Quyết định 36/2003/QĐ-BGDĐT ban hành Quy chế thực hành, thực tập sư phạm áp dụng cho các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo Giáo viên phổ thông, mầm non trình độ Cao đẳng hệ chính quy do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu | 36/2003/QĐ-BGDĐT |
Ngày ban hành | 01/08/2003 |
Ngày có hiệu lực | 30/08/2003 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Người ký | Đặng Huỳnh Mai |
Lĩnh vực | Giáo dục |
BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2003/QĐ-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2003 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số
86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ giáo viên,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thực hành, thực tập sư phạm áp dụng cho các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên phổ thông, mầm non trình độ cao đẳng hệ chính quy.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế cho Quyết định số 1096/QĐ ngày 28/8/1980 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục về quy chế tạm thời thực tập nghiệp vụ sư phạm áp dụng trong các trường cao đẳng sư phạm. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Các Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo viên, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo và Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên phổ thông, mầm non trình độ cao đẳng hệ chính quy chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
Đặng Huỳnh Mai (Đã ký) |
THỰC HÀNH, THỰC TẬP SƯ PHẠM ÁP DỤNG CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC,
CAO ĐẲNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG, MẦM NON TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2003/QĐ-BGDĐT ngày 1/8/2003 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Quy chế này quy định mục đích, nội dung, phương thức tổ chức, cách đánh giá và các điều kiện đảm bảo đối với hoạt động thực hành, thực tập sư phạm cho các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên phổ thông, mầm non trình độ cao đẳng hệ chính quy (sau đây gọi chung là các cơ sở đào tạo giáo viên).
Quy chế này áp dụng cho tất cả các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên phổ thông, mầm non trình độ cao đẳng hệ chính quy.
Điều 3. Mục đích của hoạt động thực hành, thực tập sư phạm.
1. Quán triệt nguyên lý giáo dục, gắn lý thuyết với thực hành, lý luận với thực tế trong quá trình đào tạo giáo viên, phát huy tích cực, chủ động sáng tạo của sinh viên trong quá trình đào tạo, gắn chặt hơn nữa giữa nơi đào tạo và nơi sử dụng giáo viên.
2. Giúp các cơ sở đào tạo giáo viên thực hiện tốt chương trình thực hành, thực tập sư phạm, phục vụ cho các mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên.
3. Tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm sớm được tiếp xúc với thực tế giáo dục, được thường xuyên thực hành, luyện tập các kỹ năng sư phạm, làm cơ sở để hình thành phẩm chất và năng lực sư phạm của người giáo viên.
Điều 4. Thời lượng dành cho hoạt động thực hành, thực tập sư phạm.
1. Thực hành sư phạm (trong chương trình đào tạo giáo viên gọi là rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên) được thực hiện trong suốt khoá học, với thời lượng được quy định trong các chương trình khung đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Thực tập sư phạm được thực hiện ở các năm học thứ 2 và thứ 3, với thời lượng được quy định trong các chương trình khung đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Hoạt động thực hành, thực tập sư phạm của sinh viên sư phạm được đánh giá theo thang điểm 10 và xếp loại như sau:
1. Loại xuất sắc đạt từ điểm 9 đến điểm 10.
2. Loại giỏi đạt từ điểm 8 đến điểm cận 9.
BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2003/QĐ-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2003 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số
86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ giáo viên,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thực hành, thực tập sư phạm áp dụng cho các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên phổ thông, mầm non trình độ cao đẳng hệ chính quy.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế cho Quyết định số 1096/QĐ ngày 28/8/1980 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục về quy chế tạm thời thực tập nghiệp vụ sư phạm áp dụng trong các trường cao đẳng sư phạm. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Các Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo viên, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo và Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên phổ thông, mầm non trình độ cao đẳng hệ chính quy chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
Đặng Huỳnh Mai (Đã ký) |
THỰC HÀNH, THỰC TẬP SƯ PHẠM ÁP DỤNG CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC,
CAO ĐẲNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG, MẦM NON TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2003/QĐ-BGDĐT ngày 1/8/2003 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Quy chế này quy định mục đích, nội dung, phương thức tổ chức, cách đánh giá và các điều kiện đảm bảo đối với hoạt động thực hành, thực tập sư phạm cho các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên phổ thông, mầm non trình độ cao đẳng hệ chính quy (sau đây gọi chung là các cơ sở đào tạo giáo viên).
Quy chế này áp dụng cho tất cả các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên phổ thông, mầm non trình độ cao đẳng hệ chính quy.
Điều 3. Mục đích của hoạt động thực hành, thực tập sư phạm.
1. Quán triệt nguyên lý giáo dục, gắn lý thuyết với thực hành, lý luận với thực tế trong quá trình đào tạo giáo viên, phát huy tích cực, chủ động sáng tạo của sinh viên trong quá trình đào tạo, gắn chặt hơn nữa giữa nơi đào tạo và nơi sử dụng giáo viên.
2. Giúp các cơ sở đào tạo giáo viên thực hiện tốt chương trình thực hành, thực tập sư phạm, phục vụ cho các mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên.
3. Tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm sớm được tiếp xúc với thực tế giáo dục, được thường xuyên thực hành, luyện tập các kỹ năng sư phạm, làm cơ sở để hình thành phẩm chất và năng lực sư phạm của người giáo viên.
Điều 4. Thời lượng dành cho hoạt động thực hành, thực tập sư phạm.
1. Thực hành sư phạm (trong chương trình đào tạo giáo viên gọi là rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên) được thực hiện trong suốt khoá học, với thời lượng được quy định trong các chương trình khung đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Thực tập sư phạm được thực hiện ở các năm học thứ 2 và thứ 3, với thời lượng được quy định trong các chương trình khung đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Hoạt động thực hành, thực tập sư phạm của sinh viên sư phạm được đánh giá theo thang điểm 10 và xếp loại như sau:
1. Loại xuất sắc đạt từ điểm 9 đến điểm 10.
2. Loại giỏi đạt từ điểm 8 đến điểm cận 9.
3. Loại khá đạt từ điểm 7 đến điểm cận 8.
4. Loại trung bình khá đạt từ điểm 6 đến điểm cận 7.
5. Loại trung bình đạt từ điểm 5 đến điểm cận 6.
6. Loại yếu đạt từ điểm 4 đến điểm cận 5.
7. Loại kém đạt dưới 4.
1. Các cơ sở đào tạo giáo viên và các cấp quản lý giáo dục ở các địa phương có trách nhiệm tổ chức, xây dựng kế hoạch, theo dõi và chỉ đạo hoạt động thực hành, thực tập sư phạm.
2. Các trường phổ thông, mầm non, được chọn làm nơi thực hành, thực tập sư phạm (sau đây gọi chung là cơ sở thực hành, thực tập sư phạm) có nhiệm vụ tiếp nhận sinh viên đến thực hành, thực tập sư phạm và tổ chức thực hiện tốt hoạt động thực hành, thực tập sư phạm theo kế hoạch.
Điều 7. Tiêu chí lựa chọn cơ sở thực hành, thực tập sư phạm.
Cơ sở thực hành, thực tập sư phạm phải đạt các tiêu chí sau đây:
1. Có phong trào và chất lượng giáo dục tốt.
2. Có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có năng lực và kinh nghiệm sư phạm để hướng dẫn thực hành, thực tập cho sinh viên sư phạm.
3. Có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đảm bảo cho sinh viên sư phạm thực hành, thực tập sư phạm.
4. Có môi trường sư phạm tốt.
Chương 2:
THỰC HÀNH SƯ PHẠM
Điều 8. Mục đích hoạt động thực hành sư phạm:
1. Tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm sớm tiếp xúc với thực tế giáo dục, có cách nhìn tổng quát về hoạt động của nhà trường, về các mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, về nhiệm vụ của giáo viên và những yêu cầu cần phải phấn đấu để trở thành giáo viên có năng lực và phẩm chất tốt.
2. Tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm sớm được luyện tập các kỹ năng sư phạm, làm quen với nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục trong và ngoài lớp, một số kỹ thuật dạy học đặc trưng của mỗi môn học, bậc học, ngành học.
3. Giúp sinh viên sư phạm chuẩn bị tốt kiến thức và kỹ năng cho các đợt thực tập năm thứ 2 và năm thứ 3.
Điều 9. Địa điểm hoạt động thực hành sư phạm.
Hoạt động thực hành sư phạm được tổ chức tại các cơ sở đào tạo giáo viên và tại các trường thực hành (theo Quy chế trường thực hành sư phạm).
Điều 10. Nội dung hoạt động thực hành sư phạm.
1. Thực hành bộ môn Tâm lý học: Thực hành các phương pháp nghiên cứu tâm lý lứa tuổi, nghiên cứu học sinh cá biệt, nội dung và phong cách giao tiếp sư phạm, phương pháp giải quyết các tình huống sư phạm.
2. Thực hành bộ môn Giáo dục học: Nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ của giáo viên, kỹ năng thiết kế nội dung, chương trình, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ học, hướng dẫn học sinh học tập tại lớp và ở nhà.
3. Thực hành bộ môn công tác đội: Thực hành nghi thức Đội, Sao nhi đồng, thiết kế mô hình hoạt động đội, tổ chức cắm trại, tập các trò chơi, múa, hát tập thể.
4. Thực hành bộ môn phương pháp dạy học bộ môn: Rèn luyện các kỹ năng sư phạm: Nghe nói, đọc, viết, vẽ, trình bày bảng, soạn giáo án, tập giảng, làm đồ dùng dạy học và các kỹ năng khác phù hợp với đặc trưng của từng bộ môn, ngành học, bậc học.
Điều 11. Đánh giá hoạt động thực hành sư phạm.
1. Hoạt động thực hành sư phạm của sinh viên sư phạm được đánh giá và cho điểm theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
2. Nội dung thực hành thuộc bộ môn nào thì giảng viên hướng dẫn bộ môn đó cho điểm và được tính chung vào điểm của học phần thực hành.
3. Sinh viên sư phạm vắng mặt trên 20% số thời gian quy định cho mỗi nội dung thực hành sẽ không có điểm thực hành phần đó. Những sinh viên này phải thực hành lại theo kế hoạch thực hành sư phạm năm thứ nhất của khóa học tiếp theo vào năm sau.
Chương 3:
THỰC TẬP SƯ PHẠM NĂM THỨ 2
Điều 12. Mục đích hoạt động thực tập sư phạm năm thứ 2.
1. Củng cố, hệ thống hoá kiến thức, kỹ năng đã được học và thực hành ở năm thứ 1 và để chuẩn bị tốt cho đợt thực tập ở năm thứ 3.
2. Giúp sinh viên sư phạm đi sâu tìm hiểu thực tế giáo dục, tiếp xúc với học sinh và giáo viên các trường phổ thông và mầm non, qua đó hình thành tình cảm nghề nghiệp, thúc đẩy quá trình tự rèn luyện theo yêu cầu của nghề nghiệp.
3. Giúp sinh viên sư phạm tập làm một số công việc về giáo dục và giảng dạy của giáo viên, theo yêu cầu của các chương trình khung đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành.
Điều 13. Nội dung hoạt động thực tập sư phạm năm thứ 2.
1. Tìm hiểu thực tế giáo dục:
a. Nghe các báo cáo của lãnh đạo trường phổ thông hay mầm non về cơ cấu tổ chức, nội dung công tác và tình hình thực tế của nhà trường.
b. Nghe báo cáo của lãnh đạo xã, phường về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội và đặc biệt là phong trào giáo dục ở địa phương.
c. Nghe báo cáo của Ban chấp hành Đoàn về hoạt động của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Sao Nhi đồng.
d. Trực tiếp tìm hiểu nội dung công việc của người giáo viên, của tổ bộ môn ở một trường học.
e. Tìm hiểu các loại hồ sơ học sinh, sổ sách lớp học, cách đánh giá, cho điểm, phân loại học lực, thể lực, hạnh kiểm của học sinh và các tài liệu hướng dẫn chuyên môn của các cấp quản lý giáo dục theo từng cấp học, bậc học, ngành học.
2. Thực tập làm chủ nhiệm lớp và công tác Đội:
a. Dự các buổi sinh hoạt lớp do giáo viên chủ nhiệm chủ trì, các buổi sinh hoạt đội thiếu niên Tiền phong, Sao Nhi đồng do Chi Đội chủ trì và các buổi sinh hoạt ngoại khoá văn thể do giáo viên bộ môn chủ trì. Sau mỗi buổi có tổ chức rút kinh nghiệm.
b. Trực tiếp tham gia làm chủ nhiệm ở một lớp: Xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm cho cả đợt và từng tuần, theo dõi tình hình về đạo đức, học tập, sức khoẻ, sinh hoạt của lớp, của Đội, của Sao Nhi đồng có ghi chép nhận xét và tổ chức rút kinh nghiệm.
c. Tham gia hướng dẫn các buổi sinh hoạt lớp, Đội, Sao Nhi đồng, tổ chức các buổi lao động, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi, tham quan, cắm trại theo đặc trưng của từng ngành học, bậc học.
d. Thăm gia đình học sinh.
3. Thực tập giảng dạy, với mỗi sinh viên:
a. Dự ít nhất 6 tiết (có soạn giáo án) theo chuyên ngành đào tạo do giáo viên hướng dẫn thực hiện, sau mỗi tiết dự có tổ chức rút kinh nghiệm.
b. Soạn 4 giáo án và tập giảng dưới sự chỉ đạo của giáo viên hướng dẫn, sau mỗi giờ tập giảng có rút kinh nghiệm.
c. Lên lớp dạy ít nhất 1 trong 4 tiết đã tập giảng và đã được giáo viên hướng dẫn góp ý. Giáo án lên lớp phải được giáo viên hướng dẫn duyệt trước 3 ngày.
d. Nghe báo cáo và tìm hiểu quá trình rèn luyện phấn đấu của một giáo viên khá, giỏi ở tổ hay nhóm chuyên môn.
4. Làm báo cáo thu hoạch:
a. Cuối đợt thực tập mỗi sinh viên sư phạm làm một báo cáo thu hoạch rút kinh nghiệm các nội dung được quy định ở Khoản 1, 2, 3 Điều này. Giáo viên hướng dẫn hoạt động thực tập chủ nhiệm chấm và cho điểm báo cáo thu hoạch.
b. Sau khi chấm và cho điểm giáo viên hướng dẫn hoạt động thực tập chủ nhiệm trực tiếp nộp báo cáo thu hoạch của sinh viên cho trưởng ban chỉ đạo thực tập cấp trường trước khi kết thúc đợt thực tập 2 ngày.
c. Làm bài tập nghiên cứu Tâm lý - Giáo dục học, có xác nhận của trưởng ban chỉ đạo thực tập cấp trường và sinh viên phải tự nộp bài tập này cho bộ môn Tâm lý Giáo dục thuộc cơ sở đào tạo giáo viên sau khi kết thúc đợt thực tập.
Điều 14. Đánh giá hoạt động thực tập sư phạm năm thứ 2.
1. Các nội dung thực tập sư phạm năm thứ 2 của sinh viên được đánh giá, xếp loại theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
2. Giáo viên hướng dẫn hoạt động thực tập giảng dạy chịu trách nhiệm tổng hợp và quyết định điểm thực tập giảng dạy. Giáo viên hướng dẫn hoạt động thực tập chủ nhiệm chịu trách nhiệm tổng hợp và quyết định điểm thực tập chủ nhiệm.
3. Điểm ý thức tổ chức kỷ luật, thực hiện nội quy trong đợt thực tập do nhóm sinh viên bình xét, giáo viên hướng dẫn hoạt động thực tập chủ nhiệm phối hợp với giảng viên sư phạm (nếu có) cho điểm.
4. Điểm tổng hợp thực tập sư phạm năm thứ 2 (điểm TTSP 2) là điểm trung bình cộng các nội dung thực tập: Giảng dạy (GD) hệ số 1, chủ nhiệm lớp (CNL), báo cáo thu hoạch (BCTH) hệ số 2 và ý thức tổ chức kỷ luật (TCKL) hệ số 1.
Điểm TTSP2 = (GD + BCTH x 2 + CNL x 2 + TCKL) : 6
5. Sinh viên sư phạm vắng mặt trên 20% số thời gian quy định của đợt thực tập năm thứ 2, sẽ không được xét đánh giá kết quả thực tập sư phạm năm thứ 2. Những sinh viên này phải thực tập lại theo kế hoạch thực tập sư phạm năm thứ hai của khoá học tiếp theo vào năm sau.
Chương 4:
Điều 15. Mục đích hoạt động thực tập sư phạm năm thứ 3.
1. Giúp sinh viên sư phạm nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nắm vững những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người giáo viên, trên cơ sở đó phấn đấu trở thành giáo viên giỏi.
2. Tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức đã học và rèn luyện các kỹ năng giáo dục và dạy học trong thực tế nhà trường, từ đó hình thành năng lực sư phạm.
3. Kết quả thực tập sư phạm năm thứ 3 là một trong những điều kiện để sinh viên được công nhận tốt nghiệp.
4. Giúp các cơ sở đào tạo giáo viên, các cấp quản lý giáo dục có cơ sở đánh giá chất lượng đào tạo giáo viên, từ đó đề xuất phương hướng nâng cao chất lượng đào tạo, sử dụng và bồi dưỡng giáo viên.
Điều 16. Nội dung hoạt động thực tập sư phạm năm thứ 3.
1. Tìm hiểu thực tế giáo dục.
a. Nghe đại diện ban giám hiệu báo cáo, tự tìm hiểu, có ghi chép về tình hình giáo dục của nhà trường.
b. Nghe đại diện lãnh đạo xã phường báo cáo, tự tìm hiểu, thu thập thông tin về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội và phong trào giáo dục địa phương.
c. Nghe báo cáo của đại diện ban chấp hành Đoàn Thanh niên về công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Sao Nhi đồng.
d. Nghe báo cáo của một giáo viên chủ nhiệm giỏi hay một giáo viên dạy giỏi.
e. Tìm hiểu có ghi chép các hoạt động của tổ chuyên môn, chức năng nhiệm vụ của giáo viên, tài liệu, sổ sách lớp, hồ sơ, học bạ học sinh, các văn bản hướng dẫn chuyên môn của các cấp quản lý, phù hợp với đặc trưng của từng ngành học, bậc học.
2. Thực tập làm chủ nhiệm lớp:
a. Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp cả đợt và từng tuần. Theo dõi, nắm vững tình hình học tập, sức khoẻ, đạo đức của cả lớp, của các học sinh cá biệt, cũng như các hoạt động khác của lớp trong suốt thời gian thực tập, có ghi chép, nhận xét, đánh giá.
b. Hướng dẫn các buổi sinh hoạt lớp, tham gia các buổi sinh hoạt đội thiếu niên, Sao Nhi đồng. Tổ chức các hoạt động giáo dục: lao động vui chơi, văn nghệ, thể dục, thể thao, cắm trại và kỷ niệm các ngày lễ truyền thống.
c. Phối hợp với phụ huynh học sinh, hội phụ huynh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong để làm tốt công tác giáo dục học sinh.
3. Thực tập giảng dạy với mỗi sinh viên:
a. Lập kế hoạch giảng dạy toàn đợt và từng tuần.
b. Dự ít nhất 2 tiết dạy mẫu do giáo viên hướng dẫn hoặc giáo viên dạy giỏi thực hiện, có rút kinh nghiệm học tập.
c. Soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học, tập giảng có nhóm sinh viên thực tập và giáo viên hướng dẫn tham dự. Sau mỗi giờ tập giảng có rút kinh nghiệm, đề xuất hoàn thiện bài giảng.
d. Lên lớp dạy ít nhất 8 tiết theo chuyên ngành đào tạo, dưới sự chỉ đạo của giáo viên hướng dẫn. Sau giờ dạy có rút kinh nghiệm, đánh giá, cho điểm.
4. Làm báo cáo thu hoạch:
a. Cuối đợt thực tập mỗi sinh viên làm một báo cáo thu hoạch dưới dạng bài tập nghiên cứu về các nội dung được quy định ở khoản 1, 2, 3 Điều này.
b. Nhóm sinh viên họp nhận xét, góp ý kiến.
c. Giáo viên hướng dẫn hoạt động thực tập chủ nhiệm chấm, cho điểm báo cáo thu hoạch của sinh viên và trực tiếp nộp báo cáo thu hoạch này cho trưởng ban chỉ đạo thực tập cấp trường trước khi kết thúc đợt thực tập 2 ngày.
Điều 17. Đánh giá hoạt động thực tập sư phạm năm thứ 3.
1. Kết quả thực tập sư phạm năm thứ 3 của sinh viên được đánh giá, xếp loại theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
2. Giáo viên hướng dẫn hoạt động thực tập giảng dạy chịu trách nhiệm tổng hợp và quyết định điểm thực tập giảng dạy. Giáo viên hướng dẫn hoạt động thực tập chủ nhiệm chịu trách nhiệm tổng hợp và quyết định điểm thực tập chủ nhiệm.
3. Điểm ý thức tổ chức kỷ luật, thực hiện nội quy trong đợt thực tập do nhóm sinh viên bình xét, giáo viên hướng dẫn hoạt động thực tập chủ nhiệm phối hợp với giảng viên sư phạm (nếu có) cho điểm.
4. Điểm tổng hợp thực tập sư phạm năm thứ 3 (điểm TTSP 3) là điểm trung bình cộng các nội dung thực tập: Báo cáo thu hoạch (BCTH) hệ số 1, ý thức tổ chức kỷ luật (TCKL) hệ số 1, thực tập làm chủ nhiệm lớp (CNL) hệ số 2, thực tập giảng dạy (GD) hệ số 3
Điểm TTSP 3 = (BCTH + TCKL + CNL x 2 + GD x 3) : 7
5. Sinh viên sư phạm vắng mặt quá 20% thời gian quy định của đợt thực tập sư phạm năm thứ 3, sẽ không được xét đánh giá kết quả thực tập năm thứ 3. Những sinh viên này phải thực tập lại theo kế hoạch thực tập sư phạm năm thứ 3 của khoá học tiếp theo vào năm sau.
Chương 5:
TỔ CHỨC THỰC HÀNH, THỰC TẬP SƯ PHẠM
Điều 18. Tổ chức thực hành sư phạm.
Căn cứ vào nội dung, thời lượng được quy định cho hoạt động thực hành sư phạm trong các chương trình khung đào tạo giáo viên trình độ Cao đẳng, các cơ sở đào tạo giáo viên có nhiệm vụ:
1. Lập kế hoạch, xây dựng tiến trình, cụ thể hoá nội dung, dự trù kinh phí cho hoạt động thực hành sư phạm.
2. Bố trí sắp xếp địa điểm thực hành phù hợp với các khoa, ban, chuyên ngành đào tạo theo kế hoạch.
3. Phân công cho các khoa, phòng, ban, tổ bộ môn, các giảng viên sư phạm thực hiện chương trình thực hành sư phạm theo kế hoạch năm học.
4. Chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá kết quả thực hành sư phạm trong toàn khoá học.
Điều 19. Tổ chức thực tập sư phạm.
Sinh viên sư phạm đi thực tập được chia thành đoàn, có số lượng, thành phần tuỳ thuộc vào từng địa phương, từng bậc học, chuyên ngành đào tạo. Có hai hình thức tổ chức thực tập.
1. Hình thức thứ nhất: Các đoàn sinh viên sư phạm được gửi đến cơ sở thực tập để tiến hành thực tập, hiệu trưởng các cơ sở thực tập trực tiếp chỉ đạo. Cơ sở đào tạo giáo viên không cử giảng viên đi hướng dẫn, trưởng đoàn thực tập là sinh viên do các cơ sở đào tạo giáo viên cử ra để quản lý đoàn và liên hệ công tác chung.
2. Hình thức thứ 2: Cơ sở đào tạo giáo viên cử một giảng viên sư phạm làm trưởng đoàn đến các cơ sở thực tập để cùng với giáo viên ở cơ sở thực tập hướng dẫn sinh viên thực tập.
Điều 20. Nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo giáo viên.
1. Lập kế hoạch thực tập sư phạm, ấn định nội dung, thời gian, số lượng các đoàn cho các năm thứ 2 và 3, chọn địa điểm thực tập và dự trù kinh phí.
2. Chủ động phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo thống nhất kế hoạch thực tập sư phạm, thành lập ban chỉ đạo thực tập cấp tỉnh có số lượng, thành phần phù hợp với từng địa phương và từng chuyên ngành đào tạo.
3. Các cơ sở đào tạo giáo viên ra quyết định thành lập ban chỉ đạo thực tập của cơ sở gồm đại diện ban giám hiệu, các phòng, ban và chủ nhiệm các khoa có liên quan để tổ chức, điều hành và xét duyệt các kết quả thực tập.
Điều 21. Nhiệm vụ của các Sở Giáo dục và Đào tạo.
1. Theo kế hoạch đã thống nhất với các cơ sở đào tạo giáo viên, Sở Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ cho các phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện, thị xã (sau đây gọi chung là phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện) chọn các cơ sở thực tập và triển khai kế hoạch thực tập.
2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập ban chỉ đạo thực tập cấp tỉnh gồm: Đại diện lãnh đạo sở, phòng, ban có liên quan của sở và các đại diện có liên quan của các cơ sở đào tạo giáo viên.
3. Ban chỉ đạo thực tập cấp tỉnh có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo huyện làm tốt công tác tổ chức thực tập và tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm sau đợt thực tập.
Điều 22. Nhiệm vụ của các Phòng Giáo dục và Đào đạo cấp huyện.
1. Chọn các cơ sở thực tập có đủ điều kiện như quy định ở Điều 7 của Quy chế này để triển khai kế hoạch thực tập cho sinh viên.
2. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện ra quyết định thành lập ban chỉ đạo thực tập cấp huyện gồm: Đại diện lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, đại diện cơ sở đào tạo giáo viên và Ban Giám hiệu các cơ sở thực tập.
3. Ban chỉ đạo thực tập cấp huyện có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra các cơ sở thực tập thực hiện tốt kế hoạch và đánh giá kết quả thực tập của sinh viên một cách khách quan và thống nhất.
Điều 23. Nhiệm vụ của cơ sở thực tập.
1. Ở mỗi cơ sở thực tập thành lập một ban chỉ đạo thực tập do Hiệu trưởng làm trưởng ban, giảng viên Trường Sư phạm (nếu có) làm Phó ban, các tổ trưởng hay nhóm trưởng chuyên môn có sinh viên thực tập làm ủy viên.
2. Ban chỉ đạo của cơ sở thực tập có nhiệm vụ:
a. Đón tiếp sinh viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi về tinh thần, vật chất, nơi ăn, ở và nơi tập giảng cho sinh viên thực tập.
b. Cử giáo viên có năng lực sư phạm, có kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm hướng dẫn thực tập.
c. Lập kế hoạch hướng dẫn sinh viên thực tập, xác định yêu cầu, nội dung từng mặt hoạt động, lập thời khóa biểu và đề xuất các biện pháp chỉ đạo thực hiện.
d. Quản lý sinh viên trong thời gian thực tập, chỉ cho phép sinh viên ra khỏi cơ sở thực tập với lý do xác đáng và có trưởng đoàn xác nhận.
e. Đánh giá, xếp loại sinh viên khi kết thúc đợt thực tập.
g. Đề nghị khen thưởng, kỷ luật sinh viên có thành tích hoặc vi phạm nội quy, quy chế thực tập.
i.Viết báo cáo kết quả thực tập, lập hồ sơ thực tập của từng sinh viên sư phạm gửi về các cơ sở đào tạo giáo viên.
h. Tổ chức rút kinh nghiệm sau đợt thực tập để làm tốt cho các năm sau.
Điều 24. Nhiệm vụ của giáo viên hướng dẫn thực tập.
1. Coi việc hướng dẫn sinh viên sư phạm thực tập là nghĩa vụ tham gia vào quá trình đào tạo giáo viên.
2. Phối hợp với giảng viên sư phạm (nếu có) hướng dẫn sinh viên thực tập.
3. Nêu cao tinh thần gương mẫu, ý thức trách nhiệm, tôn trọng và tạo điều kiện cho sinh viên phát huy tinh thần sáng tạo trong quá trình thực tập.
4. Giúp sinh viên sư phạm tìm hiểu, nắm vững đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng và thực tế giáo dục địa phương, làm quen với các nhiệm vụ của người giáo viên để phấn đấu trở thành giáo viên giỏi.
5. Phối hợp với giảng viên của các cơ sở đào tạo giáo viên (nếu có), đánh giá kết quả thực tập của sinh viên một cách khách quan, công bằng và trung thực.
Điều 25. Nhiệm vụ của giảng viên thuộc các cơ sở đào tạo giáo viên (nếu có).
1. Trực tiếp làm trưởng đoàn và kiêm phó ban chỉ đạo thực tập của cơ sở thực tập.
2. Cùng với ban chỉ đạo thực tập lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch.
3. Phối hợp với giáo viên hướng dẫn thực tập trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau để giúp đỡ sinh viên hoàn thành tốt các nhiệm vụ thực tập.
4. Cùng với giáo viên hướng dẫn thực tập đánh giá kết quả thực tập của sinh viên một cách khách quan, công bằng và trung thực.
Điều 26. Nhiệm vụ của sinh viên khi đi thực tập sư phạm.
1. Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế thực tập, thực hiện tốt các nội dung thực tập, tuân theo sự hướng dẫn của ban chỉ đạo, của giáo viên cơ sở thực tập và giảng viên trường Sư phạm (nếu có).
2. Trong thời gian thực tập phải thực hiện các nhiệm vụ như giáo viên của cơ sở thực tập. Vắng mặt phải có lý do xác đáng và phải được sự đồng ý của Trưởng ban chỉ đạo cơ sở thực tập bằng văn bản.
3. Có quan hệ tốt với cán bộ, giáo viên và nhân dân địa phương. Gương mẫu trước học sinh, nói năng, hành vi văn minh, lịch sự trước nơi đông người.
4. Có quyền khiếu nại về kết quả thực tập của bản thân và của bạn cùng đoàn thực tập (nếu cần) với ban chỉ đạo thực tập.
Điều 27. Thể thức tiến hành tổng kết hoạt động thực tập.
1. Tại các cơ sở thực tập:
a. Sinh viên sư phạm viết báo cáo thu hoạch, trình bày trước nhóm, với sự có mặt của các giáo viên hướng dẫn thực tập, nhóm sinh viên bình xét.
b. Giáo viên hướng dẫn thực tập phối hợp với giảng viên thuộc các cơ sở đào tạo giáo viên (nếu có) lập bảng điểm, xếp loại và chuyển lên ban chỉ đạo thực tập xét duyệt.
c. Ban chỉ đạo thực tập duyệt kết quả thực tập, đề nghị khen thưởng, kỷ luật, tổ chức lễ tổng kết, viết báo cáo, lập hồ sơ thực tập của từng sinh viên, ký xác nhận và gửi về các cơ sở đào tạo giáo viên.
2. Tại ban chỉ đạo thực tập cấp huyện, tỉnh:
a. Tổng hợp các kết quả thực tập.
b. Tổ chức rút kinh nghiệm về việc chỉ đạo thực tập và đề xuất các kiến nghị về đào tạo giáo viên, về nội dung và phương thức tổ chức thực tập.
3. Tại các cơ sở đào tạo giáo viên:
a. Tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm đợt thực tập.
b. Tuyên dương, khen thưởng cán bộ, giảng viên, sinh viên có thành tích trong đợt thực tập. Công bố các kỷ luật (nếu có).
c. Lưu giữ hồ sơ thực tập của sinh viên theo quy định hiện hành để làm cơ sở cho việc đánh giá sinh viên tốt nghiệp.
Điều 28. Hồ sơ thực tập của sinh viên sư phạm gồm có.
1. Nhật ký thực tập, các bản kế hoạch thực tập, các bài soạn dự giờ và giáo án lên lớp.
2. Phiếu đánh giá kết quả thực tập giảng dạy.
3. Phiếu đánh giá kết quả thực tập chủ nhiệm.
4. Báo cáo thu hoạch.
5. Phiếu đánh giá xếp loại thực tập.
Chương 6:
ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, THỰC TẬP SƯ PHẠM
Điều 29. Việc xây dựng trang thiết bị các cơ sở thực hành của các cơ sở đào tạo giáo viên và chi phí cho các hoạt động thực hành, thực tập sư phạm do ngân sách nhà nước cấp.
Các cơ sở đào tạo giáo viên có trách nhiệm huy động, sử dụng cơ sở vật chất, và các nguồn lực hiện có để phục vụ cho các hoạt động thực hành, thực tập sư phạm có chất lượng và hiệu quả cao, theo đúng nội dung, chương trình đào tạo giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo kế hoạch đã thống nhất giữa cơ sở đào tạo giáo viên với Sở Giáo dục và Đào tạo.
Điều 30. Kinh phí cho các hoạt động thực hành, thực tập sư phạm do ngân sách Nhà nước cấp cho các cơ sở đào tạo giáo viên trong kinh phí chi thường xuyên hàng năm và được quản lý, chi tiêu theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức tài chính hiện hành.
Điều 31. Nội dung chi kinh phí cho các hoạt động thực hành, thực tập sư phạm bao gồm:
1. Chi phí về nguyên, nhiên, vật liệu, dụng cụ cho các hoạt động thực hành, thực tập ở các cơ sở thực hành, thực tập sư phạm.
2. Lương của giảng viên thuộc các cơ sở đào tạo giáo viên hướng dẫn sinh viên thực hành, thực tập sư phạm.
3. Công tác phí cho giảng viên, cán bộ các cơ sở đào tạo giáo viên đi công tác làm nhiệm vụ hướng dẫn hoặc kiểm tra thực hành, thực tập sư phạm.
4. Tiền vé tàu, xe đi và về cho sinh viên đi thực hành, thực tập sư phạm ngoài các cơ sở đào tạo giáo viên.
5. Bồi dưỡng báo cáo viên, giáo viên hướng dẫn sinh viên thực hành, thực tập sư phạm và cho ban chỉ đạo thực hành, thực tập các cấp.
6. Các chi phí khác đảm bảo đời sống cho sinh viên trong thời gian đi thực hành, thực tập sư phạm ngoài các cơ sở đào tạo giáo viên: như tiền điện, dầu đèn thắp sáng, thuê cấp dưỡng, nước uống, chi phí văn thể, khen thưởng, tổng kết thực tập, thuốc dự phòng.