Quyết định 352/QĐ-BTTTT năm 2016 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Số hiệu 352/QĐ-BTTTT
Ngày ban hành 17/03/2016
Ngày có hiệu lực 17/03/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Thông tin và Truyền thông
Người ký Nguyễn Bắc Son
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 352/QĐ-BTTTT

Hà Nội, ngày 17 tháng 03 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Bí thư Trung ương Đảng (để b/c);
- Th
tướng và các Phó Thtướng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ trư
ng và các Thứ trưởng;
- BCS Đảng Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Các Sở Thông tin và Truyền thông;
- Cổng TTĐT của Bộ;
- Lưu: VT, VP, TKTH.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Bắc Son

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số
352/QĐ-BTTTT ngày 17/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Cụ thể hóa đường lối, quan Điểm của Đảng và tổ chức triển khai thực hiện những nội dung, nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực Thông tin và Truyền thông nêu trong Nghị quyết và các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

- Quá trình tổ chức thực hiện phải quyết liệt, đồng bộ nhưng phải có trọng tâm, trọng Điểm để thực hiện thắng lợi các Mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 theo tinh thần Nghị quyết và các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát; bổ sung, cập nhật những chủ trương, nhiệm vụ mới đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn; đề cao tinh thần chủ động, quyết tâm, đổi mới sáng tạo, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm, định hướng phát triển chung cho ngành Thông tin và Truyền thông

Phấn đấu từ nay đến năm 2020, xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về công nghệ thông tin với hạ tầng thông tin và truyền thông hiện đại; mọi người dân đều được hưởng thụ các dịch vụ thông tin và truyền thông tiên tiến; công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng quốc gia được tăng cường nhằm xây dựng môi trường mạng an toàn, tin cậy, qua đó thúc đẩy các ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong đời sống xã hội, nhất là quản lý nhà nước và tổ chức chính quyền điện tử; có đủ nhân lực công nghệ thông tin đạt trình độ quốc tế phục vụ cho phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin; công nghệ thông tin và truyền thông đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP với tỷ lệ ngày càng tăng; có nhiều tập đoàn viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông mạnh làm chủ thị trường nội địa và vươn ra quốc tế; ngành Thông tin và Truyền thông trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển hiệu quả, lành mạnh hệ thống báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình và các loại hình thông tin khác đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ đất nước và nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.

2. Quan điểm, định hướng phát triển cho các lĩnh vực cụ thể

2.1. Về báo chí, phát thanh truyền hình, thông tin điện tử, thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại

- Báo chí đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và hoạt động theo quy định của pháp luật. Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống báo chí, bảo đảm để các cơ quan báo chí thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, Mục đích, phù hợp với xu hướng phát triển của báo chí hiện đại, nâng cao chất lượng chính trị, chất lượng nghiệp vụ, giá trị văn hóa, giá trị giáo dục của báo chí.

- Sắp xếp lại các cơ quan báo chí trên cơ sở xác định rõ Điều kiện hoạt động, tôn chỉ, Mục đích, đối tượng phục vụ, nhằm phân bố và sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước, trên cơ sở ngân sách chỉ đảm bảo cho hoạt động báo chí công ích, có lộ trình giảm dần cấp ngân sách cho các hoạt động báo chí. Phát triển mô hình cơ quan truyền thông đa phương tiện trên cơ sở thí Điểm xây dựng một số cơ quan báo chí có đủ Điều kiện.

- Công tác thông tin đối ngoại là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài. Gắn kết chặt chẽ giữa thông tin đối ngoại với thông tin đối nội và bám sát các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh. Đổi mới mạnh mẽ nội dung và hình thức thông tin. Tăng cường đầu tư, nhưng có trọng tâm, trọng Điểm đúng đối tượng và không dàn trải.

- Thông tin cơ sở là công cụ tuyên truyền và phương tiện chỉ đạo, Điều hành của cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo cơ quan, đơn vị cơ sở; là kênh thông tin, tuyên truyền đến được với đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân trên tất cả các địa bàn; thực hiện được nhiệm vụ thông tin hai chiều: cung cấp, phổ biến thông tin và tiếp nhận, trao đổi thông tin phản ánh của người dân.

- Đổi mới tư duy lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý thông tin điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác theo kịp với sự phát triển của công nghệ thông tin. Chủ động định hướng, cung cấp thông tin kịp thời để làm chủ thông tin, lấy thông tin tích cực, chính thống để đấu tranh chống lại các thông tin sai trái, bịa đặt, vu cáo, phản động trên mạng xã hội, internet. Khuyến khích khai thác, phát triển những tiện ích, lợi thế của thông tin điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên internet phù hợp với lợi ích công cộng.

2.2. Về xuất bản, in và phát hành

[...]