Quyết định 3511/QĐ-UBND năm 2018 về điều chỉnh Chương trình khoa học và công nghệ tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020
Số hiệu | 3511/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 15/11/2018 |
Ngày có hiệu lực | 15/11/2018 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Khánh Hòa |
Người ký | Trần Sơn Hải |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3511/QĐ-UBND |
Khánh Hòa, ngày 15 tháng 11 năm 2018 |
VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2016-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Công văn số 1124/SKHCN-QLKH ngày 09 tháng 10 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Điều chỉnh, bổ sung Chương trình khoa học và công nghệ tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020 (nội dung chi tiết theo Phụ lục đính kèm).
Điều 2. Giao Sở Khoa học và Công nghệ:
1. Căn cứ Chương trình khoa học và công nghệ tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020 đã được điều chỉnh, bổ sung tại Quyết định này, tổ chức triển khai trong kế hoạch khoa học và công nghệ từ năm 2018 đến năm 2020 theo đúng quy định hiện hành.
2. Báo cáo định kỳ hàng năm, đột xuất (theo yêu cầu), đánh giá cuối Chương trình về kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình khoa học và công nghệ tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1350/QĐ-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2016 và các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình khoa học và công nghệ tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020 đã được điều chỉnh bổ sung tại Quyết định này.
Điều 3. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình khoa học và công nghệ tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020 điều chỉnh bổ sung được thục hiện từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học tỉnh hàng năm trong giai đoạn 2018-2020. Giao Sở Tài chính bố trí kinh phí đầy đủ và hướng dẫn thanh quyết toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình theo quy định hiện hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; các Giám đốc Sở: Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2016-2020 ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3511/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11
năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
TT |
Tên đề tài/dự án SXTN/đề án khoa học |
Định hướng mục tiêu |
Yêu cầu đối với kết quả |
Hình thức đặt hàng |
Ghi chú |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
A. NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2018-2020 |
|||||
1 |
Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội biển đảo Khánh Hòa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 |
- Thực trạng khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh về biển đảo Khánh Hòa giai đoạn 1990-2017. - Những vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững vùng biển đảo Khánh Hòa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. |
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế - xã hội bền vững vùng biển đảo. - Tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh về biển đảo Khánh Hòa (so sánh với các tỉnh ở duyên hải Nam Trung Bộ và một số tỉnh tương đồng). - Thực trạng khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh về biển đảo Khánh Hòa giai đoạn 1990-2018. - Định hướng phát triển kinh tế - xã hội bền vững khu vực ven biển, biển đảo của Khánh Hòa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. - Giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội, bền vững của khu vực ven biển, biển đảo ở Khánh Hòa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. |
Tuyển chọn |
Trình UBND tỉnh tuyển chọn lần II trong kế hoạch KH&CN năm 2018 |
2 |
Thực trạng và giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa |
- Đánh giá thực trạng phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2012-2017. - Đề xuất giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025. |
- Thực trạng phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2012-2017. - Hệ thống chỉ báo đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. - Giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025. |
Tuyển chọn |
Trình UBND tỉnh tuyển chọn lần II trong kế hoạch KH&CN năm 2018 |
3 |
Mô hình phát triển du lịch bền vững với sự tham gia của cộng đồng tại Khánh Hòa |
Xác lập được một số mô hình phát triển du lịch bền vững có sự tham gia của cộng đồng tại Khánh Hòa |
- Tổng quan một số vấn đề lý luận cơ bản về mô hình phát triển du lịch bền vững với sự tham gia của cộng đồng (khái niệm, các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững, các mô hình phát triển du lịch bền vững, vai trò của cộng đồng đối với phát triển du lịch bền vững, mức độ tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch, các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch). - Hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ bền vững của du lịch dưới góc độ có sự tham gia của cộng đồng. - Kinh nghiệm của quốc tế và trong nước về phát triển du lịch bền vững với sự tham gia của cộng đồng, những bài học kinh nghiệm cho Khánh Hòa. - Thực trạng hoạt động của mô hình phát triển du lịch bền vững có sự tham gia của cộng đồng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, đặc biệt ở các địa bàn trọng điểm du lịch. - Những vấn đề đặt ra đối với sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch nói chung và những mô hình phát triển du lịch bền vững hiện nay tại Khánh Hòa. - Một số mô hình phát triển du lịch bền vững có sự tham gia của cộng đồng tại Khánh Hòa (trong đó có 02 mô hình điển hình về du lịch cộng đồng). - Giải pháp khả thi vận hành các mô hình phát triển du lịch bền vững có sự tham gia của cộng đồng tại Khánh Hòa. |
Tuyển chọn |
Trình UBND tỉnh tuyển chọn lần II trong kế hoạch KH&CN năm 2018 |
II. CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN GIAI ĐOẠN 2016-2020 |
|||||
1 |
Điều tra, đánh giá xác định nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm ổn định các cửa sông và vùng bờ ven biển Khánh Hòa |
- Xác định được thực trạng và các nguyên nhân làm thay đổi quy luật diễn biến, chế độ thủy thạch động lực các khu vực cửa sông, vùng ven bờ biển Khánh Hòa. - Đề xuất được các giải pháp giảm nhẹ các tác động của quá trình xói lở, bồi tụ, ổn định vùng cửa sông, ven biển Khánh Hòa phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng địa phương. |
- Cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên: Khí tượng, địa hình, thủy văn, bùn cát, sóng, dòng chảy, mực nước ven bờ... vùng cửa sông và khu vực ven biển Khánh Hòa. - Báo cáo đánh giá, thực trạng, nguyên nhân xói lở, bồi lắng, khả năng ổn định các cửa sông, vùng ven bờ biển Khánh Hòa dưới tác động của biến đổi khí hậu và tác động của các hoạt động của con người. - Các thông số kỹ thuật cần thiết phục vụ cho việc thiết kế và các giải pháp công trình, phi công trình nhằm ổn định đường bờ, bãi ven biển, cửa sông. - Giải pháp công trình phù hợp nhằm khai thác có hiệu quả các vùng cửa sông, ổn định khu neo đậu tàu thuyền, công trình bảo vệ bờ biển Khánh Hòa tại các khu vực trọng điểm. - Đề xuất các giải pháp phục vụ cho công tác quản lý, quy hoạch phát triển bền vững kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương. - Tập các bản vẽ thiết kế công trình tiền khả thi. - Công trình công bố có liên quan đến nội dung của đề tài. |
Tuyển chọn |
Triển khai trong kế hoạch KH&CN năm 2019 |
2 |
Dự báo xu thế biến đổi các quá trình hải dương học tại vùng biển ven bờ Khánh Hòa phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển |
- Dự báo được xu thế biến đổi các quá trình hải dương học: Nhiệt độ, độ mặn, dao động mực nước, sóng, dòng chảy tại vùng biển ven bờ Khánh Hòa. - Đánh giá tác động của sự biến đổi các quá trình hải dương học đến các hoạt động kinh tế biển. - Đề xuất các giải pháp giảm thiểu thiệt hại do tác động của sự biến đổi các quá trình hải dương học phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển. |
- Điều kiện tự nhiên: Địa chất, địa mạo, khí tượng, thủy văn, động lực vùng biển ven bờ Khánh Hòa. - Xu thế biến đổi các quá trình hải dương học tại vùng biển ven bờ Khánh Hòa: Nhiệt độ, độ mặn, dao động mực nước, sóng, dòng chảy. - Đánh giá tác động của sự biến đổi các quá trình hải dương học đến các hoạt động kinh tế biển: Giao thông vận tải, nông nghiệp (đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, làm muối,...), du lịch, dịch vụ, các công trình ven bờ. - Đánh giá và dự báo được khả năng rủi ro của khu vực nghiên cứu về môi trường theo các kịch bản bị tác động do yếu tố tự nhiên và con người. - Các giải pháp giảm thiểu thiệt hại do tác động của sự biến đổi các quá hình hải dương học. - Tập bản đồ/sơ đồ về kết quả nghiên cứu. - Cơ sở dữ liệu về các quá trình hải dương học tại vùng biển ven bờ Khánh Hòa. |
Tuyển chọn |
Triển khai trong kế hoạch KH&CN năm 2020 |
3 |
Nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá bè vẫu |
Xây dựng được quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá bè vẫu phù hợp với điều kiện sản xuất tại Khánh Hòa |
- Quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá bè vẫu, tỷ lệ thành thục 60%, tỷ lệ thụ tinh 50%, tỷ lệ nở 70%, tỷ lệ sống của cá bột lên cá hương 5%, tỷ lệ sống của cá hương lên cá giống 75%. + Cá bố mẹ: 30 cặp, khối lượng > 6 kg. + Cá hương cỡ 2 cm: 80.000 con. + Cá giống cỡ 4 - 5 cm: 60.000 con. - 2 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành. - Quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm cá bè vẫu: + Năng suất 7 kg/m3; thời gian nuôi 14 tháng. + Kích thước: 1,2 kg/con. + Tỷ lệ sống: 80%. - 02 mô hình thực nghiệm sản xuất giống và 03 mô hình nuôi thương phẩm. - Kết quả đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho người dân và các trại sản xuất trên địa bàn tỉnh. |
Tuyển chọn |
Triển khai trong kế hoạch KH&CN năm 2019 |
4 |
Nghiên cứu quy trình nuôi thương phẩm tôm hùm xanh (panulirus ornatus) |
Đề xuất được quy trình kỹ thuật nuôi tôm hùm xanh thương phẩm, nhằm phát triển bền vững nghề nuôi thương phẩm tôm hùm xanh tại Khánh Hòa |
- Mật độ nuôi 250 con/lồng (4x4x5 m). - Tỷ lệ sống: 80%. Thời gian nuôi 12 tháng. - Kích thước thu hoạch: 350 g/con; - Năng suất: 70 kg/lồng. - Quy trình kỹ thuật nuôi tôm hùm xanh thương phẩm. - Các biện pháp phòng ngừa bệnh đối với tôm hùm xanh. - Đào tạo tập huấn quy trình kỹ thuật cho cán bộ kỹ thuật và ngư dân trên địa bàn tỉnh. |
Tuyển chọn |
Triển khai trong kế hoạch KH&CN năm 2019 |
5 |
Mô hình nuôi kết hợp các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao: Cá chim - cua xanh - tôm sú; cá hồng Mỹ - ốc nhảy - tôm thẻ |
- Xây dựng thành công mô hình nuôi kết hợp cá chim - cua xanh - tôm sú với mức đầu tư vừa phải tạo thu nhập ổn định. - Xây dựng thành công mô hình nuôi kết hợp cá hồng Mỹ - ốc nhảy - tôm thẻ với mức đầu tư vừa phải tạo thu nhập ổn định. |
- Mô hình nuôi kết hợp cá chim - cua - tôm sú: + Quy trình nuôi tôm sú đạt tỷ lệ sống 60%, cua 50%, cá 70%, chu kỳ nuôi 10 tháng. + Tôm sú thu cỡ 30 g/con, cua 300 g/con, cá > 600 g/con. + Năng suất cá chim: 800 kg/ha/vụ. + Năng suất tôm sú: 400 kg/ha/vụ. + Cua: 200 kg/ha/vụ. +Tổng doanh thu: 200 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận 90 - 100 triệu đồng/ha/vụ. - Mô hình nuôi kết hợp cá hồng Mỹ - ốc nhảy - tôm thẻ: + Quy trình nuôi tôm thẻ đạt tỷ lệ sống 50%, ốc nhảy 50%, cá 70%, chu kỳ nuôi 10 tháng. + Tôm thẻ thu cỡ 20 g/con, ốc nhảy 100 con/kg, cá 0,8 - 1 kg/con. + Năng suất cá hồng Mỹ: 900 kg/ha/vụ. + Năng suất tôm thẻ: 1.000 kg/ha/vụ. + Ốc nhảy: 150 kg/ha/vụ. + Tổng doanh thu: 200 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận 90 -100 triệu đồng/ha/vụ. - Mật độ thả nuôi thích hợp cho từng đối tượng. - Kết quả đào tạo tập huấn kỹ thuật cho ngư dân trên địa bàn tỉnh. |
Tuyển chọn |
Triển khai trong kế hoạch KH&CN năm 2020 |
6 |
Mô hình doanh nghiệp thực hiện bảo tồn, phục hồi và sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật biển phục vụ du lịch sinh thái ở Khánh Hòa |
Xây dựng mô hình bảo tồn, phục hồi và sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật biển phục vụ du lịch sinh thái ở Khánh Hòa. Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần thay đổi nhận thức của doanh nghiệp và cộng đồng về du lịch bền vững ở Khánh Hòa. |
- 02 mô hình (do doanh nghiệp thực hiện) bảo tồn tự nhiên hệ sinh thái biển, phục hồi sinh cảnh bị suy thoái, tái tạo sinh vật bị đe dọa hoặc có giá trị cao. - Báo cáo đánh giá hiệu quả mô hình. - Đề xuất các giải pháp và định hướng mở rộng mô hình. - Biên soạn tài liệu truyền thông nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp du lịch và cộng đồng. |
Tuyển chọn |
Triển khai trong kế hoạch KH&CN năm 2020 |
7 |
Nghiên cứu cải tiến công nghệ khai thác hải sản bằng nghề lưới chụp cho đội tàu xa bờ Khánh Hòa |
Cải tiến công nghệ khai thác nghề lưới chụp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho đội tàu khai thác xa bờ của Khánh Hòa |
- Mẫu lưới chụp khai thác hải sản phù hợp với tàu, đối tượng và ngư trường đánh bắt. - Trang thiết bị khai thác phù hợp quá trình hoạt động nghề lưới chụp (thiết bị mặt boong; thiết bị phục vụ khai thác...). - Quy trình khai thác nghề lưới chụp tiên tiến. - Công nghệ bảo quản tối ưu. - Đánh giá được hiệu quả kinh tế của công nghệ khai thác thủy sản bằng nghề lưới chụp cho đội tàu xa bờ tại Khánh Hòa. |
Tuyển chọn |
Triển khai trong kế hoạch KH&CN năm 2020 |
8 |
Ứng dụng công nghệ sinh học trong việc thu nhận protein thủy phân, dầu cá và biocalcium từ cá biển và phụ phẩm hải sản nhằm ứng dụng trong thực phẩm bổ sung và mỹ phẩm |
Xây dựng quy trình chế biến cá biển và phụ phẩm hải sản dựa trên nền tảng công nghệ sinh học nhằm thu nhận 3 sản phẩm chính: Protein thủy phân, dầu cá và bột biocalcium. Tinh chế và biệt hóa các sản phẩm trên để ứng dụng vào thức ăn thủy sản, thực phẩm bổ sung cho người bao gồm: Protein thủy phân, dầu cá nguyên liệu, bột biocalcium dễ hấp thu. |
Sản phẩm 1: Protein thủy phân gồm hai nhóm: Dùng làm thức ăn cho thủy sản và dùng cho người. - Loại dùng làm thức ăn cho thủy sản: Nguyên liệu là da, nội tạng. Hàm lượng protein: > 70%. Độ thủy phân: 5 - 10%. Hàm lượng chất béo: < 8%. Độ ẩm: < 8%. Tro: < 12%. - Loại dùng cho người: Nguyên liệu là cá tạp, đầu, khung xương, độ tươi dùng cho người. Hàm lượng protein: > 80%. Độ thủy phân: 10 - 20%. Hàm lượng chất béo: < 5%. Độ ẩm : < 5%. Tro: < 10%. Sản phẩm 2: Dầu cá nguyên liệu dùng cho người. Dùng làm nguyên liệu cho công
nghiệp tinh chế dầu cá trong dược phẩm. - Chỉ số peroxide: 3 - 20 mep/kg. - Chỉ số iod: 95 - 200. - Hàm lượng acid béo: 2 - 5%. Sản phẩm 3: Biocalcium dùng cho người. |
Tuyển chọn |
Triển khai trong kế hoạch KH&CN năm 2019 |
9 |
Ứng dụng công nghệ enzym để tách chiết các hợp chất chống oxy hóa từ rong nâu Khánh Hòa đáp ứng theo yêu cầu làm thực phẩm và mỹ phẩm |
- Xây dựng quy trình chiết xuất một số hợp chất có hoạt tính sinh học có giá trị cao từ rong nâu vùng biển Khánh Hòa bằng công nghệ enzym. - Tạo ra một số sản phẩm ứng dụng trong sản xuất thực phẩm, mỹ phẩm. |
- Quy trình công nghệ sản xuất sulafte polysaccharide dạng fucoidan từ rong nâu Khánh Hòa dùng cho thực phẩm. - Quy trình công nghệ sản xuất các hợp chất chống oxy hóa từ rong nâu Khánh Hòa dùng cho mỹ phẩm. - 01 kg sản phẩm sulfate polysaccharide dạng fucoidan đạt chất lượng dùng cho thực phẩm. - 100 g các chế phẩm dạng keo đạt chất lượng dùng cho sản xuất mỹ phẩm. |
Tuyển chọn |
Triển khai trong kế hoạch KH&CN năm 2019 |
10 |
Thử nghiệm sản xuất bột nano canxi hydroxyapatit từ phế phẩm xương cá của các nhà máy chế biến thủy sản ở Khánh Hòa quy mô phòng thí nghiệm |
Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất bột nano canxi hydroxyapatit từ phế phẩm xương cá ở quy mô phòng thí nghiệm nhằm nâng cao giá trị phi thực phẩm của nguồn lợi sinh vật biển |
- Bộ tiêu chuẩn cơ sở chất lượng canxi hydroxyapatit trích ly từ xương cá (cá ngừ hoặc cá chẽm) đảm bảo các tiêu chí về kích thước nano, độ tinh sạch và tính tương thích sinh học. - Quy trình công nghệ sản xuất bột nano canxi hydroxyapatit từ phế phẩm xương cá ở quy mô phòng thí nghiệm. - 01 kg bột nano canxi hydroxyapatit từ xương cá (cá ngừ hoặc cá chẽm) đảm bảo tiêu chí về độ tinh sạch và tính tương thích sinh học. |
Tuyển chọn |
Triển khai trong kế hoạch KH&CN năm 2019 |
III. CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2016-2020 |
|||||
1 |
Luận cứ khoa học xây dựng quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Khánh Hòa |
- Xây dựng luận cứ khoa học làm cơ sở xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2020-2030. - Xây dựng giải pháp phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, định hướng năm 2030. |
- Luận cứ khoa học làm cơ sở xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2020-2030. - Bản đồ các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Khánh Hòa (ranh giới, quy mô, vị trí). - Giải pháp phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, định hướng năm 2030. |
Tuyển chọn |
Trình UBND tỉnh tuyển chọn lần II trong kế hoạch KH&CN năm 2018 |
2 |
Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cây sầu riêng |
Nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cây sầu riêng tại Khánh Hòa |
- Quy trình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và xử lý chín sầu riêng. - Mô hình đạt hiệu quả kinh tế hơn 30% so với trước khi áp dụng. |
Tuyển chọn |
Trình UBND tỉnh tuyển chọn lần II trong kế hoạch KH&CN năm 2018 |
3 |
Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số loài rau (rau ăn lá, rau gia vị) |
Nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất một số loài rau tại Khánh Hòa |
- Quy trình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và bảo quản sau thu hoạch một số loài rau (rau ăn lá, rau gia vị). - Mô hình đạt hiệu quả kinh tế hơn 30% so với trước khi áp dụng. |
Tuyển chọn |
Triển khai trong kế hoạch KH&CN năm 2020 |
B. NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỀU CHỈNH KHÔNG THỰC HIỆN |
|||||
1 |
Đánh giá thực trạng dịch vụ xã hội cơ bản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 2010-2015. Đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ xã hội cơ bản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2025 |
|
|
|
Không thực hiện |
2 |
Cơ sở khoa học và thực tiễn phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 |
|
|
|
Không thực hiện |
3 |
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến du lịch Khánh Hòa, các giải pháp ứng phó |
|
|
|
Không thực hiện |
II. CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN GIAI ĐOẠN 2016-2020 |
|||||
1 |
Đánh giá tác động của hoạt động phát triển kinh tế biển, đề xuất các giải pháp quản lý, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên biển |
|
|
|
Không thực hiện |
2 |
Nghiên cứu khả năng thích ứng của các hệ sinh thái biển đối với sự biến đổi khí hậu và tác động của con người, đề xuất định hướng phục hồi và sử dụng hợp lý |
|
|
|
Không thực hiện |
3 |
Xây dựng mô hình liên kết theo chuỗi giá trị cá ngừ |
|
|
|
Không thực hiện |
4 |
Xây dựng quy trình công nghệ quy mô phòng thí nghiệm thu nhận chất màu quononoid (echinochrome A) từ loài cầu gai đen (diadema setosum) để tạo chế phẩm hỗ trợ điều trị bệnh mắt |
|
|
|
Không thực hiện |
5 |
Nghiên cứu thu nhận các dẫn xuất biến tính gốc alginat làm chế phẩm ứng dụng trong y sinh, thực phẩm |
|
|
|
Không thực hiện |
6 |
Nghiên cứu công nghệ sản xuất fucoidan đáp ứng theo yêu cầu dùng trong thực phẩm |
|
|
|
Không thực hiện |
7 |
Tách chiết sulfat polysacchacrit từ rong xanh ứng dụng trong điều trị bệnh thủy sản |
|
|
|
Không thực hiện |
III. CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2016-2020 |
|||||
1 |
Nghiên cứu, đề xuất một số dự án xúc tiến đầu tư và ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp |
|
|
|
Không thực hiện |
2 |
Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu (quy trình sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến) |
|
|
|
Không thực hiện |
3 |
Ứng dụng công nghệ cao phát triển vùng trồng hoa (nhân giống, công nghệ tưới, công nghệ nhà lưới, công nghệ bảo quản) |
|
|
|
Không thực hiện |