QUY
ĐỊNH
TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ, XẾP
LOẠI CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số
34 /2012/QĐ-UBND ngày 26 /12/ 2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình)
Chương
I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định
về nguyên tắc, nội dung, tiêu chí, quy trình đánh giá, xếp loại, trách nhiệm của
các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc đánh giá, xếp loại chính
quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối
với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều
3. Nguyên tắc đánh giá
1. Phải
khách quan, toàn diện, công khai, chính
xác, phản ánh đúng kết quả thực hiện nhiệm vụ
của từng đơn vị chính quyền cơ sở.
2. Phải căn cứ vào hiệu quả phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội,
đảm bảo quốc phòng và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở.
3. Phải
bảo đảm đúng nội dung, tiêu chí, quy trình đánh giá, xếp loại.
Chương II
NỘI DUNG,
TIÊU CHÍ TÍNH ĐIỂM VÀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ TRONG SẠCH,
VỮNG MẠNH
Điều
4. Nội dung và tiêu chí đánh giá
1. Chấp hành nghiêm chỉnh
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật hiện hành (25 điểm), cụ
thể:
a) Tổ chức thực hiện nghiêm,
đúng thời gian quy định các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, kế hoạch, hướng dẫn của Uỷ ban
nhân dân cấp trên trực tiếp; xây dựng và thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp
công tác giữa Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân với Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức chính trị - xã hội (05 điểm).
b) Thực hiện chức
năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước ở cơ sở đầy đủ, chủ động, sáng tạo, có hiệu quả;
thể hiện rõ bản chất Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân (10 điểm):
- Hội đồng nhân dân
xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Hội đồng nhân dân) thực hiện tốt chức
năng, nhiệm vụ của mình theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
ngày 26/11/2003, Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân ban hành kèm theo Nghị
quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; thực
hiện đầy đủ, kịp thời chức năng kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân, các kết
luận sau khi giám sát được thực hiện nghiêm minh (05 điểm);
- Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân) thực hiện tốt chức năng,
nhiệm vụ theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày
26/11/2003; có quy chế làm việc, điều hành các công việc có kế hoạch cụ thể,
phù hợp với tình hình địa phương đảm bảo có hiệu lực, hiệu quả; Chỉ đạo thực hiện
tốt việc tự quản ở các thôn, xóm, tổ dân phố (05 điểm).
c) Quản lý địa giới
hành chính (10 điểm)
- Quản lý tốt hồ sơ, bản
đồ và mốc địa giới hành chính theo quy định của pháp luật; kịp thời giải quyết
mọi tranh chấp đất đai trong nhân dân và tranh chấp đất đai có liên quan đến đường
địa giới hành chính các cấp trên tuyến địa giới thuộc địa phương mình quản lý
(05 điểm);
- Lập đồ án quy hoạch
chung, từng bước hoàn thành các quy hoạch chi tiết theo hướng dẫn, công khai rõ
ràng quy hoạch, cắm mốc chỉ giới thực hiện quy hoạch theo quy định; tổ chức thực
hiện xây dựng nông thôn mới ở từng giai đoạn theo đúng Đề án và quy hoạch đã được
phê duyệt (05 điểm).
2. Hoàn thành tốt
(đạt và vượt mức) các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng theo kế
hoạch đề ra, các chỉ tiêu cơ bản nếu không có khó khăn khách quan lớn phải đảm
bảo năm sau cao hơn năm trước (40 điểm), cụ thể:
a) Về xây dựng hạ tầng
kinh tế - xã hội và phát triển kinh tế (15 điểm)
- Hoàn thành các mục
tiêu kinh tế được Ủy ban nhân dân cấp trên giao và Nghị quyết của Hội đồng nhân
dân cùng cấp giao; chi ngân sách đúng theo dự toán và chế độ hiện hành, tiết kiệm
các khoản chi; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn từ quỹ của nhân dân
đóng góp, các dự án, các chương trình mục tiêu được cấp trên giao thực hiện
trên địa bàn; làm tròn nghĩa vụ đóng góp với Nhà nước; có phong trào áp dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất; phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nghề
phụ; tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho Tổ hợp tác và Hợp tác xã nông
nghiệp hoạt động có hiệu quả, khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình,
trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các mô hình sản xuất, kinh doanh dịch vụ
phát triển ngày càng nhiều và làm ăn có hiệu quả, có khả năng nhân ra diện rộng;
đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thuỷ hải sản, tăng vòng quay của đất, tăng
giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác (đối với phường, thị trấn tổ
chức tốt các Hợp tác xã tiểu, thủ công nghiệp, các Tổ hợp sản xuất; đối với xã,
thị trấn có tiềm năng tổ chức tốt việc phát triển kinh tế đồi, rừng, biển theo
quy hoạch và kế hoạch); Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, có tốc độ tăng trưởng
kinh tế và thu nhập bình quân đầu người/năm, bảo đảm năm sau cao hơn năm trước
(10 điểm);
- Xây dựng kết cấu hạ
tầng theo quy hoạch và chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới, như: có 100% hộ dân
nông thôn được mua điện trực tiếp từ ngành điện, khuyến khích nhân dân sử dụng
các nguồn năng lượng sạch, tiết kiệm điện; có 40% trở lên đường giao thông nông
thôn đạt chuẩn theo quy định; có cơ sở vật chất trường học cơ bản đạt tiêu chí
giáo dục về nông thôn mới; Trạm Y tế có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đạt chuẩn
quốc gia; chương trình sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; kiên cố hoá kênh
mương phục vụ sản xuất theo quy hoạch; đảm bảo vệ sinh môi trường; tích cực
tham gia bảo vệ các công trình kinh tế, quốc phòng (điện, bưu điện, giao thông,
thuỷ lợi, chương trình nước sạch, đường ống xăng, dầu, các kho tàng) của địa
phương cũng như của Nhà nước nằm trên lãnh thổ địa phương (05 điểm).
b) Về văn hoá - xã hội
và môi trường (15 điểm)
- Về đời sống văn hoá,
thể dục, thể thao: phát triển tốt trên các lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, thông
tin, cổ động; bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đã được
Nhà nước công nhận; tuyên truyền, giáo dục giữ gìn và phát huy có chọn lọc những
tinh hoa văn hoá của địa phương, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; trên
90% đơn vị đạt tiêu chuẩn thôn (xóm), tổ dân phố văn hóa, có trên 60% số nhà
văn hóa thôn (xóm), tổ dân phố đạt chuẩn; xây dựng thôn (xóm), tổ dân phố bình
yên, gia đình hoà thuận, có phong trào thể dục thể thao, nếp sống văn hoá mới
lành mạnh; không có tệ nạn xã hội (nghiện hút, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan)
và các hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang, lễ hội; thực hành tiết kiệm,
chống xa hoa lãng phí (03 điểm);
- Về y tế: cơ cấu đội
ngũ cán bộ y tế hợp lý, có tinh thần thái độ phục vụ nhân dân và đủ tiêu chuẩn
chuyên môn theo quy định; thực hiện tốt việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu và khám
chữa bệnh cho nhân dân; thực hiện các mục tiêu chương trình Quốc gia về y tế cộng
đồng; phát hiện, báo cáo, ứng phó kịp thời và có hiệu quả các biến động về
thiên tai, dịch bệnh, giữ gìn vệ sinh môi trường; thực hiện tốt chính sách xã hội
và công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình và bảo vệ, chăm sóc trẻ em; làm tốt
công tác quản lý nhà nước về hoạt động y, dược tư nhân (03 điểm);
- Về giáo dục: nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện các cấp học, củng cố vững chắc kết quả phổ cập
tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở, tiếp tục thực hiện phổ cập trình độ
trung học cho thanh niên; làm tốt công tác chống tái mù chữ; không ngừng nâng
cao chất lượng dạy và học của các cấp học, ngành học; các nhà trẻ, lớp mẫu giáo
đủ phòng học và có 100% số cháu trong độ tuổi mẫu giáo được đến trường; trên
90% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục vào học trung học phổ
thông và tương đương (03 điểm);
- Về chính sách xã hội:
thực hiện tốt việc xoá đói, giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 7%; thực
hiện tốt chính sách đối với người có công với nước và thực hiện tốt công tác từ
thiện nhân đạo; có trên 40% lao động được đào tạo nghề, giải quyết tốt việc làm
cho người lao động, đẩy mạnh xuất khẩu lao động (03 điểm);
- Về môi trường: tập
trung xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình cấp nước sinh hoạt theo chương
trình mục tiêu Quốc gia và thực hiện xã hội hoá đầu tư, phấn đấu đến năm 2015
có 90% hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 60% sử dụng nước sạch;
làm tốt công tác bảo vệ môi trường, làm tốt việc thu gom rác phế thải sinh hoạt
và phế thải chăn nuôi theo hướng xã hội hoá; phát triển cây xanh và các công
trình công cộng; chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang theo quy hoạch, đảm bảo vệ
sinh, môi trường và văn hoá (03 điểm).
c) Về an ninh - quốc
phòng (10 điểm)
- Thường xuyên làm tốt
công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân thi hành đúng pháp luật, giữ vững an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; quản lý chặt chẽ hộ tịch, hộ khẩu, giải
quyết kịp thời những mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân bằng biện pháp
hoà giải ngay từ thôn, xóm, tổ dân phố; xây dựng lực lượng công an xã trong sạch
vững mạnh, thường xuyên nắm chắc tình hình an ninh, trật tự; chủ động giải quyết
tốt đơn thư, khiếu nại tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã, không để
khiếu kiện đông người, kéo dài, vượt cấp, kiềm chế tai nạn giao thông, tai tệ nạn
xã hội ở địa phương (05 điểm);
- Quan tâm xây
dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân, đủ số lượng, đảm bảo chất
lượng, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội; thường xuyên chăm lo xây dựng,
huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên, đảm bảo phát
huy hiệu quả khi cần thiết (05 điểm).
3. Công khai minh bạch,
tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tổ chức thực hiện tốt Quy chế
dân chủ ở xã, phường, thị trấn (15 điểm), cụ thể:
a) Có cơ chế thực hiện
việc công khai, minh bạch các hoạt động của chính quyền trước nhân dân (thông
qua việc niêm yết rõ ràng ở nơi công cộng, thông báo trực tiếp với dân qua tiếp
xúc cử tri và qua hệ thống đài truyền thanh); trên 80% cử tri nhận được các
thông tin cần thiết về pháp luật, về chủ trương của Trung ương và quy định của
địa phương kịp thời, chính xác, đặc biệt các chủ trương của Đảng uỷ cấp xã,
thông qua việc báo cáo kết quả hoạt động kinh tế - xã hội hàng năm; tự đánh giá
và lấy ý kiến đánh giá của nhân dân trong việc cung cấp dịch vụ công (03 điểm);
b) Có cơ chế và hình
thức lấy ý kiến của nhân dân trước khi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thảo
luận và quyết định (03 điểm);
c) Những công việc thuộc
thẩm quyền quyết định của nhân dân theo quy định của pháp luật được thực hiện đầy
đủ nghiêm túc; có hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện Quy
chế dân chủ; hàng năm có sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm, nhân rộng điển hình,
có biện pháp khắc phục những yếu kém đạt kết quả chuyển biến cụ thể (03 điểm);
d) Khiếu nại, tố cáo của
công dân được giải quyết kịp thời, dứt điểm, đúng thẩm quyền, đúng pháp luật và
công khai minh bạch cho nhân dân biết (03 điểm);
đ) Tạo điều kiện cho
các Hội trên địa bàn hoạt động thuận lợi và được tham gia ý kiến vào các quyết
định của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, phối hợp với Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân thực hiện tốt các nhiệm vụ của địa phương, đem lại lợi ích thiết
thực cho Hội viên (03 điểm);
4. Thực hiện tốt việc
xây dựng, củng cố chính quyền cơ sở; thực hiện tốt cải cách hành chính (10 điểm),
cụ thể:
a) Thực hiện chế độ
chính sách và bố trí cán bộ, công chức tại hệ thống chính trị ở cơ sở theo đúng
quy định của pháp luật; có kế hoạch công tác cụ thể, kiểm tra, đôn đốc đảm bảo
thời gian làm việc theo quy định; hàng năm có nhận xét, đánh giá xếp loại cán bộ,
công chức; quản lý, lưu trữ, khai thác sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức theo quy
định; thực hiện khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh (2,5 điểm);
b) Các tổ chức trong hệ
thống chính trị ở cơ sở phải có quy chế làm việc, quy chế phối hợp (giữa Đảng uỷ,
Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
chính trị - xã hội), quy chế chi tiêu nội bộ và tổ chức thực hiện quy chế một
cách nghiêm túc, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, quyền làm
chủ của nhân dân; đổi mới nội dung, phương thức tổ chức và hoạt động của các
đoàn thể chính trị - xã hội, 100% các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội đạt
danh hiệu tiên tiến trở lên (2,5 điểm);
c) Ban hành các văn bản
đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền, nội dung các văn bản bảo đảm tính hợp Hiến,
hợp pháp và tính thống nhất với hệ thống pháp luật; có đầy đủ các loại sổ sách
theo dõi quản lý theo quy định và sắp xếp khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc lưu trữ, tra cứu; thực hiện tốt công tác thông tin; báo cáo chính xác, đầy
đủ kịp thời theo quy định và yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên (2,5 điểm);
d) Trụ sở làm việc được
xây dựng theo mẫu quy định, có đầy đủ trang thiết bị cần thiết để tiếp công dân
và giải quyết các công việc hàng ngày; thực hiện tốt chế độ thanh tra, kiểm
tra, chế độ tiếp dân theo đúng quy định của pháp luật; thực hiện cơ chế một cửa
trong giải quyết công việc đối với tổ chức và công dân theo hướng công khai,
nhanh gọn, đúng pháp luật; giải quyết tốt, kịp thời những khiếu nại, tố cáo của
công dân, không để tồn đọng kéo dài (2,5 điểm).
5. Nội bộ đoàn
kết, thống nhất, đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở có phẩm chất, đủ năng lực
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao (10 điểm), cụ thể:
a) Đảng bộ và các tổ
chức chính trị - xã hội là đơn vị trong sạch, vững mạnh (2,5 điểm);
b) Trên cơ sở chủ
trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, tổ chức Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện
tốt chức năng, nhiệm vụ được phân công; thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân
chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách theo thẩm quyền được giao (2,5 điểm);
c) Nội bộ đoàn kết, thống
nhất trên cơ sở đấu tranh tự phê bình và phê bình với tinh thần đổi mới, xây dựng;
không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, suy thoái về đạo đức, lối sống (2,5 điểm);
d) Xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức có bản lĩnh, đủ phẩm chất, năng lực, gương mẫu, hoàn thành tốt
mọi nhiệm vụ được giao trong mọi hoàn cảnh, thực hiện tốt chương trình đào tạo,
bồi dưỡng theo quy định đối với từng chức danh cán bộ, công chức; phấn đấu có
100% cán bộ, công chức đạt chuẩn về chuyên môn (2,5 điểm).
Điều
5. Xếp loại chính quyền cơ sở
1. Đơn vị đạt từ 90 -
100 điểm: xếp loại chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh.
2. Đơn vị đạt từ 70 -
89 điểm: xếp loại chính quyền cơ sở khá.
3. Đơn vị đạt từ 50 -
69 điểm: xếp loại chính quyền cơ sở trung bình.
4. Đơn vị đạt dưới 50
điểm: xếp loại chính quyền cơ sở yếu, kém.
Điều 6. Quy trình đánh giá, xếp loại chính quyền cơ sở
1. Chậm
nhất đến ngày 15 tháng 01 hàng năm, Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân cấp xã xây dựng kế hoạch và đăng
ký phấn đấu chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh, gửi Ủy ban nhân dân cấp
huyện.
2. Căn cứ vào khung điểm và những kết quả đạt được ở đơn vị, chậm nhất đến ngày 15 tháng 11 hàng năm, Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân cấp xã tự rà soát,
đánh giá cho điểm theo từng nội dung cụ thể, có biên bản, có
báo cáo kết quả hoạt động, sau đó tự xếp loại tiêu chí, gửi báo
cáo và kết quả về Ủy ban nhân dân cấp huyện (qua Phòng Nội vụ để tổng hợp).
3. Ủy
ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xem xét, thẩm định các
tiêu chuẩn thuộc lĩnh vực quản lý của đơn vị, chấm điểm cho từng xã, phường, thị
trấn và gửi kết quả về Ủy ban nhân dân cấp huyện (qua Phòng Nội vụ để tổng hợp) chậm nhất vào ngày 01 tháng 12 hàng năm.
Phòng Nội vụ tổng hợp
kết quả chấm điểm của các cơ quan chuyên môn, dự kiến xếp loại cho từng xã, phường,
thị trấn và đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét để xếp loại chính quyền cơ
sở, quyết định công nhận danh hiệu.
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan
1. Trách nhiệm của Sở
Nội vụ
Sở Nội vụ chủ trì, phối
hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố,
thị xã tổ chức thực hiện nghiêm Quy định này.
2.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố, thị xã
Căn cứ
vào Quy định này, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã hướng dẫn, kiểm
tra Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện và xếp loại chính quyền cơ sở.
3.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các
xã, phường, thị trấn
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phổ biến, quán triệt quy định này
đến cán bộ, công chức và nhân dân ở địa phương mình; hàng năm tiến hành
đánh giá, phân loại một cách nghiêm túc, khách quan và đề ra các giải pháp khắc phục những hạn
chế.
Điều 8. Khen thưởng và xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân thực
hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quy định này và các quy định khác của pháp luật về
đánh giá, xếp loại chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh được biểu dương,
khen thưởng theo chế độ thi đua, khen thưởng hiện hành. Nếu tổ chức, cá nhân vi
phạm Quy định này và các quy định khác của pháp luật về đánh giá, xếp loại
chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý
theo quy định của pháp luật.
Điều
9. Sửa đổi, bổ sung Quy định
Trong quá trình tổ chức
thực hiện Quy định, nếu phát hiện có khó khăn, vướng mắc, bất cập, các tổ chức,
cá nhân phản ánh về Sở Nội vụ Ninh Bình để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh
Ninh Bình sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.