Quyết định 35/1999/QĐ-UB về quy chế về tổ chức huy động, quản lý và sử dụng, vốn phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Số hiệu | 35/1999/QĐ-UB |
Ngày ban hành | 15/06/1999 |
Ngày có hiệu lực | 01/07/1999 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Nam |
Người ký | Vũ Ngọc Hoàng |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước,Giao thông - Vận tải |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/1999/QĐ-UB |
Tam Kỳ, ngày 15 tháng 6 năm 1999 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ( sửa đổi) ngày 21/6/1994;
Căn cứ luật Ngân sách Nhà nước ngày 20/3/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước số 06/1998/QH10 ngày 20/5/1998;
Căn cứ Nghị định số 29/1998/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/5/1998 về việc ban hành Qui chế thực hiện dân chủ ở xã;
Căn cứ Nghị định số 24/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/4/1999 về việc ban hành Qui chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn;
Căn cứ Nghị quyết Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Nam số 04/1999/NQ-HĐND ngày 5/5/1999 tại kỳ họp thứ 6 khoá V về huy động vốn phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế về tổ chức huy động, quản lý và sử dụng vốn phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/1999.
Sở Tài chính - Vật giá chủ trì phối hợp với Sở Giao thông - Vận tải, Sở Kế hoạch & đầu tư có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị, Giám đốc các doanh nghiệp,các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, hộ gia đình và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận |
TM. UỶ BAN NHÂN
DÂN TỈNH QUẢNG NAM |
VỀ TỔ CHỨC HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN PHÁT TRIỂN GIAO
THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
( Ban hành kèm theo Quyết định số: 35 /1999/QĐ-UB ngày 15 / 6 1999 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh Quảng Nam).
Điều 1: Tổ chức huy động, quản lý và sử dụng vốn phát triển giao thông nông thôn, từ nhiều nguồn nhằm xây dựng và phát triển giao thông nông thôn đường huyện, xã trên địa bàn tỉnh, động viên nhân dân tự nguyện tham gia đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông theo phương châm " Dân làm, Nhà nước hỗ trợ".
Điều 2: Sau khi được HĐND các huyện, xã thông qua và đa số nhân dân trên địa bàn quyết định, nhất trí về chủ trương đầu tư phát triển giao thông nông thôn, UBND các huyện, xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện chủ trương đầu tư đó. Chủ trương đầu tư phải phù hợp với quy hoạch về giao thông và đáp ứng yêu cầu bảo vệ cảnh quan, môi trường của điạ phương.
Điều 3: Các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để đầu tư, xây dựng các công trình giao thông phải được sử dụng đúng mục đích huy động, các khoản đóng góp cho công trình nào phải đầu tư cho công trình đó.
Điều 4: Mức huy động đóng góp của nhân dân, mức miễn, giảm cho các đối tượng chính sách xã hội ( theo Điều 7, Điều 8 Quy chế này) do nhân dân bàn bạc và quyết định căn cứ vào thu nhập bình quân và khả năng đóng góp của nhân dân trên địa bàn. Mức đóng góp này phải nằm trong tổng mức đóng góp tối đa do Hội đồng nhân dân tỉnh qui định.
CÁC NGUỒN ĐẦU TƯ ĐƯỢC HUY ĐỘNG TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN
Điều 5: Nguồn hỗ trợ của tỉnh, Trung ương và các nguồn khác.
Căn cứ trên tổng giá trị dự án xây dựng giao thông nông thôn của từng địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tỉnh cân đối hỗ trợ trên khối lượng thực tế thi công và đã nghiệm thu, thanh quyết toán từng công trình hằng năm bằng các nguồn vốn ngân sách tỉnh, vốn hỗ trợ của Trung ương, vốn của các chương trình mục tiêu và vốn ODA, mức hỗ trợ :
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/1999/QĐ-UB |
Tam Kỳ, ngày 15 tháng 6 năm 1999 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ( sửa đổi) ngày 21/6/1994;
Căn cứ luật Ngân sách Nhà nước ngày 20/3/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước số 06/1998/QH10 ngày 20/5/1998;
Căn cứ Nghị định số 29/1998/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/5/1998 về việc ban hành Qui chế thực hiện dân chủ ở xã;
Căn cứ Nghị định số 24/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/4/1999 về việc ban hành Qui chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn;
Căn cứ Nghị quyết Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Nam số 04/1999/NQ-HĐND ngày 5/5/1999 tại kỳ họp thứ 6 khoá V về huy động vốn phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế về tổ chức huy động, quản lý và sử dụng vốn phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/1999.
Sở Tài chính - Vật giá chủ trì phối hợp với Sở Giao thông - Vận tải, Sở Kế hoạch & đầu tư có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị, Giám đốc các doanh nghiệp,các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, hộ gia đình và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận |
TM. UỶ BAN NHÂN
DÂN TỈNH QUẢNG NAM |
VỀ TỔ CHỨC HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN PHÁT TRIỂN GIAO
THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
( Ban hành kèm theo Quyết định số: 35 /1999/QĐ-UB ngày 15 / 6 1999 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh Quảng Nam).
Điều 1: Tổ chức huy động, quản lý và sử dụng vốn phát triển giao thông nông thôn, từ nhiều nguồn nhằm xây dựng và phát triển giao thông nông thôn đường huyện, xã trên địa bàn tỉnh, động viên nhân dân tự nguyện tham gia đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông theo phương châm " Dân làm, Nhà nước hỗ trợ".
Điều 2: Sau khi được HĐND các huyện, xã thông qua và đa số nhân dân trên địa bàn quyết định, nhất trí về chủ trương đầu tư phát triển giao thông nông thôn, UBND các huyện, xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện chủ trương đầu tư đó. Chủ trương đầu tư phải phù hợp với quy hoạch về giao thông và đáp ứng yêu cầu bảo vệ cảnh quan, môi trường của điạ phương.
Điều 3: Các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để đầu tư, xây dựng các công trình giao thông phải được sử dụng đúng mục đích huy động, các khoản đóng góp cho công trình nào phải đầu tư cho công trình đó.
Điều 4: Mức huy động đóng góp của nhân dân, mức miễn, giảm cho các đối tượng chính sách xã hội ( theo Điều 7, Điều 8 Quy chế này) do nhân dân bàn bạc và quyết định căn cứ vào thu nhập bình quân và khả năng đóng góp của nhân dân trên địa bàn. Mức đóng góp này phải nằm trong tổng mức đóng góp tối đa do Hội đồng nhân dân tỉnh qui định.
CÁC NGUỒN ĐẦU TƯ ĐƯỢC HUY ĐỘNG TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN
Điều 5: Nguồn hỗ trợ của tỉnh, Trung ương và các nguồn khác.
Căn cứ trên tổng giá trị dự án xây dựng giao thông nông thôn của từng địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tỉnh cân đối hỗ trợ trên khối lượng thực tế thi công và đã nghiệm thu, thanh quyết toán từng công trình hằng năm bằng các nguồn vốn ngân sách tỉnh, vốn hỗ trợ của Trung ương, vốn của các chương trình mục tiêu và vốn ODA, mức hỗ trợ :
+ Huyện đồng bằng từ 15% - 20%.
+ Huyện Trung du từ 20 % - 30%.
(Bao gồm cả các xã vùng cát ven biển có khó khăn thuộc huyện đồng bằng)
+ Huyện Miền núi từ 30% - 40%.
(Bao gồm cả các xã Miền núi có khó khăn thuộc các huyện Trung du).
+ Riêng đối với 24 xã chưa có đường ô tô đến Trung tâm xã, mức hỗ trợ là 51%.
Điều 6. Nguồn đầu tư từ ngân sách huyện, xã, thị trấn:
+ Hằng năm các huyện, thị bố trí ngân sách đầu tư cho giao thông nông thôn.
+ Tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách huyện, thị: 5%.
+ Tiết kiệm chi thường xuyên của Ngân sách xã, thị trấn: 3%.
Điều 7. Nguồn huy động từ các tổ chức, cá nhân trên điạ bàn:
1- Đối với cán bộ công chức, viên chức đang làm việc và hưởng lương trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn, huy động đóng góp tối đa 05 (năm) ngày lương/người/năm theo mức lương danh nghĩa của từng người ( ngoài ngày công thực hiện theo nghĩa vụ lao động công ích do Nhà nước qui định).
2- Đối với hộ kinh doanh công thương nghiệp huy động đóng góp theo môn bài:
Bậc 1: Mức tối đa - 400.000đ/năm
Bậc 2:" - 350.000đ/năm
Bậc 3:" - 300.000đ/năm
Bậc 4:"- 270.000đ/năm
Bậc 5:"- 250.000đ/năm
Bậc 6:"- 200.000đ/năm
Riêng đối với người lao động trong nội thị không kinh doanh công, thương nghiệp huy động bằng mức được qui định cho người lao động nông, lâm, ngư nghiệp được qui định tại điểm 5 Điều 7.
3- Đối với chủ phương tiện giao thông cơ giới huy động đóng góp:
- Xe ô tô vận tải hàng hoá và hành khách, mức tối đa 1.500.000đ/xe/năm
- Xe Công nông, máy kéo có Rơmoc, máy kéo nông nghiệp cầm tay tham gia vận tải, mức tối đa 700.000đ/xe/năm.
- Xe ô tô con: Mức tối đa 200.000đ/xe/năm.
- Máy kéo nông nghiệp cầm tay không tham gia vận tải, mức tối đa: 150.000đ/chiếc/năm.
- Xe mô tô thồ các loại, mức tối đa : 100.000đ/xe/năm.
4- Xe mô tô khác: Tối đa 50.000đ/xe/năm.
5- Người lao động nông - lâm -ngư nghiệp, nam từ 18 tuổi đến 60 tuổi, nữ từ 18 đến 55 tuổi, mức huy động đóng góp tối đa 50.000đ/lao động/năm.
6- Các doanh nghiệp trên địa bàn huy động đóng góp:
- Doanh nghiệp loại 1 mức tối đa: 20.000.000đ/năm.
- "2 " 10.000.000đ/năm.
- "3 " 6.000.000đ/năm
- "4 " 3.000.000đ/năm
- "5 " 2.000.000đ/năm
- "6 " 1.000.000đ/năm
Lưu ý:
+ Đối với chủ hộ kinh doanh công thương nghiệp đồng thời cũng là chủ phương tiện giao thông cơ giới được qui định tại điểm 2,3 Điều 7 thì huy động đóng góp ở mức nào có giá trị cao hơn, những lao động còn lại trong hộ gia đình không huy động đóng góp nữa.
+ Mức qui định cho xe mô tô khác theo điểm 4 Điều nàylà khoản huy động độc lập đối với tất cả các trường hợp đã được qui định Điều 7.
+ Mức qui định tại Điều 7 hoàn toàn không cản trở sự tự nguyện đóng góp ở mức cao hơn.
Điều 8: Đối tượng, mức miễn giảm:
1/ Không huy động đối với người tàn tật, người thương binh hoặc mất sức lao động có tỷ lệ từ 41% trở lên có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền, người bị ốm đau phải nằm viện liên tục từ 60 ngày trở lên/năm, có giấy chứng nhận của cơ sở điều trị, người được xác định là hộ đói theo tiêu chuẩn của ngành Lao động Thương binh & Xã hội, học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường Đại học, Cao Đẳng, Trung học chuyên nghiệp.
2/ Giảm 50% mức huy động đối với người là Thương binh hoặc mất sức lao động có tỷ lệ từ 21% đến 40% có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.
3/ Miễn hoặc giảm đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ liên tục, kéo dài được Cục Quản lý vốn & TSNN tại doanh nghiệp QN-ĐN xác nhận.
Điều 9: Nguồn huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân được sử dụng để bổ sung vào vốn đầu tư cho các mục đích xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa các công trình giao thông nông thôn trên địa bàn.
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN
a. Tổng nhu cầu vốn để xây dựng và hoàn thành công trình, phân bổ chi tiết theo từng hạng mục công trình ( nếu có);
b. Thiết kế và báo cáo dự kiến tiến độ thực hiện công trình;
c. Dự kiến và cân đối các nguồn vốn bố trí cho công trình, trong đó có phần huy động nhân dân đóng góp;
d. Mức đóng góp đối với từng hộ gia đình.
2. UBND xã tổ chức để nhân dân bàn, quyết định về dự toán công trình và mức huy động đóng góp của nhân dân. Cách thức tổ chức để nhân dân bàn thực hiện theo qui định tại điều 11 của Quy chế này.
Điều 11: Việc huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp đó để xây dựng giao thông nông thôn của xã thực hiện theo phương thức nhân dân bàn và quyết định trực tiếp.
1. UBND xã chủ trì phối hợp với UBMTTQ, Hội cựu chiến binh, Hội Nông dân và các tổ chức đoàn thể quần chúng khác tổ chức để nhân dân bàn, quyết định bằng một trong các hình thức:
a. Họp nhân dân ở từng thôn, làng, ấp, bản, thảo luận và biểu quyết công khai hoặc phiếu kín, lập biên bản gửi UBND xã.
b. Họp chủ hộ bàn, biểu quyết công khai hoặc phiếu kín, lập biên bản gửi UBND xã.
Các cuộc họp nói trên được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba số người (hoặc hộ) trong diện họp tham dự.
c. Nếu không tổ chức họp được thì phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình.
2. Nếu đa số nhân dân hoặc chủ hộ đồng ý thì UBND xã tổ chức huy động nhân dân đóng góp, nhân dân có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định được đa số đồng ý.
3. Trong trường hợp có chủ hộ chưa nhất trí, UBND xã có trách nhiệm chủ trì cùng với UBMTTQ, Hội cựu chiến binh, Hội Nông dân và các tổ chức đoàn thể quần chúng khác vận động, giải thích để các hộ này tự nguyện đóng góp theo sự nhất trí của đa số chủ hộ nêu tại khoản 2 Điều này. Nếu xét thấy quyết định của đa số không phù hợp với Luật pháp và qui định khác của Chính quyền địa phương thì UBND xã đề nghị UBND cấp huyện xem xét, quyết định.
1. Mức đóng góp đối với từng đối tượng huy động do UBND xã tính toán căn cứ vào:
a- Tổng mức đóng góp tối đa được qui định tại Điều 7 Quy chế này.
b- Mức thu nhập bình quân và khả năng đóng góp của nhân dân trên địa bàn.
c- Nhu cầu vốn cần huy động đóng góp cho công trình. Nhu cầu vốn cần huy động được tính trên cơ sở tổng dự toán công trình được duyệt sau khi trừ đi các nguồn vốn:
- Ngân sách Nhà nước.
- Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước;
- Viện trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài;
d- Tiến độ huy động gắn với tiến độ thực hiện công trình.
2. Các mức huy động đóng góp đối với từng đối tượng kể cả đối với những trường hợp được miễn, giảm theo qui định tại Điều 8 Quy chế này, chỉ được thực hiện sau khi đã có sự nhất trí của đa số chủ hộ. UBND xã có trách nhiệm công bố công khai các mức huy động đóng góp, các trường hợp miễn, giảm và mức giảm trước khi tổ chức huy động.
a- Tổ chức theo dõi thi công công trình đảm bảo đúng dự toán, đúng thiết kế và tiến độ được duyệt;
b- Quản lý vật tư, tài sản, tiền vốn đầu tư cho công trình;
c- Quyết toán công trình đảm bảo thời gian, đúng qui định.
2. Ban Tài chính xã có trách nhiệm tham mưu cho xã về dự toán công trình, hình thức và mức huy động các khoản đóng góp của nhân dân, chịu trách nhiệm về mặt nghiệp vụ trong việc quản lý, sử dụng các khoản huy động đóng góp của nhân dân theo đúng chế độ hiện hành của Nhà nước.
3. Đối với các xã đặc biệt khó khăn được Nhà nước hỗ trợ đầu tư vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng theo Quyết định số : 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ, nếu xã không có điều kiện lập Ban Quản lý công trình thì UBND huyện thành lập Ban quản lý công trình cấp huyện để tổ chức quản lý công trình đối với từng xã được đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước và nguồn vốn đóng góp của nhân dân. Trưởng ban và các thành viên Ban quản lý công trình cấp huyện do Chủ tịch UBND huyện quyết định sau khi có sự bàn bạc nhất trí của Thường trực HĐND huyện, UBMTTQ huyện và các tổ chức đoàn thể quần chúng cùng cấp.
Điều 14: Các xã thành lập Ban giám sát công trình để giám sát quá trình huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân.
1. Các thành viên của Ban giám sát công trình do nhân dân bàn và quyết định cử ra trong số đại diện hộ gia đình trong xã và có thể bầu chọn thành viên Ban giám sát công trình trong số đại diện Ban Thanh tra nhân dân xã, đại diện UBMTTQ, Hội cựu chiến binh, Hội Nông dân và các tổ chức đoàn thể quần chúng khác của xã.
2. Ban giám sát công trình có trách nhiệm giám sát toàn diện tất cả các mặt, các khâu của việc huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng các công trình, giám sát việc nghiệm thu, bàn giao và quyết toán công trình theo đúng qui định, đúng mục đích và đảm bảo hiệu quả.
3. Ban giám sát công trình có trách nhiệm phát hiện và thông báo kịp thời cho cấp có thẩm quyền để xử lý đối với những hành vi vi phạm qui định trong quá trình tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng giao thông nông thôn của xã.
2. Toàn bộ nguồn vốn huy động được tập trung vào Ngân sách Nhà nước thông qua tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và theo cơ chế phân cấp cho từng cấp ngân sách huyện, xã. Căn cứ kế hoạch phát triển giao thông nông thôn hàng năm đối với từng công trình, từng tuyến đường xã, đường huyện, đã được HĐND huyện thông qua, UBND huyện, xã trực tiếp phân bổ nguồn vốn huy động được cho các công trình đúng mục đích, đạt hiệu quả.
a- Trường hợp thiệt hại ít thì truyên truyền, vận động nhân dân coi như khoản đóng góp tự nguyện cho công trình.
b- Nếu mức đền bù lớn, phải xác định cụ thể vào dự toán công trình để tính mức huy động hoặc xây dựng lại phương án thu lại của những người được hưởng lợi từ công trình để bù đắp.
2. Các khoản chi phí liên quan đến việc mời thầu, mời thiết kế, tổ chức thẩm định, nghiệm thu công trình (nếu có) được tính vào giá trị công trình, phải đảm bảo triệt để tiết kiệm và công khai tài chính.
2. Đối với các công trình do xã tự tổ chức thi công, Ban quản lý công trình phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản chi phí về vật liệu, ngày công lao động, giờ máy thi công và các chi phí khác cho công trình.
2. Việc nghiệm thu công trình phải có sự tham gia của Ban giám sát công trình, đại diện của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên.
3. Sau khi nghiệm thu công trình UBND xã phải tổ chức bàn giao công trình cho người quản lý và sử dụng. Việc sử dụng công trình phải đúng mục đích, hằng năm phải có kế hoạch và bố trí kinh phí để duy tu, bảo dưỡng, bảo vệ công trình.
Điều 19: Sau khi công trình được nghiệm thu, Ban Quản lý công trình phải tiến hành quyết toán công trình kịp thời, đúng qui định. Giá trị quyết toán của công trình phải phù hợp với dự toán được duyệt, tuyệt đối không được chấp nhận thanh, quyết toán phần giá trị thực tế vượt dự toán nếu không được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
CÔNG KHAI TÀI CHÍNH VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO
Điều 20: Sau khi quyết toán công trình, UBND xã lập báo cáo tình hình thu, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để công khai cho nhân dân biết, đồng thời gửi cho UBND huyện, các báo cáo gồm:
1. Báo cáo Tài chính về tình hình huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp cho công trình. Báo cáo phải phản ảnh đầy đủ các khoản thu, chi và trình bày đối xứng nhau, đảm bảo đúng qui định, chính xác và dễ hiểu;
2. Báo cáo tình hình chấp hành dự toán thiết kế và dự toán thi công của công trình.
3. Biên bản nghiệm thu vào báo cáo đánh giá chất lượng của công trình.
4. Báo cáo đánh giá kết quả sử dụng vốn huy động của công trình.
Điều 21: UBND xã phải thực hiện công khai tài chính đối với việc huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân cho từng công trình hoặc hạng mục công trình bằng các hình thức niêm yết tại trụ sở UBND xã và công bố công khai trong các cuộc họp trực tiếp với nhân dân.
Điều 22: Quá trình tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư phát triển giao thông của huyện, xã chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng Nhà nước và sự giám sát của mặt trận Tổ quốc.
Điều 23: Chủ tịch UBND xã có trách nhiệm giải trình, trả lời các thắc mắc, khiếu nại của nhân dân và kiến nghị của UBMTTQ, Hội cựu chiến binh, Hội Nông dân, các tổ chức đoàn thể quần chúng khác, Ban Thanh tra nhân dân xã và Ban giám sát công trình về việc tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp đầu tư cho các công trình phát triển giao thông. Việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của nhân dân phải thực hiện đúng các qui định của Pháp luật hiện hành và phải được thụ lý để giải quyết chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ khiếu nại, tố cáo.
Điều 24: Đối với việc nhân dân trong phạm vi một thôn, xóm, ấp, bản hoặc một cộng đồng dân cư ( theo tôn giáo, dòng họ) của xã tự nguyện đứng ra tổ chức huy động, tự quản việc đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn phục vụ trực tiếp cho lợi ích của cộng đồng dân cư trong thôn, xóm, ấp, bản đó thì không phải thực hiện những qui định trên đây, nhưng UBND xã có trách nhiệm hướng dẫn nhân dân thực hiện chủ trương đầu tư đảm bảo qui hoạch chung, các biện pháp kỹ thuật, và thanh quyết toán công trình./.