ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 37/2007/QĐ-UBND
|
Bến
Tre, ngày 29 tháng 8 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY
ĐỊNH VỀ PHƯƠNG THỨC LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐÁNH GIÁ NGHIỆM
THU ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CỦA TỈNH BẾN TRE
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 13/2004/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 5 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ về việc ban hành “Quy định đánh giá nghiệm thu đề tài
khoa học và công nghệ cấp Nhà nước”;
Căn cứ Quyết định số 04/2007/QĐ-BKHCN ngày 19
tháng 3 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của "Quy định đánh giá nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp
Nhà nước” ban hành kèm theo quyết định số
13/2004/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 5 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Công văn số
494/SKHCN-QLKH ngày 22 tháng 8 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phương thức
làm việc của Hội đồng
Khoa học và Công nghệ đánh giá nghiệm thu đề
tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của tỉnh Bến Tre.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Khoa học và Công
nghệ chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các huyện, thị và các lực lượng làm công tác khoa học và công nghệ tổ chức
triển khai thực hiện Quy định này.
Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện, thị, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành
sau mười ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 3320/2004/QĐ-UB
ngày 31 tháng 8 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc ban hành Quy
định về phương thức làm việc của Hội đồng Khoa học và Công nghệ đánh giá kết quả
nghiên cứu đề tài, dự án khoa học và công nghệ của tỉnh Bến Tre./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Thành Hạo
|
QUY ĐỊNH
VỀ PHƯƠNG THỨC
VÀ QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐÁNH GIÁ NGHIỆM THU ĐỀ
TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CỦA TỈNH BẾN TRE
(Ban hành kèm theo Quyết định số 37/2007/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2007 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
Chương I
NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG
Điều 1.
Hội đồng đánh giá nghiệm thu kết
quả nghiên cứu đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (sau
đây gọi tắt là Hội đồng) tiến hành đánh giá, nghiệm thu theo mục đích, yêu cầu,
nội dung, kết quả, tiến độ ghi trong hợp đồng nghiên cứu khoa học đã ký kết và
chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm
quyền trong việc đánh giá nghiệm thu kết quả nghiên cứu đề tài, dự án khoa học
và công nghệ.
Điều 2.
Việc đánh giá nghiệm thu kết quả
nghiên cứu đề tài, dự án do một Hội đồng Khoa học và Công nghệ được thành lập
theo phân cấp quản lý.
Chương II
QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG
Điều 3.
1. Gửi hồ sơ đánh giá và các tài liệu liên quan
Việc đánh giá phải được hoàn thành trong thời hạn 30 ngày kể
từ ngày nhận được hồ sơ đánh giá hợp lệ.
Để đảm bảo thời gian trên, việc thành lập Hội đồng và Tổ
chuyên gia (nếu có) phải được quyết định trong thời hạn 15 ngày từ khi nhận được
hồ sơ đánh giá hợp lệ; quyết định thành lập Hội đồng và Tổ chuyên gia (nếu có),
hồ sơ đánh giá và quy định việc đánh giá nghiệm thu đề tài, dự án được ban hành
kèm theo Quyết định số 36/2007/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân
dân tỉnh phải được gửi đến thành viên Hội đồng và chuyên gia đánh giá trong thời
hạn ít nhất là 05 ngày sau khi có quyết định thành lập Hội đồng và Tổ chuyên
gia.
2. Nghiên cứu hồ sơ đánh giá và các tài liệu liên quan
Các thành viên Hội đồng và chuyên gia đánh giá nghiên cứu
quy định đánh giá nghiệm thu đề tài, dự án khoa học và công nghệ của tỉnh, xem
xét hồ sơ đề tài, dự án: sổ nhật ký đề tài, dự án, các tài liệu gốc, bản vẽ thiết
kế; mẫu sản phẩm, báo cáo khoa học; báo cáo tình hình thực hiện; các báo cáo về
kết quả thực nghiệm, ứng dụng các sản phẩm về khoa học và công nghệ hoặc các
văn bản đo đạc, kiểm tra các sản phẩm khoa học và công nghệ của đề tài, dự án
được các cơ quan đo đạc có thẩm quyền chứng nhận và bản nhận xét của Ban Chủ
nhiệm chương trình (đối với các đề tài, dự án thuộc chương trình) và đối chiếu,
so sánh với hợp đồng để viết phiếu nhận xét, đánh giá.
3. Công tác thẩm định của Tổ chuyên gia (nếu có)
a) Tổ chuyên gia lập báo cáo thẩm định với những nội dung
như sau:
- Kiểm tra, thẩm định chi tiết hồ sơ đánh giá kết quả
nghiên cứu của đề tài, dự án: các tài liệu gốc, sổ nhật ký đề tài, dự án, báo
cáo tình hình thực hiện, báo cáo thử nghiệm, ứng dụng các sản phẩm khoa học và
công nghệ bản vẽ, báo cáo khoa học, báo cáo tóm tắt; bản nhận xét về kết quả thực
hiện của đề tài, dự án của Ban Chủ nhiệm chương trình (nếu có); biên bản đánh
giá của Hội đồng đánh giá cơ sở.
- Kiểm tra, khảo sát hiện trường và tham khảo các thông số
kỹ thuật của sản phẩm khoa học và công nghệ.
- So sánh, đối chiếu với hợp đồng đề tài, dự án.
b) Báo cáo thẩm định gồm những nội dung sau:
- Mức độ hoàn thành khối lượng cơ bản so với hợp đồng;
- Mức độ hoàn thành và tính xác thực của các chỉ tiêu cơ bản
của các sản phẩm của đề tài, dự án so với yêu cầu đã ghi trong hợp đồng;
- Mức độ hoàn chỉnh và độ tin cậy của
tài liệu công nghệ của đề tài, dự án.
4. Trách nhiệm của các thành viên Hội đồng
Các thành viên Hội đồng tiến hành xem xét, nghiên cứu toàn
bộ hồ sơ đánh giá và các tài liệu, văn bản liên quan, trong đó có báo cáo thẩm
định của Tổ chuyên gia (nếu có) và viết phiếu nhận xét đánh giá kết quả khoa học
và công nghệ của đề tài, dự án.
5. Phiên họp đánh giá của Hội đồng
a) Phiên họp đánh giá chỉ được tổ chức sau khi Hội đồng đã
nhận được báo cáo thẩm định của Tổ chuyên gia (nếu có) và các phiếu nhận xét đề
tài, dự án của từng thành viên Hội đồng, đặc biệt là Ủy viên phản biện.
b) Nội dung họp Hội đồng.
* Hội đồng nghe đọc báo cáo thẩm định và phiếu nhận xét
đánh giá.
- Thư ký giúp việc Hội đồng đọc quyết định thành lập Hội đồng,
giới thiệu thành phần Hội đồng và các đại biểu tham dự.
- Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp của Hội đồng:
- Chủ nhiệm đề tài, dự án báo cáo kết quả nghiên cứu đề
tài, dự án;
- Thư ký Hội đồng đọc báo cáo thẩm định của Tổ chuyên gia
(nếu có); đọc báo cáo đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở;
- Các Ủy viên phản biện của Hội đồng đọc phiếu nhận xét
đánh giá đề tài, dự án;
- Thư ký Hội
đồng đọc bản nhận xét đánh giá của các thành viên vắng mặt (nếu có) để Hội đồng
tham khảo;
- Các thành viên Hội đồng trao đổi và đặt các vấn đề chưa
rõ, đồng thời đọc phiếu nhận xét, đánh giá kết quả nghiên cứu đề tài, dự án để
chủ nhiệm đề tài, dự án giải trình, tiếp thu.
* Chủ nhiệm đề tài, dự án tiếp thu, giải
trình các vấn đề Hội đồng đặt ra.
* Hội đồng thảo luận, nhận xét, đánh giá.
Trên
cơ sở xem xét, nghiên cứu toàn bộ hồ sơ đánh giá và các tài liệu, văn bản liên
quan, Hội đồng tham khảo báo cáo thẩm định của Tổ chuyên gia (nếu có) và các
phiếu nhận xét đánh giá đề tài, dự án của các Ủy viên phản biện, trao đổi thảo
luận, nhận định, chấm điểm để xếp loại đề tài, dự án theo 05 nhóm tiêu chuẩn với
thang điểm 100 điểm được quy định tại khoản 2 Điều 16 của Quy định đánh giá kết
quả đề tài, dự án.
* Hội đồng bỏ phiếu đánh giá.
Mỗi thành viên Hội đồng đánh giá đề tài, dự án bằng cách
cho điểm theo thang điểm đã quy định ghi trên phiếu (theo mẫu hướng dẫn của cơ
quan quản lý về khoa học và công nghệ).
Những phiếu hợp lệ là những phiếu cho điểm bằng hoặc thấp
hơn điểm tối đa đã ghi trên phiếu tương ứng cho từng chỉ tiêu đánh giá. Mức
đánh giá chung của đề tài, dự án được tính bằng điểm trung bình của các thành
viên Hội đồng.
* Kết luận của hội đồng:
Thư
ký Hội đồng báo cáo kết quả kiểm phiếu.
Điều 4.
Căn cứ kết quả bỏ phiếu Hội
đồng xếp loại đề tài, dự án vào một
trong 2 mức sau: “Đạt” và “Không đạt”.
- Đề tài, dự án ở mức
“Đạt” là những đề tài, dự án đạt tổng
số điểm từ 50 điểm trở lên và không vi phạm một trong các điểm b, c, d, đ khoản
2 Điều 10 của quy định “Đánh giá nghiệm thu đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của tỉnh Bến
Tre”. Mức đạt chia ra các mức A, B,
C tương ứng với số điểm từ cao xuống thấp:
+ Loại A: xuất sắc từ 85-100 điểm
+ Loại B: khá từ 65 đến dưới 85 điểm
+ Loại C: trung bình từ 50 đến dưới 65 điểm
Đề tài, dự án sau đây
được đánh giá ở mức “ Không đạt”
+ Có tổng số điểm dưới 50 điểm, hoặc:
+ Vi phạm một
trong các điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều 10 của Quy định này.
Điều 5.
1. Trong trường hợp kết quả đề tài, dự
án được đánh giá ở mức “Không đạt”, Hội đồng xem xét xác định những nội dung
công việc đã thực hiện đúng hợp đồng làm căn cứ để cơ quan quản lý về khoa học
và công nghệ xem xét công nhận số kinh phí được quyết toán của đề tài, dự án.
2. Hội đồng góp ý về những tồn tại của đề tài, dự án và đề
xuất hướng hoặc biện pháp giải quyết.
Hội đồng thảo luận để thông qua từng nội dung kết luận của
Hội đồng.
Biên bản làm việc của Hội đồng xây dựng theo mẫu do cơ quan
quản lý về khoa học và công nghệ ban hành./.