NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
342/QĐ-NHNN
|
Hà
Nội, ngày 19 tháng 2 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM ĐỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP TIỀN TỆ, TÍN DỤNG VÀ NGÂN HÀNG TẠI
NGHỊ QUYẾT SỐ 01/NQ-CP NGÀY 09/01/2009, NGHỊ QUYẾT SỐ 30/2008/NQ-CP NGÀY
11/12/2008, NGHỊ QUYẾT SỐ 30A/2008/NQ-CP NGÀY 27/12/2008 VÀ QUYẾT ĐỊNH SỐ
167/2008/QĐ-TTG NGÀY 12/12/2008
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
- Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam năm 1997 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam năm 2003;
- Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Căn cứ Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải
pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo
đảm an sinh xã hội;
- Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương
trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;
- Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 09/01/2009 của Chính phủ về những giải
pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009;
- Căn cứ Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ
về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch hành động của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để triển khai thực hiện các giải pháp tiền tệ, tín
dụng và ngân hàng tại Nghị Quyết số 01/NQ-CP ngày 09/01/2009, Nghị quyết số
30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008, Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 và
Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008”.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành, kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ và Thủ
trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này. Văn phòng chủ trì, phối hợp với các đơn vị của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam đôn đốc, tổng hợp và báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước việc thực hiện
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Lưu: VP, CSTT.
|
THỐNG
ĐỐC
Nguyễn Văn Giàu
|
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
VỀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP TIỀN TỆ, TÍN DỤNG VÀ
NGÂN HÀNG TẠI NGHỊ QUYẾT SỐ 01/NQ-CP NGÀY 09/01/2009, NGHỊ QUYẾT SỐ
30/2008/NQ-CP NGÀY 11/12/2008, NGHỊ QUYẾT SỐ 30A/2008/NQ-CP NGÀY 27/12/2008 VÀ
QUYẾT ĐỊNH SỐ 167/2008/QĐ-TTG NGÀY 12/12/2008
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 342/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 02 năm 2009)
Để thực hiện chỉ đạo của Chính
phủ tại Nghị Quyết số 01/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2009 về những giải pháp chủ
yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự
toán ngân sách nhà nước năm 2009, Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12
năm 2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì
tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP
ngày 27 tháng 12 năm 2008 về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối
với 61 huyện nghèo, Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm
2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển
khai thực hiện các nội dung, công việc như sau:
I. MỤC TIÊU
Thực hiện kịp thời, có hiệu quả
các giải pháp về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng theo chỉ đạo của Chính phủ và
Thủ tướng Chính phủ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần
ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội
và đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.
II. CÁC BIỆN
PHÁP, CÔNG VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Mở rộng
tín dụng có hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật, áp dụng lãi suất hợp
lý, xử lý các vướng mắc về trả nợ vay và tiếp cận tín dụng ngân hàng của tổ chức,
cá nhân:
- Rà soát, đề xuất việc sửa đổi
các cơ chế cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, bao thanh toán, uỷ thác và
các cơ chế cấp tín dụng khác để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tiếp
cận vốn tín dụng ngân hàng.
- Phối hợp với Bộ Tài chính ban
hành và triển khai cơ chế bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do Ngân
hàng Phát triển Việt Nam thực hiện.
- Ban hành Chỉ thị về thực hiện
các biÖn pháp nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hoá,
ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
- Tổ chức giao ban tín dụng hàng
quý giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với các tổ chức tín dụng và Ngân hàng Nhà
nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để xử lý các khó khăn, vướng
mắc trong hoạt động tín dụng.
2. Tiếp tục đổi
mới chính sách và mở rộng tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn; tín
dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác góp phần đảm bảo an sinh
xã hội:
- Trình Chính phủ ban hành Nghị
định về chính sách tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, bao gồm cả
tín dụng quy mô nhỏ theo hướng khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các
tổ chức tín dụng và các định chế tài chính ở trong và ngoài nước mở rộng tín dụng
đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn.
- Phối hợp với các bộ, ngành
liên quan tiến hành rà soát, sửa đổi các cơ chế liên quan đến hoạt động tín dụng
đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn như cho vay, bảo đảm tiền vay, đăng ký
giao dịch bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm, bảo hiểm giá cả và tiêu thụ hàng hoá,
nông sản.
- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng mở
rộng tín dụng và áp dụng lãi suất cho vay hợp lý theo chính sách khách hàng của
tổ chức tín dụng; cơ cấu lại thời hạn trả nợ và tiếp tục cho vay mới đáp ứng vốn
cho sản xuất, kinh doanh có hiệu quả đối với các doanh nghiệp, hộ sản xuất ở
khu vực nông nghiệp, nông thôn.
- Phối hợp với các bộ, ngành
liên quan xây dựng và triển khai cơ chế tín dụng đối với 61 huyện nghèo theo
phương thức ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng
thương mại nhà nước để trồng rừng, phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư cơ sở
chế biến nông, lâm, thuỷ sản, bảo quản và tiêu thụ nông sản, hỗ trợ hộ nghèo
phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và phát triển ngành nghề.
- Ban hành văn bản hướng dẫn
Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay, thu hồi nợ vay, hồ sơ và thủ tục
vay vốn làm nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008
của Thủ tướng Chính phủ.
- Rà soát chỉnh sửa cơ chế và thủ
tục cho vay đối với hộ nghèo, học sinh sinh viên và các đối tượng chính sách
khác phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống và học tập.
- Phối hợp với các bộ, ngành xây
dựng và triển khai phương án huy động các nguồn vốn ở trong và ngoài nước cho
Ngân hàng chính sách xã hội mở rộng cho vay đối với hộ nghèo, học sinh và sinh
viên và các đối tượng chính sách khác trong hai năm 2009-2010.
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, các bộ, ngành khác có liên quan để sửa đổi chính sách hỗ trợ, khuyến khích
doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế tập thể phát triển, tạo điều kiện tiếp cận vốn
vay ngân hàng.
3. Đề xuất và
tổ chức thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất và huy động nguồn vốn cho các dự án
kích cầu đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài
chính và các bộ ngành liên quan trình Chính phủ ban hành quyết định về hỗ trợ
lãi suất cho các tổ chức và cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất – kinh doanh;
ban hành văn bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất.
- Chỉ đạo các ngân hàng thương mại
điều hành cân đối vốn kinh doanh để bố trí vốn giải ngân cho các hợp đồng tín dụng
đã ký kết cho các dự án lớn, trọng điểm quốc gia, các dự án đầu tư theo chủ
trương kích cầu đầu tư theo chủ trương của Chính phủ; mua trái phiếu Chính phủ
với mục đích đầu tư cho các dự án kích cầu đầu tư.
- Phối hợp với các bộ, ngành có
liên quan tích cực đàm phán với các tổ chức quốc tế để huy động vốn ODA và các
nguồn vốn tài trợ khác; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại
huy động vốn từ nước ngoài.
4. Điều hành
các công cụ chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá linh hoạt, thận trọng, phù hợp
với mục tiêu kích cầu, khuyến khích sản xuất, xuất khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô,
đảm bảo an toàn hệ thống:
- Xây dựng và triển khai thực hiện
phương án điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, lãi suất năm 2009 nhằm chủ
động kiểm soát mức tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng đối với nền
kinh tế, điều hành chính sách lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý theo diễn biến thị
trường; bảo đảm khả năng thanh khoản và an toàn hệ thống ngân hàng.
- Ban hành Thông tư hướng dẫn
các tổ chức tín dụng thực hiện việc cho vay theo lãi suất thoả thuận phù hợp với
quy định tại Nghị quyết số 23/2008/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội
về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ tại văn bản số 627/VPCP-KTTH ngày 23 tháng 01 năm 2009.
- Rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ
sung các cơ chế điều hành các công cụ chính sách tiền tệ như dự trữ bắt buộc,
tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở, hoán đổi tiền tệ.
- Xây dựng và triển khai thực hiện
phương án điều hành tỷ giá năm 2009.
- Trình Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối
và ban hành các văn bản theo thẩm quyền để hướng dẫn thi hành Nghị định số
160/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Pháp lệnh Ngoại hối; rà soát, đề xuất việc sửa đổi các cơ chế về quản lý
vay, trả nợ nước ngoài, kinh doanh ngoại tệ của các tổ chức tín dụng.
- Thống kê và dự báo tốt các luồng
tiền tệ liên quan đến việc vay và trả nợ nước ngoài; phối hợp với Bộ Công
thương kiểm soát chặt chẽ cán cân thương mại; thiết lập hệ thống cảnh báo sớm về
rủi ro vay nợ nước ngoài của khu vực doanh nghiệp.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát
việc thực hiện các quy định về quản lý ngoại hối để hạn chế tình trạng đầu cơ,
mua bán ngoại tệ bất hợp pháp trên thị trường.
- Ban hành và tổ chức thực hiện
cơ chế quản lý, kiểm tra và giám sát các sàn giao dịch vàng.
5. Tăng cường
thanh tra, giám sát và bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng:
- Theo dõi sát diễn biến khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, dự báo những ảnh hưởng xấu có thể
xảy ra đối với nền kinh tế và hệ thống ngân hàng nước ta để chủ động thực hiện
các giải pháp bảo đảm an toàn hệ thống.
- Trình Chính phủ ban hành và
ban hành theo thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam các cơ chế mới về tổ
chức và hoạt động của ngân hàng thương mại, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng
thương mại; quy chế cấp giấy phép và thành lập ngân hàng thương mại cổ phần;
quy định về việc mở, thành lập và chấm dứt mạng lưới hoạt động của ngân hàng
thương mại.
- Rà soát, đề xuất việc sửa đổi
và bổ sung cơ chế tổ chức, hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân phù hợp
với quy định của pháp luật về kinh tế tập thể và bảo đảm hoạt động an toàn, hiệu
quả.
- Tăng cường hoạt động thanh tra,
giám sát nhằm nắm bắt kịp thời diễn biến hoạt động của các tổ chức tín dụng và
đề xuất biện pháp xử lý.
- Trình Chính phủ ban hành Nghị
định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 91/1999/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt
động của Thanh tra ngân hàng; trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị
định số 202/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và
hoạt động ngân hàng.
- Hoàn thiện bộ máy Cơ quan
thanh tra, giám sát phù hợp với Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà
nước; nâng cao năng lực đội ngũ thanh tra viên để thanh tra tại chỗ, giám sát
thường xuyên các hoạt động kinh doanh của từng tổ chức tín dụng.
- Nâng cao chất lượng thông tin
tín dụng phục vụ cho hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng; xử lý và đánh
giá hoạt động tín dụng đối với nền kinh tế.
- Giám sát chặt chẽ diễn biến
trên thị trường tiền tệ, đề xuất các giải pháp xử lý vấn đề nảy sinh theo
Phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
6. Nâng cao chất
lượng công tác thống kê, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô, tiền tệ:
- Hoàn thiện hệ thống thông tin,
báo cáo giữa tổ chức tín dụng với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; xây dựng bảng
cân đối tiền tệ của khu vực tài chính theo Nghị định số 82/2007/NĐ-CP ngày
23/5/2007 của Chính phủ về cung cấp thông tin phục vụ xây dựng và điều hành
chính sách tiền tệ quốc gia.
- Nâng cao chất lượng công tác
thống kê và dự báo kinh tế vĩ mô, tiền tệ năm 2009 và các năm tiếp theo làm cơ sở
cho điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và ngân hàng.
- Nâng cao chất lượng lập, phân
tích và dự báo cán cân thanh toán quốc tế.
- Tổng hợp, đánh giá tình hình
kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ sản xuất và hoạt
động của các tổ chức tín dụng tại các địa phương; đề xuất xử lý các vấn đề phát
sinh.
7. Nâng cao chất
lượng và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt; phát triển và đa dạng hoá dịch
vụ ngân hàng hiện đại:
- Triển khai đúng kế hoạch các đề
án thành phần thuộc Đề án Thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và
định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số
291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006.
- Hoàn thành Dự án hiện đại hoá hệ
thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn II; thực hiện thanh toán tập
trung một tài khoản của hội sở chính ngân hàng thương mại mở tại Ngân hàng Nhà
nước; nghiên cứu, thực hiện việc thanh toán tập trung cho Kho bạc Nhà nước qua
tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước.
- Rà soát, đề xuất việc sửa đổi,
bổ sung các cơ chế để tạo điều kiện cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
phát triển các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa dạng, dựa trên ứng dụng
công nghệ thông tin.
8. Tăng cường hợp
tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng:
- Phối hợp với các bộ, ngành có
liên quan tiến hành đàm phán, khai thác vốn ODA, các chương trình tài trợ
và viện trợ của nước ngoài cho Việt Nam phù hợp với chủ trương kích cầu đầu tư
của Chính phủ; cung cấp kịp thời các thông tin, số liệu định kỳ hoặc đột xuất
theo cam kết với các tổ chức IMF, WB và các tổ chức khác để phát triển và mở rộng
quan hệ hợp tác quốc tế.
- Theo dõi và cập nhật tình hình
tài chính, tiền tệ quốc tế, diễn biến các dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng như
nhận định của các đối tác quốc tế về tác động của khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế thế giới đối với nền kinh tế và thị trường tiền tệ trong nước, áp
dụng các biện pháp ứng phó của quốc tế phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
9. Đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, thông tin trong hệ thống ngân hàng:
Cung cấp đầy đủ, kịp thời nguồn
thông tin về các chính sách cũng như kết quả thực hiện về tiền tệ, tín dụng và
ngân hàng cho công chúng, doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các
tổ chức quốc tế để họ hiểu đúng về hoạt động ngân hàng, góp phần ổn định thị
trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng nước ta trên các cơ quan báo chí ngành
như Thời báo Ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng. Đặc biệt là cập nhật thông tin hàng
ngày trên các Website tiếng Việt, tiếng Anh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.