ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
35/2021/QĐ-UBND
|
Sơn La, ngày 20
tháng 10 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY
ĐỊNH MỨC ĐỘ KHÔI PHỤC LẠI TÌNH TRẠNG BAN ĐẦU CỦA ĐẤT ĐỐI VỚI TỪNG LOẠI VI PHẠM
THEO QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 91/2019/NĐ-CP NGÀY 19/11/2019 CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN
LA
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đất đai
ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định
số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực đất đai;
Căn cứ Nghị định
số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định
số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số
điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật;
Theo đề nghị của Giám đốc
Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 675/TTr-STNMT ngày 21 tháng 9 năm
2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này
Quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với từng loại
vi phạm quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của
Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh
Sơn La.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 05 tháng 11 năm 2021.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh;
thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố;
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các
xã, phường, thị trấn; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và các hộ gia
đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (b/c);
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Vụ Pháp chế - Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL Bộ Tư pháp;
- Như Điều 3;
- Trung tâm thông tin tỉnh;
- Lưu: VT - Hiệu 20 bản.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Hoàng Quốc Khánh
|
QUY ĐỊNH
MỨC ĐỘ KHÔI PHỤC LẠI TÌNH TRẠNG BAN ĐẦU CỦA ĐẤT ĐỐI VỚI TỪNG
LOẠI VI PHẠM THEO QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 91/2019/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 11 NĂM
2019 CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
(Kèm theo Quyết định số 35/2021/QĐ-UBND ngày 20
tháng 10 năm 2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La)
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định mức
độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với từng loại vi phạm hành
chính về đất đai tại các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 của Nghị định số
91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng bị xử phạt
vi phạm hành chính
a) Hộ gia đình, cộng đồng
dân cư, cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài.
b) Tổ chức trong nước, tổ
chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở tôn giáo.
2. Cơ
quan, người có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt hành
chính theo quy định tại khoản 2, Điều 2 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày
19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh
Sơn La.
Điều 3. Tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm
Tình trạng
ban đầu của đất trước khi vi phạm được xác định
như sau:
1. Theo
giấy tờ về quyền sử dụng đất hợp pháp, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ.
2. Đối với
các địa phương chưa hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính thì căn cứ vào các
thông tin, tài liệu có liên quan như: ảnh chụp, ảnh vệ tinh, ảnh viễn thám; các
thông tin, bằng chứng do người dân nơi có đất, người sử dụng đất liền kề, tổ chức,
cá nhân khác cung cấp.
3. Kết
quả khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất
trước khi vi phạm được đại diện Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau
đây viết tắt là Uỷ ban nhân dân cấp xã) nơi có đất kiểm tra, xác nhận bằng
văn bản.
Chương II
MỨC ĐỘ KHÔI
PHỤC LẠI TÌNH TRẠNG BAN ĐẦU CỦA ĐẤT ĐỐI VỚI TỪNG LOẠI VI PHẠM HÀNH CHÍNH QUY ĐỊNH
TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 91/2019/NĐ-CP NGÀY 19/11/2019 CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH SƠN LA
Điều 4. Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước
khi vi phạm đối với hành vi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa; đất rừng đặc
dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất; đất nông nghiệp không phải là đất
trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng,
không phải là đất rừng sản xuất; đất phi nông nghiệp sang mục đích khác không
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (từ Điều 9 đến Điều 12 Nghị định
số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ)
1. Mức độ
khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với hành vi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cho phép theo quy định tại điểm a và điểm d, khoản 1 Điều 57 của Luật Đất
đai.
Buộc
khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, buộc thực hiện di dời
tài sản trên đất vi phạm và thực hiện cải tạo, phục hồi lại mặt bằng tương
đương với thửa đất ban đầu trước khi vi phạm hoặc các thửa đất trồng lúa liền kề
để sử dụng vào mục đích trồng lúa.
2. Mức độ
khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với hành vi chuyển mục đích đất rừng sản xuất, đất rừng đặc dụng, đất
rừng phòng hộ vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép theo quy định tại các điểm c và điểm d, khoản 1 Điều 57 của Luật Đất
đai.
a) Chuyển
đất rừng sản xuất sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp thì buộc trồng
lại rừng theo mô hình nông lâm kết hợp. Trong trường hợp buộc phải trồng rừng
thay thế thì loại cây trồng đối với rừng trồng do UBND cấp xã phối hợp với cơ
quan chuyên môn của UBND huyện, thành phố chỉ định phù hợp với điều kiện tự
nhiên của địa phương. Việc trồng rừng tuân thủ theo quy định tại Điều 12 Thông
tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn quy định các biện pháp lâm sinh.
b) Chuyển
đất rừng sản xuất sang đất phi nông nghiệp thì buộc tháo dỡ các công trình xây
dựng trên đất và cải tạo đất để sử dụng vào mục đích trước khi vi phạm. Buộc phải
trồng rừng thay thế, loại cây trồng đối với rừng trồng do UBND cấp xã phối hợp
với cơ quan chuyên môn của UBND huyện, thành phố chỉ định phù hợp với điều kiện
tự nhiên của địa phương. Việc trồng rừng tuân thủ theo quy định tại Điều 12
Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định các biện pháp lâm sinh.
c) Chuyển
đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng sang mục đích khác thì buộc phải tháo dỡ các
công trình xây dựng trên đất và cải tạo đất để sử dụng vào mục đích trước khi
vi phạm. Buộc phải trồng rừng thay thế, loại cây trồng đối với rừng trồng do
UBND cấp xã phối hợp với cơ quan chuyên môn của UBND huyện, thành phố chỉ định
phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Việc trồng rừng tuân thủ theo
quy định tại Điều 12 Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định các biện pháp lâm sinh.
3. Mức độ
khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với hành vi chuyển mục đích đất nông nghiệp không phải là đất trồng
lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải
là đất rừng sản xuất theo quy định tại các điểm b và điểm d, khoản 1 Điều
57 của Luật Đất đai.
Buộc
khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, buộc thực hiện di dời
tài sản trên diện tích đất vi phạm và thực hiện cải tạo, phục hồi lại mặt bằng
tương đương với thửa đất ban đầu trước khi vi phạm hoặc các thửa đất liền kề có
cùng mục đích để sử dụng vào mục đích trước khi vi phạm.
4. Mức độ
khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với hành vi chuyển mục đích đất phi nông nghiệp sang mục đích khác
không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại điểm
đ, điểm e và điểm g, khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai.
Buộc
khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, buộc thực hiện di dời
tài sản trên diện tích đất vi phạm và thực hiện cải tạo, phục hồi lại mặt bằng
tương đương với thửa đất ban đầu trước khi vi phạm hoặc các thửa đất liền kề có
cùng mục đích để sử dụng vào mục đích trước khi vi phạm.
5. UBND
cấp xã có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản tình trạng ban đầu của đất trước
khi vi phạm đối với các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này.
Điều 5. Mức độ
khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với hành vi chuyển
đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa (Điều 13 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP
ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ)
Chuyển đổi
cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa vi phạm điều kiện quy định tại khoản
1, Điều 4 của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ
về quản lý, sử dụng đất trồng lúa (được sửa đổi bổ sung tại khoản 1, Điều 1
của Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của
Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa) thì
đối tượng vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất để tiếp tục trồng
lúa. Buộc di dời hoặc phá bỏ cây trồng không đúng cơ cấu và thực hiện cải tạo,
phục hồi lại mặt bằng tương đương với thửa đất ban đầu trước khi vi phạm hoặc
các thửa đất trồng lúa liền kề để sử dụng vào mục đích trồng lúa. Uỷ ban nhân
dân cấp xã có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản tình trạng ban đầu của đất trước
khi vi phạm.
Điều 6. Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước
khi vi phạm đối với hành vi lấn, chiếm đất (Điều 14 Nghị định số
91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ)
Đối với
diện tích đất lấn, chiếm thì buộc người vi phạm phải tháo dỡ công trình, di dời
tài sản trên đất và thực hiện cải tạo, phục hồi lại mặt bằng tương đương với thửa
đất ban đầu trước khi vi phạm hoặc các thửa đất liền kề có cùng mục đích để sử
dụng vào mục đích trước khi vi phạm; Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm
tra, xác nhận bằng văn bản đối với quy định tại Điều này.
Điều 7. Mức độ
khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với hành vi hủy
hoại đất (Điều 15 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của
Chính phủ)
1. Trường
hợp làm biến dạng địa hình trong trường hợp hạ thấp bề mặt đất do lấy đất, đá
dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề thì
buộc phải thực hiện san lấp, khôi phục độ cao ban đầu của đất hoặc bằng thửa đất
liền kề và thực hiện cải tạo đất để sử dụng vào mục đích trước khi vi phạm.
2. Trường
hợp làm biến dạng địa hình trong trường hợp san lấp đất có mặt nước chuyên
dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất nông
nghiệp so với các thửa đất liền kề thì buộc phải thực hiện thu hồi vật liệu đã
san lấp, trả lại hiện trạng ban đầu đối với đất có mặt nước chuyên dùng, kênh,
mương tưới, tiêu nước; buộc phải hạ thấp, trả lại mặt bằng ban đầu hoặc bằng
các thửa đất liền kề và cải tạo đất để sử dụng vào mục đích trước khi vi phạm.
3. Trường
hợp làm suy giảm chất lượng đất; làm mất hoặc giảm độ dầy tầng đất đang canh
tác; làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu,
chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất
đang sử dụng… thì buộc thu hồi toàn bộ các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn
sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác đã đưa vào bề mặt đất, thực hiện cải tạo
đất tương đương với thửa đất ban đầu hoặc các thửa đất liền kề có cùng mục đích
sử dụng.
4. Trường
hợp làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hợp gây xói mòn, rửa trôi đất
nông nghiệp thì buộc phải thực hiện các biện pháp chống xói mòn, rửa trôi và
san lấp, cải tạo đất tương đương với thửa đất ban đầu hoặc các thửa đất liền kề
có cùng mục đích sử dụng.
5. Uỷ
ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản tình trạng ban đầu của
đất trước khi vi phạm đối với khoản 1, 2, 3, 4 Điều này.
Điều 8. Mức độ
khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với hành vi gây
cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác (Điều 16 Nghị định
số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ)
Buộc thu hồi toàn bộ vật liệu xây
dựng, chất thải, chất độc hại hoặc các vật khác đã đưa lên thửa đất của người
khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của
người khác. Buộc san lấp diện tích đất đã đào bới, tháo dỡ các công trình xây dựng
đồng thời buộc thực hiện cải tạo đất tương đương chất lượng thửa đất ban đầu hoặc
các thửa đất liền kề có cùng mục đích sử dụng. Uỷ ban
nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản tình trạng ban đầu của đất
trước khi vi phạm.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 9. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Sở
Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và các cơ quan,
đơn vị có liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Quy định này.
2. Cơ
quan quản lý nhà nước về đất đai; người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính
theo quy định có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Quy định này.
3. Người
có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện xử phạt vi phạm theo thẩm
quyền. Khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (trường hợp phải
áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất
trước khi vi phạm) thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính áp dụng
các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định này.
4. Trong quá trình triển
khai thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân
có ý kiến bằng văn bản gửi về Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi
trường) để xem xét, tổng hợp, đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.