Quyết định 35/2011/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2011-2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành

Số hiệu 35/2011/QĐ-UBND
Ngày ban hành 20/09/2011
Ngày có hiệu lực 30/09/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Tây Ninh
Người ký Trần Lưu Quang
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 35/2011/QĐ-UBND

Tây Ninh, ngày 20 tháng 9 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH TÂY NINH THỜI KỲ 2011–2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 2044/QĐ-TTg, ngày 09 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-TTg, ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011–2020;

Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg, ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011–2020;

Căn cứ Nghị quyết số 26/2011/NQ-HĐND, ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2011–2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 1890 /TTr-SKHĐT, ngày 25 tháng 8 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2011-2020 với những nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm

a) Phát triển nhân lực vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện chiến lược "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài".

b) Phát triển nhân lực Tây Ninh phải có tầm nhìn dài hạn và phải có bước đi thích hợp theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn.

c) Phát triển nhân lực Tây Ninh phải đảm bảo tính hài hòa về cơ cấu và cân đối nhân lực theo ngành, lĩnh vực. Gắn đào tạo, dạy nghề với chương trình phát triển kinh tế xã hội, các ngành kinh tế, vùng dân cư; gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động theo quan hệ cung cầu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

d) Phát triển nhân lực phải đảm bảo phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

đ) Phát triển nhân lực phải tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng đào tạo nghề theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tế tỉnh Tây Ninh, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

2. Mục tiêu

Đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là yêu cầu phát triển các ngành mũi nhọn mà tỉnh Tây Ninh có lợi thế so sánh với các địa phương khác trong vùng và trong cả nước.

Hình thành đội ngũ nhân lực chất lượng cao nhằm có sự chuyển giao hợp tác về nhân lực giữa các địa phương để điều tiết cung cầu lao động trên thị trường lao động.

3. Chỉ tiêu chủ yếu

a) Đào tạo, dạy nghề:

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học lên trung học phổ thông và trung cấp nghề đến năm 2015 và những năm tiếp theo đạt từ 90% trở lên;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo, dạy nghề so với tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế – xã hội: Năm 2015 đạt 60% và năm 2020 đạt trên 70%;

- Đào tạo đại học: Năm 2015, đạt mức bình quân tối thiểu 300 sinh viên/1vạn dân; năm 2020, đạt mức bình quân tối thiểu 500 sinh viên/1vạn dân;

- Đào tạo cao đẳng (chuyên nghiệp, nghề): Năm 2015, đạt mức bình quân tối thiểu 400 sinh viên/1vạn dân; năm 2020, đạt mức bình quân tối thiểu 600 sinh viên/1vạn dân;

- Đào tạo trung cấp (chuyên nghiệp, nghề): Năm 2015, đạt mức bình quân 800 học sinh /1vạn dân; năm 2020, đạt mức bình quân 1.200 học sinh /1vạn dân.

[...]