Quyết định 27/2017/QĐ-UBND Quy định chi tiết việc cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành có hiệu lực pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Số hiệu | 27/2017/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 24/08/2017 |
Ngày có hiệu lực | 05/09/2017 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bắc Ninh |
Người ký | Nguyễn Hữu Thành |
Lĩnh vực | Bất động sản,Thủ tục Tố tụng |
UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/2017/QĐ-UBND |
Bắc Ninh, ngày 24 tháng 8 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chỉnh phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chi tiết việc cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành có hiệu lực pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/9/2017.
Điều 3. Thủ trưởng cơ quan trực thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
TM. UBND
TỈNH |
CHI TIẾT VIỆC CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP ĐẤT ĐAI, QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN HÒA GIẢI THÀNH CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2017/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2017 của
UBND tỉnh Bắc Ninh)
Quy định này quy định việc thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành của cấp có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật mà các bên phải thực hiện nhưng không tự nguyện chấp hành; trách nhiệm thi hành và bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành của cấp có thẩm quyền trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
1. Các bên tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành đã có hiệu lực pháp luật trong thời hạn do pháp luật quy định mà không tự nguyện chấp hành và một trong các bên có đơn yêu cầu cưỡng chế thực hiện.
2. Các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi hành cưỡng chế theo Quy định này.
UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/2017/QĐ-UBND |
Bắc Ninh, ngày 24 tháng 8 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chỉnh phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chi tiết việc cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành có hiệu lực pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/9/2017.
Điều 3. Thủ trưởng cơ quan trực thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
TM. UBND
TỈNH |
CHI TIẾT VIỆC CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP ĐẤT ĐAI, QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN HÒA GIẢI THÀNH CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2017/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2017 của
UBND tỉnh Bắc Ninh)
Quy định này quy định việc thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành của cấp có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật mà các bên phải thực hiện nhưng không tự nguyện chấp hành; trách nhiệm thi hành và bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành của cấp có thẩm quyền trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
1. Các bên tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành đã có hiệu lực pháp luật trong thời hạn do pháp luật quy định mà không tự nguyện chấp hành và một trong các bên có đơn yêu cầu cưỡng chế thực hiện.
2. Các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi hành cưỡng chế theo Quy định này.
3. Trường hợp các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp đất đai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
4. Thời điểm quyết định hòa giải thành có hiệu lực pháp luật được ấn định trong quyết định hòa giải thành của cấp có thẩm quyền.
5. Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định hòa giải thành có hiệu lực pháp luật có hiệu lực thi hành ngay.
1. Việc cưỡng chế chỉ được thực hiện khi các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không chấp hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, một trong các bên có đơn yêu cầu cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp. Người có trách nhiệm thi hành quyết định mà không thi hành thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai:
a) Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;
b) Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính;
c) Không thực hiện cưỡng chế trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau; các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; trong thời gian 15 ngày trước và sau Tết nguyên đán; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách nếu họ là người bị cưỡng chế và các trường hợp đặc biệt khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương.
3. Trước khi tổ chức cưỡng chế phải thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục và thuyết phục tổ chức, cá nhân liên quan tự nguyện, tự giác chấp hành quyết định.
4. Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên liên quan, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Việc thỏa thuận đó có thể thực hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình thi hành quyết định.
5. Việc tạm ngừng tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật, chỉ được thực hiện khi có văn bản tạm đình chỉ của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Điều kiện cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai
Cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực thi hành mà các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không chấp hành quyết định và đã được UBND cấp xã, ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất tranh chấp đã vận động, thuyết phục mà không chấp hành.
2. Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất tranh chấp.
3. Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực thi hành.
4. Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế.
Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì UBND cấp xã lập biên bản.
Điều 6. Thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế
Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.
1. Người được thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành có hiệu lực pháp luật phải nộp đơn yêu cầu cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành đã có hiệu lực pháp luật tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp hoặc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
2. Bộ phận tiếp nhận của UBND cấp xã, UBND cấp huyện vào sổ nhận đơn, viết phiếu nhận đơn. Đồng thời, chuyển đến Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện xử lý theo quy định.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Chủ tịch UBND cấp xã chuyển đơn đến Chủ tịch UBND cấp huyện.
4. Thời hạn tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành là không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đơn hợp lệ.
Điều 8. Ban hành quyết định cưỡng chế, quyết định thành lập Ban cưỡng chế
1. Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cưỡng chế, Chủ tịch UBND cấp huyện giao cho cơ quan chức năng phối hợp với UBND cấp xã gặp gỡ, làm việc với các bên tranh chấp, người có quyền và nghĩa vụ liên quan (nếu có) để thu thập thông tin, động viên, tuyên truyền, thuyết phục, yêu cầu các bên chấp hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hoà giải thành đã có hiệu lực pháp luật.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, cơ quan được giao nhiệm vụ phải báo cáo kết quả đến Chủ tịch UBND cấp huyện để ban hành quyết định cưỡng chế; báo cáo gồm có các nội dung cơ bản: việc triển khai thực hiện; quá trình giải thích, tuyên truyền, thuyết phục; yêu cầu của các bên tranh chấp; nhận xét và kiến nghị ban hành quyết định cưỡng chế, quyết định thành lập Ban cưỡng chế, nếu đối tượng không tự nguyện chấp hành.
2. Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, ban hành quyết định cưỡng chế. Quyết định cưỡng chế bao gồm nội dung sau:
a) Căn cứ ban hành quyết định cưỡng chế; họ tên, chức vụ của người ra quyết định cưỡng chế. Đối tượng cưỡng chế; biện pháp thực hiện cưỡng chế; thời gian thực hiện cưỡng chế;
b) Cơ quan chủ trì thực hiện cưỡng chế; cơ quan có trách nhiệm tham gia, phối hợp cưỡng chế.
3. Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế, UBND cấp huyện quyết định thành lập Ban cưỡng chế. Quyết định thành lập Ban cưỡng chế phải có các nội dung cơ bản sau:
a) Thành phần Ban cưỡng chế
- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp huyện là trưởng ban;
- Thành viên đại diện cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, gồm: thanh tra, tư pháp, tài nguyên và môi trường, quản lý đô thị (hoặc kinh tế và hạ tầng); đại diện lãnh đạo UBND cấp xã nơi có đất và các thành viên khác do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định.
b) Trách nhiệm của Ban cưỡng chế
- Thực hiện vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế;
- Trường hợp người bị cưỡng chế chấp hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai thì Ban cưỡng chế lập biên bản ghi nhận việc chấp hành. Việc thực hiện các nội dung trong quyết định giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện ngay sau khi lập biên bản dưới sự giám sát của Ban cưỡng chế;
- Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai sau khi đã được vận động, thuyết phục thì Ban cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế và buộc người bị cưỡng chế thực hiện các nội dung của quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
Điều 9. Gửi, niêm yết quyết định cưỡng chế
1. Ngay sau khi ban hành quyết định cưỡng chế, người có thẩm quyền quyết định cưỡng chế phải tổ chức gửi quyết định cưỡng chế cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
2. Quyết định cưỡng chế được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết.
Đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế cố tình không nhận thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao.
Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định cưỡng chế đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức bị cường chế cố tình không nhận; quyết định cưỡng chế đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị cường chế hoặc có căn cứ cho rằng người bị cưỡng chế trốn tránh không nhận quyết định cưỡng chế thì được coi là quyết định đã được giao.
3. Trường hợp cưỡng chế cần sự phối hợp của UBND cấp xã thì quyết định cưỡng chế phải được gửi đến Chủ tịch UBND cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế trước khi thi hành để phối hợp thực hiện.
4. Niêm yết công khai quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất tranh chấp. Thời hạn niêm yết là 05 ngày.
5. Thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế là 15 ngày, kể từ ngày đối tượng bị cưỡng chế nhận quyết định cưỡng chế; trường hợp quyết định cưỡng chế có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 15 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Điều 10. Xây dựng kế hoạch cưỡng chế
Ban cưỡng chế có trách nhiệm thu thập thông tin, khảo sát hiện trạng nơi tiến hành cưỡng chế, chủ trì xây dựng kế hoạch cưỡng chế và dự toán kinh phí trình người ra quyết định cưỡng chế phê duyệt trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thành lập Ban cưỡng chế. Xin ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường vào kế hoạch cưỡng chế đối với trường hợp cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hoà giải thành do Chủ tịch UBND tỉnh ban hành trước khi Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt kế hoạch cưỡng chế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày Ban cưỡng chế trình kế hoạch cưỡng chế, Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt kế hoạch cưỡng chế.
Kế hoạch cưỡng chế phải có các nội dung cơ bản: đối tượng, nội dung, thời gian, địa điểm cưỡng chế, phương pháp cưỡng chế; lực lượng tham gia, hỗ trợ; tổ chức và kinh phí thực hiện. Dự kiến các tình huống phát sinh và phương án ứng phó; phương án bố trí nơi ở cho người phải di chuyển chỗ ở khi thực hiện cưỡng chế (nếu có); trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
Ban cưỡng chế phối hợp với cơ quan báo chí, đài truyền thanh, đài truyền hình (nếu cần thiết) để kịp thời thông tin, tuyên truyền đến người dân.
Điều 11. Tổ chức thực hiện cưỡng chế
1. Trên cơ sở quyết định cưỡng chế, kế hoạch cưỡng chế đã được phê duyệt, Ban cưỡng chế phối hợp với các cơ quan tiến hành cưỡng chế ngoài thực địa.
a) Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế, người có nghĩa vụ liên quan cố tình vắng mặt thì vẫn tiến hành cưỡng chế nhưng phải có đại diện của chính quyền địa phương và 02 người do Ban công tác mặt trận thôn, xóm giới thiệu chứng kiến;
b) Trước khi cưỡng chế, nếu đối tượng bị cưỡng chế tự nguyện chấp hành thì Ban cưỡng chế lập thủ tục theo Điểm b khoản 3 Điều 8 của Quy định này;
c) Việc cưỡng chế phải được lập thành biên bản và giao cho đối tượng bị cường chế một bản; biên bản ghi rõ: thời gian, địa điểm, cơ quan chủ trì thực hiện cưỡng chế; đối tượng bị cưỡng chế; đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến; địa điểm cưỡng chế, hiện trạng đất (các tài sản trên đất) khi cưỡng chế, kết quả thực hiện cưỡng chế và phải được thành phần tham dự cưỡng chế ký tên; trường hợp vắng mặt hoặc từ chối ký biên bản thì phải ghi lý do vào biên bản.
2. Ban cưỡng chế buộc đối tượng bị cưỡng chế, người có liên quan phải tháo dỡ, di dời tài sản ra khỏi nơi cưỡng chế. Nếu đối tượng bị cưỡng chế không tự nguyện thực hiện, Ban cưỡng chế yêu cầu lực lượng cưỡng chế đưa đối tượng bị cưỡng chế cùng tài sản (động sản) và tháo dỡ nhà cửa, vật kiến trúc, cây cối ra khỏi nơi cưỡng chế.
3. Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế, người có liên quan từ chối nhận tài sản thì Ban cưỡng chế bàn giao tài sản theo biên bản đã lập khi cưỡng chế cho UBND cấp xã trông giữ, bảo quản theo quy định của pháp luật, trừ các loại tài sản theo quy định tại Điểm a, b khoản 3 Điều này. Khi bàn giao tài sản cho UBND cấp xã, Ban cưỡng chế phải lập biên bản bàn giao.
Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày thực hiện cưỡng chế xong, Ban cưỡng chế phải gửi thông báo cho đối tượng bị cưỡng chế, niêm yết thông báo tại UBND cấp xã nơi thực hiện cưỡng chế về thời gian, địa điểm để giao lại tài sản cho chủ sở hữu hợp pháp; việc niêm yết phải được lập thành biên bản. Quá 06 tháng, kể từ ngày nhận được thông báo đến nhận tài sản mà người có tài sản không đến nhận (trừ trường hợp có lý do chính đáng) thì tài sản đó sẽ được xử lý theo quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
a) Đối với tài sản là hàng hóa, vật phẩm, dễ hư hỏng (hàng tươi sống, thủy sản, thực phẩm, hoa màu, vật phẩm khác...) thì Ban cưỡng chế thông báo cho chủ sở hữu tài sản nhận ngay sau khi tiến hành cưỡng chế, nếu từ chối nhận tài sản thì chủ tài sản chịu trách nhiệm về mất mát, hư hao, chênh lệch giá về tài sản. Ban cưỡng chế lập biên bản và tổ chức bán đấu giá theo quy định, số tiền thu được, sau khi trừ các chi phí cho việc vận chuyển, bảo quản, xử lý tài sản sẽ được gửi vào tài khoản tạm gửi mở tại Kho bạc Nhà nước;
b) Đối với tài sản mà đối tượng bị cưỡng chế không được phép quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật thì Ban cưỡng chế phải lập biên bản và bàn giao cho cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Chậm nhất sau 05 ngày kể từ ngày thực hiện xong cưỡng chế ngoài thực địa, Ban cưỡng chế đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền đo đạc và lập biên bản bàn giao đất cho người sử dụng hợp pháp, biên bản bàn giao đất phải có chữ ký của đại diện Ban cưỡng chế, đối tượng nhận bàn giao đất và xác nhận của chính quyền địa phương.
5. Căn cứ biên bản giao đất ngoài thực địa của cơ quan chức năng có thẩm quyền và Ban cưỡng chế, UBND cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường tiến
hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.
Điều 12. Lưu trữ hồ sơ cưỡng chế
1. Chủ tịch UBND cấp huyện giao cơ quan chuyên môn lưu trữ hồ sơ cưỡng chế. Hồ sơ cưỡng chế lưu trữ gồm có:
a) Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành có hiệu lực pháp luật;
b) Quyết định cưỡng chế;
c) Quyết định thành lập Ban cưỡng chế và kế hoạch cưỡng chế;
d) Biên bản động viên, tuyên truyền, thuyết phục; biên bản cưỡng chế; biên bản tạm quản lý tài sản cưỡng chế; biên bản bàn giao bảo quản tài sản tạm quản lý và các biên bản khác;
đ) Biên bản niêm yết quyết định cưỡng chế tại UBND cấp xã và biên bản giao quyết định cưỡng chế;
e) Thông báo nhận tài sản;
g) Hình ảnh, thiết bị lưu trữ ghi hình, ghi âm (nếu có) và các văn bản khác.
2. Tài liệu trong hồ sơ phải đánh số thứ tự, lập bảng kê tài liệu và được lưu tại cơ quan chủ trì thực hiện cưỡng chế.
Điều 13. Khiếu nại và xử lý trường hợp tái chiếm
1. Đối tượng bị cưỡng chế, người có quyền và nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện việc thực hiện cưỡng chế theo quy định.
2. Nếu đối tượng bị cưỡng chế, người có nghĩa vụ liên quan tái chiếm thì Chủ tịch UBND cấp xã lập biên bản, xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền và báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo ngay với Chủ tịch UBND cấp huyện để được xử lý theo quy định.
Kinh phí cưỡng chế được lấy từ ngân sách nhà nước.
UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện việc cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định tại Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ.
Điều 15. Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế
1. Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc quyết định công nhận hòa giải thành.
2. Các tổ chức, cá nhân liên quan có nghĩa vụ phối hợp với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế triển khai các biện pháp nhằm thực hiện quyết định cưỡng chế.
1. Chủ tịch UBND cấp huyện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện Quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc vấn đề mới phát sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.