
bảo phủ kín bề mặt cáp.
- Giải pháp thi công lắp đặt cáp
ngầm:
+ Đoạn tiếp bờ: Xẻ rãnh trước đến
độ sâu như thiết kế cho vùng ven bờ và lắp đặt ống HDPE D225, dày 20,5mm đồng
thời trong rãnh; lấp đất đá bảo vệ; kéo cáp biển trong ống HDPE đã lắp đặt ổn định.
+ Đoạn tuyến qua vùng chủ yếu là
trầm tích bùn sét: Xẻ rãnh trước đến độ sâu như thiết kế từ 1,0÷1,5m, sau đó
kéo và rải cáp đồng thời cho vùng trầm tích bùn sét, pha cát sạn, vụn sỏi và vỏ
phong hóa đá gốc, dùng máy bơm áp lực cao thổi những nơi chưa đạt độ sâu như
thiết kế.
+ Đoạn tuyến qua vùng đá gốc nổi
hoặc tầng bùn sét, pha cát sạn và vỏ phong hóa đá gốc mỏng: Xẻ rãnh trước đến lớp
đá (độ sâu khoảng 0,3 đến dưới 1,0m) sau đó kéo và rải cáp đồng thời; kết hợp bảo
vệ cáp bằng các rọ đá đặt phía trên cáp với mật độ 2m/rọ đảm bảo phủ kín bề mặt
cáp.
d. Hạng mục 4:
Trạm biến áp (TBA) trên xã đảo Nhơn Châu.
- Xây dựng trạm biến áp số 1: TBA
Nhơn Châu 22/0,4kV-400kVA.
- Xây dựng trạm biến áp số 2: TBA
D30 22/0,4kV-250kVA.
- Kiểu trạm: Trạm treo trên cột bê
tông ly tâm.
đ. Hạng mục 5:
Tuyến đường dây hạ thế 0,4kV và công tơ.
- Tổng chiều dài đường dây L =
4.649m.
- Loại cáp: Sử dụng cáp vặn xoắn
ruột nhôm AL/XLPE điện áp 0,38/0,6kV.
- Tiết diện: 4x120mm2;
4x95mm2; 4x70mm2 và 4x50mm2.
- Phụ kiện cáp vặn xoắn kèm theo.
- Các loại cột: Sử dụng cột bê
tông ly tâm 10m; 8,4m, loại B và C.
- Móng cột: Bê tông mác M100 đúc tại
chỗ.
- Phần công tơ và dây dẫn về hộ
gia đình: 499 hộ.
6. Địa điểm xây dựng:
- Xã đảo Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn, tỉnh
Bình Định.
- Các xã Xuân Hòa, Xuân Hải, Xuân Bình, thị xã
Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
7. Diện tích sử dụng đất: Tổng diện tích hành lang tuyến của dự án 2.094.702m2. Trong
đó:
- Diện tích chiếm đất vĩnh viễn sử
dụng cho mục đích xây dựng móng cột, móng néo, trạm biến áp khoảng 824 m2.
- Diện tích ảnh hưởng tạm thời
trong giai đoạn thi công và hành lang an toàn lưới điện khoảng 2.093.878 m2.
8. Loại, nhóm và cấp công trình:
- Loại công trình: Công trình năng
lượng (lưới điện trung hạ áp).
- Nhóm và cấp công trình: Dự án nhóm B, công
trình cấp IV.
9. Tổng mức đầu tư công trình:
349.548.000.000 đồng
(Ba trăm bốn mươi chín tỷ, năm trăm bốn mươi
tám triệu đồng)
Trong đó:
- Chi phí xây dựng: 263.390.000.000
đồng
- Chi phí thiết bị: 12.195.000.000 đồng
- Chi phí quản lý dự án: 5.004.000.000 đồng
- Chi phí tư vấn ĐTXD: 18.647.000.000 đồng
- Chi phí khác: 18.250.000.000 đồng
- Chi phí bồi thường, GPMB: 285.000.000 đồng
- Chi phí dự phòng: 31.777.000.000 đồng
10. Nguồn vốn đầu tư:
- Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ và vốn ODA,
chiếm 85% (khoảng 297,116 tỷ đồng). Trong đó:
+ Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ theo Chương
trình mục tiêu cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2016 - 2020 tại
Văn bản số 9270/BKHĐT-KTCN ngày 30/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là 150 tỷ
đồng (bao gồm 10% dự phòng theo quy định).
+ Phần còn lại, tiếp tục xin vốn ngân sách Trung
ương hỗ trợ và vốn ODA là 147,116 tỷ đồng.
- Vốn địa phương: UBND thành phố Quy Nhơn (Chủ đầu
tư dự án) bố trí phần vốn đầu tư còn lại 52,432 tỷ đồng (chiếm 15% tổng mức đầu
tư).
11. Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư
trực tiếp quản lý dự án.
12. Thời gian tổ chức thực hiện: Năm 2017
- 2020 (triển khai dự án khi bố trí kế hoạch vốn thực hiện đầu tư theo quy định).
13. Hình thức lựa chọn nhà thầu: Theo Luật
Đấu thầu và các quy định hiện hành.
Điều 2. Chủ đầu tư (UBND thành phố Quy Nhơn) có trách nhiệm tổ chức
thực hiện Quyết định này theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước về đầu tư
xây dựng công trình.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch
và Đầu tư, Tài chính, Công Thương; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch
UBND thành phố Quy Nhơn và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Cao Thắng
|