QUY ĐỊNH
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC
BỘ MÁY VÀ BIÊN CHẾ CỦA CHI CỤC THÚ Y NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 37/2009/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2009
của UBND tỉnh Ninh Bình)
Chương I
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định
này quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi
cục Thú y thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình.
2. Quy định
này áp dụng đối với Chi cục Thú y Ninh Bình, các đơn vị trực thuộc Chi cục, các
cá nhân và đơn vị khác có liên quan.
Điều 2. Vị trí
Chi cục Thú y
là cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
Ninh Bình, chịu sự quản lý, chỉ đạo về tổ chức, biên chế và công tác của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng
dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Cục Thú y.
Chi cục Thú y
có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, trụ sở làm việc tại thành
phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
Chương II
CHỨC
NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
Điều 3. Chức năng
Chi cục Thú y
là cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
Ninh Bình, thực hiện chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn quản lý Nhà nước về lĩnh vực thú y (bao gồm cả thú y thủy sản)
trên địa bàn tỉnh.
Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn
l. Giúp Giám đốc
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật về
chuyên ngành thú y và các dự,án, đề án theo sự phân công của Giám đốc Sở. Trình
Giám đốc Sở dự thảo các Quyết định và các văn bản khác thuộc thẩm quyền chỉ đạo,
điều hành của Giám đốc Sở.
2. Trình Giám
đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự thảo quyết định, quy hoạch, kế hoạch
phát triển dài hạn, 05 năm, hàng năm; chương trình, đề án, dự án về công tác
Thú y trong phạm vi tỉnh;
3. Tổ chức, chỉ
đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn,
quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành Thú y đã được phê
duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chuyên ngành quản
lý của Chi cục.
4. Về phòng,
chống dịch bệnh động vật:
a) Trình cấp
có thẩm quyền quyết định công bố dịch, dịch bệnh động vật, vùng có dịch, vùng bị
dịch uy hiếp, vùng đệm trên địa bàn toàn tỉnh và các biện pháp phòng bệnh bắt
buộc đối với động vật và việc xử lý động vật, sản phẩm động vật mắc bệnh, động
vật mẫn cảm trong vùng dịch, khử trùng tiêu độc; công bố hết dịch, bãi bỏ quyết
định công bố vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm dịch bệnh động vật;
b) Chỉ đạo, hướng
dẫn, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện việc phòng, chống dịch bệnh động vật;
tham gia khắc phục hậu quả về dịch bệnh động vật trong sản xuất nông, lâm nghiệp,
thủy sản trên địa bàn tỉnh; phục hồi môi trường sau khi khống chế dịch bệnh động
vật; điều tra, giám sát, phát hiện dịch bệnh động vật. Tổ chức và chỉ đạo thực
hiện các chương trình quốc gia về khống chế, phòng chống dịch bệnh động vật
trên địa bàn tỉnh được Cục Thú y phân công và báo cáo việc thực theo quy định;
c) Thực hiện giám sát, theo dõi dịch tễ học thú y về
dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật và bệnh ở động vật truyền lây
sang người. Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền đề ra các biện pháp phòng,
chống dịch có hiệu quả;
d) Hướng dẫn
thực hiện việc chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện
việc chẩn đoán bệnh động vật;
e) Hướng dẫn,
kiểm tra, giám sát việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; thẩm định
công nhận và hủy bỏ công nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật theo thẩm
quyền;
g) Kiểm tra định
kỳ dịch bệnh động vật, vệ sinh thú y đối với các cơ sở chăn nuôi của tỉnh và cơ
quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh theo sự phân công của Cục Thú y;
5. Về kiểm dịch
động vật:
a) Chỉ đạo, hướng
dẫn, kiểm tra và giám sát việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên địa
bàn tỉnh. Theo yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch, được thành lập
đội kiểm tra lưu động, các chốt kiểm dịch tạm thời tại các đầu mối giao thông,
phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra việc vận chuyển động vật, sản phẩm động
vật lưu thông trên địa bàn tỉnh;
b) Quản lý
trang phục, sắc phục, thẻ kiểm dịch động vật và mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản
phẩm động vật theo quy định.
6. Về kiểm
soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y:
a) Chỉ đạo, hướng
dẫn, kiểm tra và thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm soát giết mổ động
vật, kiểm tra vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật;
b) Kiểm tra điều
kiện vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất
thuốc thú y; cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống; nơi tập trung, nơi cách ly động
vật; cơ sở giết mổ động vật và sơ chế sản phẩm động vật thuộc thẩm quyền theo
quy định của pháp luật;
c) Đề xuất và
chỉ đạo thực hiện các biện pháp xử lý đối với động vật, sản phẩm động vật,
phương tiện vận chuyển, dụng cụ chứa đựng động vật sản phẩm động vật tại các cơ
sở sản xuất, kinh doanh không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y;
7. Về quản lý
thuốc thú y:
a) Trực tiếp
quản lý, hướng dẫn sử dụng các loại vacxin để phòng chống dịch bệnh động vật
trong tỉnh; quản lý quỹ dự trữ về thuốc thú y ở địa phương;
b) Chỉ đạo, hướng
dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định về chứng chỉ hành nghề, điều kiện kinh
doanh thuốc thú y và việc tiêu hủy hoặc trả về nơi xuất xứ.
8. Tổ chức thực
hiện và chịu trách nhiệm về cấp và thu hồi các loại giấy chứng nhận, giấy phép,
chứng chỉ hành nghề về thú y theo phân cấp của Cục Thú y và theo quy định của
pháp luật. Quản lý việc thu, sử dụng các loại phí và lệ phí theo quy định của
pháp luật.
9. Tiến hành
khảo sát, thực nghiệm và chỉ đạo ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chuyên ngành thú y;
Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực thú y theo sự phân công của Ủy ban nhân
dân tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
10. Tổ chức,
thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thú y của
các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến công tác thú y; xử lý các vi phạm
hành chính về công tác thú y; giải quyết tranh chấp và khiếu nại, tố cáo về thú
y trong tỉnh theo thẩm quyền.
11. Bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên thuộc mạng lưới thú y
cơ sở; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về công tác thú y, pháp luật, chế độ chính
sách, kiến thức phổ thông về thú y cho lực lượng quần chúng tham gia công tác
thú y.
12. Quy định cụ
thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trực thuộc Chi cục; Quản lý
công chức, viên chức, lao động của Chi cục theo quy định của pháp luật và phân
cấp của Sở.
13. Hướng dẫn,
kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực thú y của tỉnh theo quy
định của pháp luật. Chịu trách nhiệm về các dịch vụ công do đơn vị tổ chức thực
hiện.
14. Quản lý
tài chính, tài sản của Chi cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy
ban nhân dân tỉnh.
15. Xây dựng hệ
thống thông tin, lưu trữ tư liệu về thú y; Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình
hình dịch bệnh động vật, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ động vật, quản
lý thuốc thú y và các hoạt động khác có liên quan đến công tác thú y ở địa
phương theo quy định của pháp luật.
16. Thực hiện
các nhiệm vụ khác khi được Ủy ban nhân dân tỉnh và Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn giao.
Chương III
TỔ CHỨC
BỘ MÁY VÀ BIÊN CHẾ
Điều 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy
l. Lãnh đạo
Chi cục:
a) Chi cục có Chi
cục trưởng và không quá 02 Phó Chi cục trưởng;
b) Chi cục trưởng
là người đứng đầu Chi cục, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và trước pháp luật về mọi hoạt động của Chi cục, Phó Chi cục
trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực
công tác được phân công;
c) Việc bổ nhiệm,
miễn nhiệm Chi cục trưởng; Phó Chi cục trưởng thực hiện theo phân cấp về công
tác quản lý cán bộ của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Cơ cấu tổ
chức:
a) Các phòng chuyên
môn:
- Phòng Hành
chính - Tổng hợp;
- Phòng Dịch tễ
- Thú y thủy sản;
- Thanh tra
chuyên ngành và Quản lý thuốc thú y.
b) Các Trạm
thú y trực thuộc:
- Trạm Kiểm dịch
động vật;
- Trạm Thú y
huyện Nho Quan;
- Trạm Thú y
huyện Gia Viễn;
- Trạm Thú y
huyện Hoa Lư;
- Trạm Thú y
huyện Yên Khánh;
- Trạm Thú y
huyện Yên Mô;
- Trạm Thú y
huyện Kim Sơn;
- Trạm Thú y
thị xã Tam Điệp;
- Trạm Thú y
thành phố Ninh Bình.
Điều 6. Biên chế
Biên chế hành
chính, sự nghiệp của Chi cục Thú y nằm trong tổng biên chế của Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn được Ủy ban nhân dân tỉnh giao hàng năm.
Chương IV
TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Điều 7. Trách nhiệm của Chi cục Thú y
Chi cục trưởng
Chi cục Thú Y căn cứ vào các quy định tại Quyết định này và các quy định khác của
pháp luật về công tác thú y, xây dựng nhiệm vụ cụ thể cho các phòng chuyên môn;
các đơn vị trực thuộc, trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
xem xét ban hành, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện đạt kết quả tốt, theo
đúng quy định của nhà nước và Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 8. Sửa đổi và bổ sung quy định
Trong quá
trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, phát sinh, Chi cục trưởng Chi cục Thú
Y báo cáo bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để trình Ủy
ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ thẩm định) sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.