Quyết định 346/QĐ-BYT năm 2015 Kế hoạch phòng chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2020 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 346/QĐ-BYT
Ngày ban hành 30/01/2015
Ngày có hiệu lực 30/01/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Thanh Long
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 346/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch phòng chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015 - 2020”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Tổng Cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế; Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến (để b/c);
- Các Thứ trư
ng;
- Cổng TTĐT BY tế;
- Lưu: VT, DP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Long

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHỐNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số
346/QĐ-BYT ngày 30 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Phần I

CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Nghị quyết số 46-NQ-TƯ ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về bảo vệ, chăm sóc, sức khỏe nhân dân;

2. Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

3. Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

4. Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 04/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia y tế giai đoạn 2012 - 2015.

II. TÌNH HÌNH BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY BỆNH TẠI VIỆT NAM.

1. Gánh nặng bệnh tật và tử vong do bệnh không lây nhiễm

Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm (bệnh KLN). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính trong năm 2012 cả nước có 520.000 trường hợp tử vong do tất cả các nguyên nhân, trong đó tử vong do các bệnh KLN chiếm tới 73% (379.600 ca). Trong số này các bệnh tim mạch chiếm 33%, ung thư chiếm 18%, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) chiếm 7% và đái tháo đường (ĐTĐ) chiếm 3%[1]. Ước tính năm 2012, gánh nặng (DALY) của bệnh KLN chiếm 66,2% tổng gánh nặng bệnh tật do tất cả các nguyên nhân tại Việt Nam[2].

a) Bệnh tim mạch: Trong năm 2012, gánh nặng bệnh tật do các bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ lớn nhất (13,4%) trong tổng gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Đột quỵ, nhồi máu cơ tim và bệnh tim do tăng huyết áp là 3 trong s 20 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu[3].

b) Bệnh ung thư: Theo số liệu năm 2012 của WHO, gánh nặng tử vong do ung thư chiếm hàng thứ hai sau các bệnh tim mạch, ở nam và nữ tương ứng là 13,5% và 11%. Sliệu qua mạng lưới ghi nhận ung thư ước tính mỗi năm có 100.000 - 150.000 ca mới mắc và khoảng 75.000 ca tử vong do ung thư. Các loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới là phổi, dạ dày, gan, đại trực tràng, thực quản, vòm, hạch, máu, tiền liệt tuyến và khoang miệng. Ở nữ giới các loại ung thư phổ biến nhất gồm: vú, đại trực tràng, phế quản phổi, cổ tcung, dạ dày, giáp trạng, gan, buồng trứng, hạch và máu.

c) Bệnh đái tháo đường: Việt Nam một trong nhng nước có tỷ lệ ĐTĐ tăng rất nhanh. Theo kết quả Điều tra năm 2012, tỷ lệ ĐTĐ lứa tuổi 30 - 69 là 5,4%. Như vậy sau 10 năm, từ 2002 đến 2012, tỷ lệ bệnh ĐTĐ tăng trên 2 lần, từ 2,7% lên 5,4%. Điều tra cũng chỉ ra thực trạng đáng quan tâm là tỷ lệ người mắc ĐTĐ trong cộng đồng không được phát hiện vẫn rất cao (63,6%).

d) Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Theo kết quả nghiên cứu dịch tễ học ở Việt Nam năm 2007, tỷ lệ mắc BPTNMT trong cộng đồng từ 40 tuổi trở lên là 4,2%; trong đó nam 7,1% và nữ 1,9%. Tử vong do BPTNMT cũng rất lớn, chiếm 5% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân và nằm trong số 20 nguyên nhân tử vong hàng đu năm 2012[4].

[...]