Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 3612/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt “Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Long, phiên bản 2.0”

Số hiệu 3612/QĐ-UBND
Ngày ban hành 31/12/2020
Ngày có hiệu lực 31/12/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Long
Người ký Nguyễn Thị Quyên Thanh
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3612/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 31 tháng 12 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH VĨNH LONG, PHIÊN BẢN 2.0”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg, ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;

Căn cứ Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT, ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 108/TTr-STTTT, ngày 29 /12/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điên tử tỉnh Vĩnh Long, phiên bản 2.0 (Kèm theo Kiến trúc chi tiết) với một số nội dung chủ yếu sau:

1. Mục đích, phạm vi áp dụng

a) Mục đích

Hoàn thiện nền tảng Chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Long nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển Chính quyền điện tử dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng.

b) Phạm vi áp dụng

Tài liệu báo cáo kiến trúc CQĐT này áp dụng cho các cơ quan nhà nước trong tỉnh Vĩnh Long. Các cơ quan khác (gồm Cơ quan Đảng, Đoàn thể, Hội,…) có thể tham khảo để triển khai ứng dụng CNTT của mình. Tài liệu làm rõ các thành phần trong CQĐT theo hướng kiến trúc được áp dụng khi triển khai các dự án ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Các tổ chức khác có thể tham khảo áp dụng để bảo đảm kết nối, liên thông, triển khai đồng bộ với hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

2. Mô hình kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Long, phiên bản 2.0

a) Người sử dụng

Có 2 nhóm người sử dụng chính:

- Nhóm người dân, doanh nghiệp là những cá nhân, tổ chức sử dụng các dịch vụ do tỉnh cung cấp như: Đọc, tra cứu thông tin trên cổng thông tin điện tử; tra cứu, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến do tỉnh cung cấp thông qua Cổng Dịch vụ công; sử dụng các dịch vụ khác mà tỉnh cung cấp cho người dân, doanh nghiệp.

- Nhóm cán bộ, công chức, viên chức sử dụng hệ thống của tỉnh để giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp; các nghiệp vụ nội bộ của tỉnh (tài chính, nhân sự) và các công việc được giao khác.

b) Kênh truy cập/tương tác

Cung cấp các kênh giao tiếp, truy cập như sau để phục vụ người sử dụng nêu trên:

- Qua môi trường Internet: Cổng Dịch vụ công trực tuyến; Cổng thông tin điện tử của tỉnh; Hệ thống xử lý nghiệp vụ; Hệ thống thông tin một cửa điện tử thông qua các thiết bị như: Máy tính; thiết bị di động; Kiosk tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và bộ phận một cửa cấp huyện.

- Ngoài môi trường Internet: Các kênh thoại, dịch vụ bưu chính công ích, SMS hoặc trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, bộ phận Một cửa.

c) Dịch vụ cổng thông tin điện tử

Cổng thông tin điện tử là thành phần đảm bảo cho người sử dụng có thể truy cập đến các thông tin trực tuyến và cũng là giao diện giữa người sử dụng với các dịch vụ CQĐT. Cổng thông tin điện tử cung cấp chức năng liên quan trực tiếp đến việc quản lý người sử dụng dịch vụ (cả nội bộ và bên ngoài), quản lý nghiệp vụ tương tác với người sử dụng. Thành phần này đảm bảo sự thống nhất quản lý về truy cập đến cả người sử dụng dịch vụ và các ứng dụng dịch vụ thông qua các kênh truy cập khác nhau.

d) Dịch vụ công trực tuyến

[...]