ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3639/QĐ-UBND
|
Thanh Hóa, ngày 14 tháng 11 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÒNG CHỐNG LŨ SÔNG BƯỞI, TỈNH THANH HÓA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng số
16/2003/QH11 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đê điều số 79/2006/QH11
được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2006;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
ngày 07/9/2006 về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/ NĐ-CP ngày 11/01/2008 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 92/2006/ NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính
phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH
ngày 7/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn
thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Văn bản số 2979/BNN-ĐĐ ngày
29/10/2007; Văn bản số 1648/BNN-ĐĐ ngày 12/6/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về việc lập quy hoạch phòng chống lũ, đê điều; quy hoạch phòng
chống lũ sông Bưởi. Văn bản số 559/ĐĐ ngày 22/11/2007 của Cục quản lý Đê điều
và Phòng chống lụt bão về quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều tỉnh
Thanh Hóa;
Căn cứ Văn bản số 175/HĐND-TT ngày
26/8/2008 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về việc cho ý kiến quy hoạch
phòng chống lũ sông Bưởi, tỉnh Thanh Hóa;
Xét đề nghị tại Tờ trình số
446/CCĐĐ-QLCT ngày 13/6/2008 của Chi cục Đê điều và PCLB Thanh Hóa (kèm theo hồ sơ) về việc trình duyệt Quy hoạch phòng chống lũ sông Bưởi tỉnh
Thanh Hóa; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại
Văn bản số 1911/NN&PTNT-KH
ngày 13/10/2008; Sở Xây dựng tại Văn bản số 1611/SXD-QH ngày 15/7/2008; Sở Tài
chính tại Văn bản số 1522/STC-ĐT ngày 15/7/2008; Sở
Giao thông - Vận tải tại Văn bản số 990/SGTVT-QLGT ngày 15/8/2008; UBND huyện
Vĩnh Lộc tại Văn bản số 614/UBND-NN ngày 08/9/2008; UBND huyện Thạch Thành tại
Văn bản số 1008/UBND-NN ngày 09/9/2008; Văn bản thẩm
định số 1707/SKHĐT-TĐ ngày 07/11/2008 của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Văn bản
số 1062/STP-VB ngày 13/11/2008 của Giám đốc Sở Tư pháp về việc thẩm định dự thảo
văn bản,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ sông Bưởi, tỉnh
Thanh Hóa bao gồm những nội dung chính như sau:
1. Tên dự án: Quy hoạch phòng chống
lũ sông Bưởi tỉnh Thanh Hóa.
2. Cấp quyết định đầu tư: UBND tỉnh Thanh
Hóa.
3. Chủ đầu tư: Chi cục Đê điều và
Phòng chống lụt bão Thanh Hóa.
4. Phạm vi quy hoạch: Sông Bưởi trên
địa bàn 2 huyện Thạch Thành và Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
5. Mục tiêu, nhiệm vụ của quy hoạch:
- Xác định mức đảm bảo phòng chống lũ
cho hệ thống sông Bưởi thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
- Xác định lũ thiết kế của tuyến sông
gồm lưu lượng lũ thiết kế và mực nước lũ thiết kế. Xác định mực nước lũ báo động
phục vụ công tác phòng chống lụt bão.
- Xác định giải pháp công trình, phi
công trình để phòng, chống lũ đối với từng địa phương thuộc phạm vi ảnh hưởng của
sông Bưởi.
- Làm cơ sở để lập và điều chỉnh quy
hoạch sử dụng đất đai, qui hoạch xây dựng và các qui hoạch liên quan khác của
các ngành, địa phương.
6. Tiêu chuẩn phòng chống lũ: Đảm bảo
chống được với tổ hợp lũ có tần suất: lũ sông Bưởi 5%, lũ sông Mã 1%, lũ sông
Chu 0,6%. Tương ứng với mực nước sông Bưởi tại Kim Tân là (+14.50) và thoát
được lưu lượng 2.676,0m3/s.
7. Các giải pháp phòng chống lũ:
7.1. Điều tiết các hồ chứa cắt giảm lũ:
Các hồ chứa đang và sẽ xây dựng trên thượng nguồn hệ thống sông Mã gồm:
- Hồ Cửa Đặt trên sông Chu (đang xây
dựng) có dung tích phòng lũ 300 triệu m3;
- Hồ Hủa Na trên
sông Chu có dung tích phòng lũ 300 triệu m3;
- Hồ PaMa trên sông Mã có dung tích
phòng lũ 350 triệu m3;
- Hồ Bản Uôn trên
sông Mã có dung tích phòng lũ tối đa 150 triệu m3 và dung tích phòng
lũ thường xuyên là 112m3.
7.2. Trồng rừng và bảo vệ rừng đầu
nguồn: Hiện nay, diện tích rừng trên toàn lưu vực sông Bưởi
mới có 18.500ha, cần tổ chức, chỉ đạo thực hiện trồng và khoanh nuôi rừng khoảng
50.000ha trên toàn lưu vực (trong đó tỉnh Thanh Hóa 17.500ha, tỉnh Hòa Bình
32.500ha).
7.3. Xây dựng các tuyến đường tránh
lũ, cứu hộ phục vụ công tác phòng chống lụt bão:
- Xây dựng, cải tạo tuyến đường từ Cổ Tế đến làng Bèo chuyển tuyến đi áp sát đê phía sông, cao trình mặt đường
bằng cao trình cầu Cổ Tế để tránh ngập khi có lũ, phục vụ
công tác cứu hộ, cứu nạn.
- Xây dựng tuyến đường từ cầu treo
Phúc Khang đi Vân Sơn dài 7,5km, cao trình mặt đường +11.50, tuyến đường đi
theo bờ đê cũ của nông trường Thạch Thành để di chuyển dân vùng ngập lũ đến nơi
an toàn.
- Cải tạo, nâng cấp tuyến đường Kim
Tân - phố Cát và các tuyến đường nhánh khác hiện có phục vụ công tác cứu hộ và
sơ tán dân.
7.4. Sắp xếp lại dân cư, tăng cường
khả năng thích nghi với điều kiện chung sống với lũ trong vùng thường xuyên ngập
lũ:
Sắp xếp lại dân cư trong vùng thường
xuyên bị ngập lũ, cải thiện điều kiện chống lũ như xây nhà cao tầng, làm sàn chống
lũ... và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ thích hợp với điều kiện sống chung với lũ nhằm
giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do lũ lụt gây ra.
7.5. Củng cố và nâng cấp hệ thống đê
điều:
- Tuyến đê bối xã Thạch Định: Tuyến
đê đi theo tuyến cũ. Đoạn từ K0-K5 củng cố trên cơ sở cao trình hiện tại (từ
+13.50 đến +12.50), bọc 2 mặt (cứng hóa mặt đê và mái đê, làm đường hành lang
chân đê); đoạn từ K5-K9,4 củng cố đảm bảo cao trình +12.50 và bọc bê tông 3 mặt;
sửa chữa và làm mới một số cống dưới đê để giải quyết việc tháo lũ.
- Đê tả, hữu sông Bưởi: Củng cố, nâng
cấp kiên cố hóa tuyến đê hiện có để đảm bảo tiêu chuẩn
phòng lũ (+14.50 tại Kim Tân), sửa chữa nâng cấp và làm mới các cống dưới đê bị
hư hỏng hoặc bị ngắn so với đê.
7.6. Cải tạo lòng dẫn:
- Lăn đê tả sông Bưởi mở rộng lòng dẫn
2 đoạn:
+ Đoạn từ cuối thôn 4 xã Thành Kim đến
giáp đường Kim Tân dốc Trầu chiều dài 1 km, chuyển tuyến
vào phía đồng với chiều rộng bãi B = 100m; hạ thấp bãi xuống
cao trình +10.00.
+ Đoạn từ xóm 11 xã Thành Hưng đến đầu
cầu Cổ Tế, chuyển tuyến vào phía đồng, với chiều rộng bãi
B = 100m; hạ thấp bãi xuống cao trình +10.00.
- Làm cầu dẫn
phía hữu và phía tả cầu Cổ Tế để tăng cường khả năng thoát
lũ cho sông Bưởi (cầu dẫn phía bờ hữu dài 0,12km; phía tả dài
0,73km).
7.7. Tăng cường năng lực phòng chống
lụt bão cho chính quyền và nhân dân trong vùng chịu ảnh hưởng của lũ lụt:
- Củng cố bộ máy, đầu tư trang thiết
bị cho Ban chỉ huy phòng chống lụt bão cấp huyện đến thôn, xã; tập huấn chuyên
môn nghiệp vụ cho cán bộ theo hướng chuyên môn hóa.
- Hỗ trợ dân trong vùng thường xuyên
bị ngập lũ (chưa có đê bảo vệ) xây dựng sàn chống lũ kết hợp nhà ở và các
phương tiện sơ tán như thuyền, bè mảng...
- Quy hoạch các điểm sơ tán và xây dựng
quy trình sơ tán dân khi có lũ lụt; tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức của
chính quyền và người dân để chủ động đối phó với lũ lụt.
8. Các hạng mục chủ yếu:
(Có
phụ lục kèm theo).
9. Khái toán kinh phí đầu tư:
503.183,21 triệu đồng,
(Năm trăm linh ba tỷ một trăm tám
mươi ba triệu hai trăm mười ngàn đồng)
Trong đó:
9.1. Kinh phí phục vụ chống lũ:
101.640,00 triệu đồng
9.2. Kinh phí xây dựng đê: 401.543,21
triệu đồng.
10. Nguồn vốn đầu tư:
10.1. Kinh phí đầu tư xây dựng từ nguồn
vốn: Ngân sách Nhà nước do Trung ương và tỉnh hỗ trợ.
10.2. Kinh phí đền bù GPMB ngân sách
tỉnh và huyện tự cân đối.
11. Tiến độ thực hiện:
11.1. Giai đoạn 1: Từ năm 2008 đến
2010 đầu tư 184.929,79 triệu đồng, bao gồm:
- Củng cố và trang bị một phần cho
ban chỉ huy phòng chống lụt bão của 2 huyện Thạch Thành và
Vĩnh Lộc.
- Xây dựng hoàn chỉnh tuyến đê
tả sông Bưởi đoạn từ
Kim Tân đến xóm 11 xã Thành Hưng, đoạn từ K0+00 đến thị trấn Kim Tân.
- Di chuyển đường từ Cổ Tế đến làng Bèo và cầu cạn Cổ Tế.
- Xây dựng hoàn chỉnh tuyến đê bao Thạch
Định.
11.2. Giai đoạn 2: Từ năm 2011 đến
2015 đầu tư 318.253,42 triệu đồng, bao gồm:
- Xây dựng hoàn chỉnh tuyến đê hữu
sông Bưởi.
- Xây dựng tuyến đường vùng Bái Trời
để thoát hiểm khi có lũ.
- Xây dựng tuyến đê tả thuộc Vĩnh Hòa.
- Lăn đê tả sông Bưởi từ xóm 11 xã
Thành Hưng đến Cổ Tế + di dân tái định cư.
- Xây dựng kho chống lụt bão.
- Trang bị hoàn chỉnh cho ban chỉ huy
phòng chống lụt bão huyện.
Điều 2. Triển khai thực hiện:
- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tổ chức, theo dõi, chỉ đạo UBND các huyện trong vùng quy hoạch thực
hiện đúng nội dung quy hoạch được phê duyệt.
- Căn cứ Quy hoạch này, các ngành,
UBND các huyện được chọn làm chủ, đầu tư tiến hành lập dự án đầu tư khi có chủ
trương đầu tư; tổ chức triển khai thực hiện dự án theo đúng Luật Xây dựng 2003;
Luật đấu thầu 2005 và Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005; Nghị định số:
112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006; Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007; Nghị
định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008; Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày
05/05/2008 của Chính phủ.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc
các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Giao thông - Vận tải,
Xây dựng, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Thanh Hóa, Chi Đê điều và PCLB Thanh
Hóa, Chủ tịch UBND các huyện: Thạch Thành, Vĩnh Lộc và Thủ trưởng các đơn vị
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH
CHỦ TỊCH
Mai Văn Ninh
|
CÁC HẠNG MỤC DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÒNG CHỐNG LŨ SÔNG BƯỞI TỈNH THANH HÓA
(Kèm
theo QĐ số 3639/QĐ-UBND ngày 14/11/2008 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
|
Hạng
mục
|
Kinh
phí
|
|
Tổng cộng
|
503.183,21
|
I
|
Phục vụ chống lũ
|
101.640,00
|
1
|
Trang thiết bị cho 2 Ban Chỉ huy
phòng, chống lụt bão huyện
|
24.440,00
|
2
|
Di chuyển, tôn cao đường giao thông
và kho bãi
|
77.200,00
|
II
|
Xây dựng đê
|
401.543,21
|
1
|
Tuyến đê Thạch Định
|
37.532,20
|
2
|
Tuyến đê hữu sông Bưởi
|
98.090,42
|
3
|
Tuyến đê tả sông Bưởi
|
198.397,59
|
4
|
Di dân tái định cư
|
54.000,00
|
5
|
Tuyến đê Vĩnh Hòa
|
13.523,00
|