Quyết định 3530/2017/QĐ-UBND quy định về cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Số hiệu | 3530/2017/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 19/09/2017 |
Ngày có hiệu lực | 01/10/2017 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thanh Hóa |
Người ký | Nguyễn Đức Quyền |
Lĩnh vực | Bất động sản,Thủ tục Tố tụng |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3530/2017/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 19 tháng 9 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011; Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 4094a/STNMT-TTr ngày 04 tháng 8 năm 2017.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2017.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CÓ HIỆU LỰC
PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Kèm theo Quyết định số: 3530/2017/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
Quy định này quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhưng một trong các bên tranh chấp không chấp hành; trách nhiệm thi hành và bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế; đình chỉ thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
1. Người phải chấp hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật nhưng không tự nguyện chấp hành.
2. Người có thẩm quyền, cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành cưỡng chế và tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc thi hành cưỡng chế.
1. Sau khi nhận được quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu của người có thẩm quyền mà các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không đồng ý với quyết định giải quyết thì phải gửi đơn đề nghị giải quyết tranh chấp lần hai đến người có thẩm quyền. Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu hoặc không quá 45 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn mà các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không có đơn gửi người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai lần hai thì quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu có hiệu lực thi hành.
2. Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần hai; đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn không quá 45 ngày thì quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần hai có hiệu lực thi hành.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3530/2017/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 19 tháng 9 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011; Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 4094a/STNMT-TTr ngày 04 tháng 8 năm 2017.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2017.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CÓ HIỆU LỰC
PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Kèm theo Quyết định số: 3530/2017/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
Quy định này quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhưng một trong các bên tranh chấp không chấp hành; trách nhiệm thi hành và bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế; đình chỉ thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
1. Người phải chấp hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật nhưng không tự nguyện chấp hành.
2. Người có thẩm quyền, cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành cưỡng chế và tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc thi hành cưỡng chế.
1. Sau khi nhận được quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu của người có thẩm quyền mà các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không đồng ý với quyết định giải quyết thì phải gửi đơn đề nghị giải quyết tranh chấp lần hai đến người có thẩm quyền. Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu hoặc không quá 45 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn mà các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không có đơn gửi người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai lần hai thì quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu có hiệu lực thi hành.
2. Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần hai; đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn không quá 45 ngày thì quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần hai có hiệu lực thi hành.
1. Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;
2. Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính;
3. Không thực hiện cưỡng chế trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau; các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; trong thời gian 15 ngày trước và sau tết nguyên đán; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách nếu họ là người bị cưỡng chế và các trường hợp đặc biệt khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương.
Điều 5. Các điều kiện cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai
1. Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực thi hành mà các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không chấp hành quyết định và đã được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất tranh chấp vận động, thuyết phục mà không chấp hành;
2. Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất tranh chấp;
3. Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực thi hành;
4. Người bị cưỡng chế đã nhận được Quyết định cưỡng chế.
Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.
Điều 6. Ban hành quyết định cưỡng chế và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT
Điều 7. Nộp đơn yêu cầu thi hành quyết định
1. Người được thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn yêu cầu thi hành quyết định tại Ủy ban nhân dân cấp huyện (qua Ban tiếp công dân) sau khi quyết định có hiệu lực thi hành.
2. Ban Tiếp công dân cấp huyện phải vào sổ nhận đơn, ra phiếu nhận đơn và chuyển đơn cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Điều 8. Thành lập Ban thực hiện cưỡng chế
1. Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành Quyết định thành lập Ban cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai (thực hiện theo mẫu số 01).
2. Thành phần Ban cưỡng chế gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là trưởng ban; thành viên đại diện cho các cơ quan cấp huyện gồm: Thanh tra, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công an, đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất và các thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
3. Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế.
Trường hợp người bị cưỡng chế tự nguyện chấp hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận việc chấp hành; việc thực hiện các nội dung trong quyết định giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện ngay sau khi lập biên bản dưới sự giám sát của Ban thực hiện cưỡng chế;
4. Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai sau khi đã được vận động, thuyết phục thì Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế và buộc người bị cưỡng chế thực hiện các nội dung của quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc (đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn là 15 ngày làm việc) kể từ ngày nhận đơn yêu cầu thi hành quyết định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật (thực hiện theo mẫu số 02).
2. Nội dung quyết định cưỡng chế phải đầy đủ thông tin cá nhân, địa chỉ của người bị cưỡng chế; thông tin thửa đất, diện tích đất, vị trí thửa đất, loại đất nơi có đất tranh chấp để đảm bảo thi hành cưỡng chế đúng đối tượng.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định cưỡng chế, Ban thực hiện cưỡng chế phải giao quyết định cưỡng chế đến người phải thi hành quyết định và niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, nhà văn hóa thôn, bản, khu phố nơi có đất về thời gian và địa điểm tiến hành cưỡng chế.
Điều 11. Lập kế hoạch cưỡng chế
1. Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm thu thập thông tin, khảo sát hiện trạng nơi tiến hành cưỡng chế, chủ trì xây dựng kế hoạch cưỡng chế trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế (thực hiện theo mẫu số 03).
2. Kế hoạch cưỡng chế phải gồm các nội dung: thời gian, lực lượng tham gia cưỡng chế, phương án tiến hành cưỡng chế; dự trù mức chi phí cưỡng chế. Trên cơ sở kế hoạch cưỡng chế được phê duyệt, Ban thực hiện cưỡng chế làm thủ tục tạm ứng kinh phí cho hoạt động cưỡng chế và các biện pháp cưỡng chế.
3. Phương án tiến hành cưỡng chế phải nêu rõ các bước tiến hành cưỡng chế, công tác bố trí lực lượng, sử dụng phương tiện và công cụ để tiến hành cưỡng chế, dự trù và phòng ngừa các tình huống xấu có thể xảy ra khi tiến hành cưỡng chế.
4. Ban thực hiện cưỡng chế phối hợp với cơ quan báo chí, đài truyền thanh, đài truyền hình (nếu cần thiết) để kịp thời thông tin, tuyên truyền đến người dân.
Điều 12. Hoãn thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai
1. Trong trường hợp người bị cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đang chấp hành hình phạt tù hoặc chưa xác định được địa chỉ của họ hay nguyên nhân khách quan khác thì hoãn việc cưỡng chế, thời hạn hoãn có thể đến 90 ngày làm việc. Nếu phát hiện thấy người bị cưỡng chế có điều kiện thi hành quyết định trong thời gian hoãn thi hành hoặc đã hết thời hạn hoãn thi hành quyết định thì Ban thực hiện cưỡng chế phải tiếp tục thi hành quyết định cưỡng chế.
2. Trong trường hợp người bị cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có đơn yêu cầu hoãn việc cưỡng chế hoặc cơ quan có thẩm quyền có văn bản yêu cầu hoãn thi hành quyết định cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế chỉ chấp nhận đề nghị hoãn thi hành quyết định khi có sự đồng ý của người được thi hành quyết định hoặc có cơ sở hợp pháp.
Yêu cầu hoãn thi hành quyết định cưỡng chế của người bị cưỡng chế phải được thể hiện bằng văn bản, ghi rõ nội dung yêu cầu và thời hạn hoãn thi hành. Khi điều kiện hoãn thi hành không còn, Ban thực hiện cưỡng chế tiếp tục thi hành quyết định cưỡng chế.
Trường hợp vụ việc đang được tổ chức cưỡng chế, nếu xét thấy việc dùng cưỡng chế thi hành sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự thì Ban thực hiện cưỡng chế tiếp tục thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định, nhưng phải thông báo ngay cho người đã yêu cầu hoãn thi hành quyết định cưỡng chế biết. Nếu vụ việc đã được thi hành một phần hay thi hành xong thì trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đó, Ban thực hiện cưỡng chế phải có văn bản thông báo cho người đã yêu cầu hoãn thi hành quyết định biết.
Điều 13. Đình chỉ thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai
Trường hợp người được thi hành quyết định cưỡng chế có văn bản từ chối nhận quyền sử dụng đất mà họ được công nhận theo quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền ra quyết định đình chỉ việc cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Điều 14. Trả lại đơn yêu cầu thi hành quyết định
Trường hợp đã có quyết định đình chỉ việc cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền trả lại đơn yêu cầu thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai cho người được thi hành quyết định.
Điều 15. Kết thúc việc cưỡng chế thi hành
1. Việc cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai kết thúc khi thực hiện xong việc đo đạc, xác định mốc giới phần diện tích đất tranh chấp và lập biên bản bàn giao đất ngoài thực địa cho người được công nhận quyền sử dụng đất.
2. Việc thi hành quyết định cưỡng chế đương nhiên kết thúc khi có quyết định đình chỉ thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
Điều 16. Đo đạc, xác định mốc giới, giao đất ngoài thực địa
Ban thực hiện cưỡng chế căn cứ kế hoạch cưỡng chế đã được phê duyệt phối hợp với cơ quan tài nguyên và môi trường cùng trưởng thôn, bản, khu phố nơi có đất tranh chấp tiến hành đo đạc xác định mốc giới phần diện tích tranh chấp và lập biên bản giao đất ngoài thực địa cho người được công nhận quyền sử dụng đất theo quyết định giải quyết tranh chấp đã có hiệu lực pháp luật.
Căn cứ biên bản giao đất ngoài thực địa của Ban thực hiện cưỡng chế, Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành cấp giấy chứng nhận đối với cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư; Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận cho cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo.
1. Ngân sách nhà nước đảm bảo chi phí cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
2. Chi phí cưỡng chế, bao gồm:
a) Chi phí cho việc cưỡng chế đất đai: Tiền bồi dưỡng cho Ban thực hiện cưỡng chế; chi phí bảo vệ cưỡng chế; chi phí phòng cháy, nổ (nếu có);
b) Chi phí cho việc đo đạc, xác định mốc giới phần đất tranh chấp.
Mức bồi dưỡng đối với người trực tiếp tham gia cưỡng chế được áp dụng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Các khoản chi phí khác phải căn cứ theo mức chi thực tế, hợp lý do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cưỡng chế phê duyệt theo đề nghị của Ban thực hiện cưỡng chế.
Trong quá trình thực hiện, nếu gặp vướng mắc hoặc vấn đề mới phát sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp nghiên cứu, kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
(Ban hành kèm theo Quyết định số ……../2017/QĐ-UBND ngày … tháng 9 năm 2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa).
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……./QĐ-UBND |
…..…, ngày… tháng… năm….. |
Về việc thành lập Ban thực hiện cưỡng chế thi hành……………. (2)
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN………………. (1)
Căn cứ Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Quyết định số ………/2017/QĐ-UBND ngày.... tháng... năm 2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Quy định về cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
Căn cứ ……………………………………………………………………………….. (3);
Xét đề nghị của Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường ……………………. (1),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thi hành Quyết định số …………/QĐ-UBND ngày... tháng... năm….. của Chủ tịch UBND ……….. (4) về việc ……………. (5).
Điều 2. Thành lập Ban thực hiện cưỡng chế gồm các ông (bà) có tên sau đây:
1. ....................................................................................................... , Trưởng ban;
2. ....................................................................................................... , Tổ phó;
3. ....................................................................................................... , thành viên;
.......................................................................................................... , thành viên.
Điều 3. Ban thực hiện cưỡng chế có nhiệm vụ:
- Tham mưu cho Chủ tịch UBND ……… (1) ban hành quyết định cưỡng chế thi hành Quyết định số ……../QĐ-UBND ngày… tháng… năm…… của Chủ tịch UBND……... (4) về việc ……………. (5);
- Lập kế hoạch, thông báo cưỡng chế và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy định của pháp luật;
- Báo cáo Chủ tịch UBND ………….. (1) kết quả cưỡng chế.
Điều 4. Các ông (bà) có tên tại Điều 2 và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
…………………. (6) |
_______________
(1) Tên huyện, thị xã, thành phố;
(2) Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
(3) Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan ra quyết định.
(4) Tỉnh hoặc huyện, thị xã, thành phố.
(5) Giải quyết tranh chấp đất đai.
(6) Người ra quyết định.
(Ban hành kèm theo Quyết định số ……../2017/QĐ-UBND ngày … tháng … năm 2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa).
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……./QĐ-UBND |
…..…, ngày… tháng… năm….. |
Về việc cưỡng chế thi hành ……………………… (2)
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN ………………… (1)
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Quyết định số …………../2017/QĐ-UBND ngày…. tháng…… năm 2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Quy định về cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
Căn cứ Quyết định số …../QĐ-UBND ngày….. tháng…. năm……. của Chủ tịch UBND ……………………. (1) về việc thi hành ……….. (2);
Căn cứ ………………………………………………………………………………….. (3);
Xét đề nghị của Ban thực hiện cưỡng chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cưỡng chế thi hành Quyết định số ………/QĐ-UBND ngày…. tháng…… năm……… của Chủ tịch UBND …………… (4) đối với:
Ông (Bà)/Tổ chức: .......................................................................................................
Ngày... tháng... năm sinh……… Quốc tịch: ...................................................................
Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: .................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Giấy CMND hoặc hộ chiếu/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: ...................................
Cấp ngày: ………………………….. Nơi cấp: ..................................................................
Thông tin thửa đất cưỡng chế: Diện tích đất, vị trí thửa đất, loại đất
Lý do áp dụng:
Biện pháp cưỡng chế:
Thời gian thực hiện: ………………….., kể từ ngày nhận được Quyết định này.
Địa điểm thực hiện:
Cơ quan, tổ chức phối hợp:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày…. tháng….. năm……
Điều 3. Quyết định này được:
1. Giao/Gửi cho ông (bà)/tổ chức ………………………………………….. để chấp hành.
Ông (Bà)/Tổ chức vi phạm có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.
2. Giao Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện Quyết định này./.
|
………………………… (5) |
___________
(1) Tên huyện, thị xã, thành phố;
(2) Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai
(3) Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan ra quyết định.
(4) Tỉnh hoặc huyện, thị xã, thành phố.
(5) Người ra quyết định.
(Ban hành kèm theo Quyết định số ……../2017/QĐ-UBND ngày … tháng … năm 2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa).
UBND
..(1).. |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
…..(2)…, ngày… tháng… năm….. |
Căn cứ Quyết định số …………/QĐ-UBND ngày….. tháng….. năm……. của Chủ tịch UBND ……………(1) về việc thành lập Ban thực hiện cưỡng chế thi hành ………………….. (2);
Căn cứ Quyết định số ………/QĐ-UBND ngày….. tháng…. năm……… của Chủ tịch UBND …………….. (1) về việc cưỡng chế thi hành …………….. (2);
Ban thực hiện cưỡng chế xây dựng Kế hoạch cưỡng chế thi hành ………………….. (2) với các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
2. Yêu cầu:
II. NỘI DUNG CƯỠNG CHẾ:
Thi hành …………. (2):
- Đối tượng cưỡng chế: Tên tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế.
- Thời gian tổ chức thực hiện việc cưỡng chế:
- Lực lượng tham gia cưỡng chế:
- Phương án tiến hành cưỡng chế:
+ Số lượng người tham gia cưỡng chế:
+ Các bước tiến hành cưỡng chế:
+ Công tác bố trí lực lượng, sử dụng phương tiện và công cụ để tiến hành cưỡng chế:
+ Dự trù và phòng ngừa các tình huống xấu có thể xảy ra khi tiến hành cưỡng chế:
- Dự trù mức chi phí cưỡng chế:
III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ:
1. Ban thực hiện cưỡng chế:
2. Các lực lượng khác:
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
- Tiến độ thực hiện:
- Chế độ báo cáo:
- Những vấn đề khác (nếu có):
Ban thực hiện cưỡng chế xây dựng Kế hoạch cưỡng chế trình Chủ tịch UBND ...(1)... phê duyệt làm cơ sở triển khai thực hiện./.
PHÊ
DUYỆT CỦA CHỦ TỊCH UBND ..(1).. |
BAN
THỰC HIỆN CƯỠNG CHẾ |
|
|
__________
(1) Tên huyện, thị xã, thành phố.
(2) Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật của Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố (số... ngày... tháng, năm...).