Quyết định 3435/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Xây dựng Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất và địa bàn có công nhân lao động cư trú tập trung giai đoạn 2022-2025 do thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 3435/QĐ-UBND
Ngày ban hành 22/09/2022
Ngày có hiệu lực 22/09/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Chử Xuân Dũng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3435/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG ĐIỂM SINH HOẠT VĂN HÓA CÔNG NHÂN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP, KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT VÀ ĐỊA BÀN CÓ CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG CƯ TRÚ TẬP TRUNG GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về việc thực hiện Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025;

Theo đề nghị của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tại Tờ trình s 53/TTr-LĐLĐ ngày 26/8/2022 về việc ban hành Đề án Xây dựng Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi có đông công nhân lao động sinh sống giai đoạn 2021 - 2025,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Xây dựng Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất và địa bàn có công nhân lao động cư trú tập trung giai đoạn 2022 - 2025.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội; Giám đốc các Sở: Văn hóa và Thể thao, Tài chính, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Thành ủy;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- VPUB: PCVP P.T.T. Huyền, KGVX, TH;
- Lưu: VT
, KGVXHương.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ
TỊCH




C
hử Xuân Dũng

 

ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG ĐIỂM SINH HOẠT VĂN HÓA CÔNG NHÂN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP, KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT VÀ ĐỊA BÀN CÓ CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG CƯ TRÚ TẬP TRUNG GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3435/QĐ-UBND ngày 22/9/2022 của UBND thành phố Hà Nội)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH ĐỀ ÁN, CĂN CỨ PHÁP LÝ

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH ĐỀ ÁN

Theo số liệu thống kê hiện nay, lực lượng lao động trong độ tui lao động trên địa bàn Thành phố ước tính khoảng 4,8 triệu người. Hà Nội hiện có trên 200.000 doanh nghiệp đang hoạt động với 2,5 triệu lao động, chiếm 52% tổng số lao động của thành phố (có 09 khu công nghiệp tập trung thu hút 678 doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tạo việc làm cho khoảng 165.000 lao động).

Những năm gần đây, sự phát triển nhanh của các loại hình doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế đã làm dịch chuyển lao động từ các tỉnh và khu vực nông thôn tham gia vào lực lượng lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố. Các khu, cụm công nghiệp thu hút ngày càng đông công nhân lao động (CNLĐ) đã tác động trực tiếp đến kinh tế, hạ tầng xã hội, an sinh xã hội nói chung và công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng. Bên cạnh đó, đời sống CNLĐ, đặc biệt là CNLĐ khu công nghiệp vẫn còn khó khăn: thu nhập chưa đảm bảo nhu cầu cuộc sng tối thiểu; thiếu nhà ở, nhà trẻ, trường học, siêu thị, nơi sinh hoạt văn hóa, khám chữa bệnh; chưa có thời gian tham gia các hoạt động văn hóa, ththao, học tập nâng cao trình độ, tìm hiểu pháp luật. Địa điểm để tổ chức các hoạt động văn hóa cho công nhân khu công nghiệp vừa thiếu, vừa xa nơi ở của công nhân; hệ thống Cung văn hóa, Nhà văn hóa của tổ chức công đoàn còn thiếu, chưa phát huy đầy đ, đúng mức chức năng, nhiệm vụ trong công tác xây dựng đời sống văn hóa công nhân khu công nghiệp.

Thực hiện sự chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố đã khảo sát, xây dựng thí điểm Đề án mô hình Đim Sinh hoạt văn hóa công nhân (Điểm SHVHCN) từ năm 2011 nhm đưa các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ người lao động tại cơ sở.

Tính đến nay, trên toàn Thành phố đã có 51 Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân, do 18 Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở quản lý[1].

Trong 10 năm qua, Liên đoàn Lao động Thành phố đã tập trung chỉ đạo xây dựng và hoạt động mô hình khá hiệu quả, phần nào đáp ứng được nhu cầu tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao của người lao động. Sau khi rà soát, hiện nay có 39/51 Điểm SHVHCN đang hoạt động thường xuyên, hiệu qu. Có 12 Điểm SHVHCN đã chm dứt hoạt động hoặc tạm dừng hoạt động do công ty chuyn địa điểm sang tỉnh, thành khác; công ty chuyển nhượng chủ sở hữu; giải thể; thu hẹp hoạt động, giảm số lượng CNLĐ;... Các mô hình Điểm SHVHCN đã phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị; hoạt động của Điểm SHVHCN có nội dung cụ thể, thiết thực, bước đầu đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người lao động, được doanh nghiệp đồng tình, ủng hộ, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người lao động; xây dựng được mối quan hệ trách nhiệm gia doanh nghiệp và tổ chức công đoàn trong việc chăm lo đời sống tinh thần cho CNLĐ; thu hút các nguồn lực đầu tư cho hoạt động văn hóa tinh thần của người lao động trên địa bàn Thành phố; các hoạt động tuyên truyền được đẩy mạnh tại các Điểm SHVHCN; chức năng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của Điểm SHVHCN được khẳng định, các hoạt động được tổ chức dưới nhiều hình thức, thu hút được sự quan tâm, tham gia của đông đảo công nhân lao động; góp phần xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp, nâng cao đời sống tinh thần, thchất, tạo không khí phấn khởi, khích lệ tinh thần làm việc hăng hái thi đua lao động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại đơn vị.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động của các Điểm SHVHCN vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Hoạt động của các đim SHVHCN chưa phong phú, đa dạng, chưa thu hút được đông đảo người lao động tham gia, nhiu đim hoạt động chưa thường xuyên, định kỳ; chưa có cơ chế quản lý rõ ràng và sự chỉ đạo thống nhất. Một số đim có cán bộ quản lý nhưng chưa có kinh nghiệm, do đó nh hưởng đến chất lượng hoạt động của các Điểm SHVHCN; thiếu nguồn kinh phí đầu tư cho Điểm SHVHCN; chưa có nguồn kinh phí duy trì hoạt động, đặc biệt là mô hình tại các khu công nghiệp và địa bàn dân cư; cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của CNLĐ, diện tích dành cho Điểm SHVHCN ở nhiều nơi còn chật hẹp; sự phối hợp giữa doanh nghiệp, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên cơ sở, cơ quan quản lý nhà nước chưa đồng bộ.

Sự phát triển như vũ bão về công nghệ số khiến CNLĐ ddàng tiếp cận nhiu nguồn thông tin; sự đa dạng văn hóa đến từ các nhà đầu tư, người lao động nước ngoài, từ CNLĐ các vùng, miền khác nhau của đất nước tạo nên bức tranh đa dạng về đời sống văn hóa tinh thần của CNLĐ trên địa bàn Thành phố, đặc biệt là CNLĐ khu công nghiệp, nhưng cũng không kém phần phức tạp thậm chí có nhiu vn đbất cập trong thực tế đời sống văn hóa tinh thần của CNLĐ khu công nghiệp, đòi hỏi phi có giải pháp khắc phục vừa kịp thời, vừa lâu dài, cần sự đồng lòng của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cấp công đoàn Thành phố và lãnh đạo các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chính vì vậy, đĐiểm SHVHCN trthành một mô hình hiệu qutrong việc xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động, cần phải tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của các Điểm SHVHCN trong tình hình mới.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Các văn bản của Trung ương

[...]