Quyết định 3798/2003/QĐ-UB về Quy định (tạm thời) tiêu chuẩn làng nghề Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hải Dương

Số hiệu 3798/2003/QĐ-UB
Ngày ban hành 18/09/2003
Ngày có hiệu lực 18/09/2003
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Nguyễn Trọng Nhưng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3798/2003/QĐ-UB

Hải Dương, ngày 18 tháng 09 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH (TẠM THỜI) VỀ TIÊU CHUẨN LÀNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/4/1994;

Theo đnghị của sở Công nghiệp tại tờ trình số 276/TT-CN, ngày 20/8/2003 V/v Ban hành Quy định về tiêu chuẩn làng nghề Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hải Dương,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này "Quy định (tạm thời) về tiêu chuẩn làng nghề Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hải Dương".

Điều 2. Giao Sở Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Quy định này.

Điều 3. Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc Sở Công nghiệp, Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ quyết định thi hành.

 

 

Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy (Để B/c),
- Thường trực HĐND tỉnh,
- Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh,
- Như điều 3,
- Các Ban HĐND tỉnh,
- Lãnh đạo Văn phòng,
- Các chyên viên liên quan,
- Lưu VP.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Trọng Nhưng

 

QUY ĐỊNH (TẠM THỜI)

VỂ TIÊU CHUẨN LÀNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP-TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG
(Ban hành theo Quyết định
3798/2003/QĐ-UB ngày 18 tháng 9 năm 2003 của UBND tỉnh Hải Dương)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Khái niệm làng nghề

- Làng nghề là làng (thôn) có ngành nghề sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) ở từng hộ trong làng tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc thu nhập chủ yếu của người lao động trong thôn, làng.

- Làng nghề truyền thống là làng nghề đã hình thành lâu đời, sản phẩm có tính cách riêng biệt mang tính đặc thù riêng của địa phương, được nhiều nơi biết đến, sản phẩm có giá trị kinh tế và văn hóa cao.

Điều 2. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia xây dựng, phát triển ngành nghề, làng nghề truyền thống, làng nghề mới sản xuất CN-TTCN trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, tăng cường công tác quản lý nhà nước về CN-TTCN trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Phát triển ngành nghề, làng nghề CN-TTCN phải gắn với công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường của từng vùng, từng xã phường và xây dựng nông thôn mới.

Điều 4. Việc xây dựng tiêu chuẩn làng nghề tạo thuận lợi phát triển làng nghề CN-TTCN, dịch vụ gắn bó với các hoạt động văn hóa du lịch, giao lưu kinh tế và làm cơ sở để xây dựng, phát triển, xét công nhận làng nghề, thực hiện các chính sách ưu đãi, v.v…

Chương 2.

TIÊU CHUẨN LÀNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP-TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

Điều 5. Một làng, thôn được gọi là làng nghề CN-TTCN của tỉnh Hải Dương khi đủ các điều kiện sau:

1. Số hộ hoặc lao động làm nghề CN-TTCN ở làng đạt từ 35% trở lên so với tổng số hộ hoặc lao động của làng.

2. Giá trsản xuất và thu nhập từ CN-TTCN ở làng chiếm tỷ trọng 40% trở lên so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong năm.

3. Thu nhập bình quân của làng nghề sản xuất CN-TTCN phải cao hơn thu nhập bình quân của xã, phường từ 10% trở lên.

[...]