Quyết định 34/2006/QĐ-BGTVT về quản lý vận tải khách công cộng bằng xe buýt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu | 34/2006/QĐ-BGTVT |
Ngày ban hành | 16/10/2006 |
Ngày có hiệu lực | 11/11/2006 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Giao thông vận tải |
Người ký | Hồ Nghĩa Dũng |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2006/QĐ-BGTVT |
Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2006 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VẬN TẢI KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn
cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh số 06/L-CTN ngày 08 tháng 8 năm 1998 của Chủ tịch nước CHXHCN
Việt Nam công bố Pháp lệnh về người tàn tật;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 110/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về điều
kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô;
Căn cứ Nghị định số 55/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh về người tàn tật;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về quản lý vận tải khách công cộng bằng xe buýt”.
Nơi
nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
VỀ QUẢN LÝ VẬN TẢI KHÁCH
CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 34 /2006/QĐ-BGTVT ngày 16 tháng 10 năm
2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Văn bản này quy định việc tổ chức quản lý, khai thác vận tải khách công cộng bằng xe buýt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ xe buýt, khai thác vận tải khách bằng xe buýt và khách đi xe buýt.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vận tải khách công cộng bằng xe buýt là hoạt động vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành.
2. Tuyến xe buýt là tuyến vận tải khách cố định bằng ô tô, có điểm đầu, điểm cuối và các điểm dừng đón trả khách theo quy định.
a) Tuyến xe buýt đô thị là tuyến xe buýt có điểm đầu, điểm cuối tuyến trong đô thị;
b) Tuyến xe buýt nội tỉnh là tuyến xe buýt hoạt động trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nối các thành phố, thị xã, huyện, khu công nghiệp, khu du lịch;
c) Tuyến xe buýt lân cận là tuyến xe buýt có lộ trình đi từ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến các tỉnh lân cận, các khu công nghiệp, khu du lịch (điểm đầu, điểm cuối và lộ trình của một tuyến không vượt quá 2 tỉnh, thành phố; nếu điểm đầu hoặc điểm cuối thuộc đô thị loại đặc biệt thì tuyến không vượt quá 3 tỉnh, thành phố).
3. Xe buýt là ô tô chở khách có thiết kế từ 17 ghế trở lên và có diện tích sàn xe dành cho khách đứng (diện tích dành cho 1 khách đứng là 0,125m2) theo tiêu chuẩn quy định.
4. Điểm dừng xe buýt là những vị trí xe buýt phải dừng để đón hoặc trả khách theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
5. Điểm đầu, điểm cuối của tuyến xe buýt là nơi bắt đầu, kết thúc của một hành trình xe chạy trên một tuyến.
6. Kết cấu hạ tầng phục vụ xe buýt: Ngoài hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ chung cho việc hoạt động của các phương tiện cơ giới và người đi bộ còn có: làn đường xe buýt hoạt động, đường dành riêng, đường ưu tiên cho xe buýt, điểm đầu, điểm cuối, điểm trung chuyển xe buýt, nhà chờ xe buýt, biển báo và các vạch sơn tại các điểm dừng, bãi đỗ dành cho xe buýt, các công trình phụ trợ phục vụ hoạt động khai thác vận tải khách công cộng bằng xe buýt.
BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2006/QĐ-BGTVT |
Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VẬN TẢI KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn
cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh số 06/L-CTN ngày 08 tháng 8 năm 1998 của Chủ tịch nước CHXHCN
Việt Nam công bố Pháp lệnh về người tàn tật;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 110/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về điều
kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô;
Căn cứ Nghị định số 55/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh về người tàn tật;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về quản lý vận tải khách công cộng bằng xe buýt”.
Nơi
nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
VỀ QUẢN LÝ VẬN TẢI KHÁCH
CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 34 /2006/QĐ-BGTVT ngày 16 tháng 10 năm
2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Văn bản này quy định việc tổ chức quản lý, khai thác vận tải khách công cộng bằng xe buýt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ xe buýt, khai thác vận tải khách bằng xe buýt và khách đi xe buýt.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vận tải khách công cộng bằng xe buýt là hoạt động vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành.
2. Tuyến xe buýt là tuyến vận tải khách cố định bằng ô tô, có điểm đầu, điểm cuối và các điểm dừng đón trả khách theo quy định.
a) Tuyến xe buýt đô thị là tuyến xe buýt có điểm đầu, điểm cuối tuyến trong đô thị;
b) Tuyến xe buýt nội tỉnh là tuyến xe buýt hoạt động trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nối các thành phố, thị xã, huyện, khu công nghiệp, khu du lịch;
c) Tuyến xe buýt lân cận là tuyến xe buýt có lộ trình đi từ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến các tỉnh lân cận, các khu công nghiệp, khu du lịch (điểm đầu, điểm cuối và lộ trình của một tuyến không vượt quá 2 tỉnh, thành phố; nếu điểm đầu hoặc điểm cuối thuộc đô thị loại đặc biệt thì tuyến không vượt quá 3 tỉnh, thành phố).
3. Xe buýt là ô tô chở khách có thiết kế từ 17 ghế trở lên và có diện tích sàn xe dành cho khách đứng (diện tích dành cho 1 khách đứng là 0,125m2) theo tiêu chuẩn quy định.
4. Điểm dừng xe buýt là những vị trí xe buýt phải dừng để đón hoặc trả khách theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
5. Điểm đầu, điểm cuối của tuyến xe buýt là nơi bắt đầu, kết thúc của một hành trình xe chạy trên một tuyến.
6. Kết cấu hạ tầng phục vụ xe buýt: Ngoài hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ chung cho việc hoạt động của các phương tiện cơ giới và người đi bộ còn có: làn đường xe buýt hoạt động, đường dành riêng, đường ưu tiên cho xe buýt, điểm đầu, điểm cuối, điểm trung chuyển xe buýt, nhà chờ xe buýt, biển báo và các vạch sơn tại các điểm dừng, bãi đỗ dành cho xe buýt, các công trình phụ trợ phục vụ hoạt động khai thác vận tải khách công cộng bằng xe buýt.
7. Biểu đồ chạy xe buýt trên một tuyến là tổng hợp các lịch trình chạy xe của các chuyến xe tham gia vận chuyển trên tuyến trong một thời gian nhất định.
8. Vé lượt là chứng từ để khách sử dụng đi một lượt trên một tuyến xe buýt.
9. Vé tháng là chứng từ để khách sử dụng đi lại thường xuyên trong tháng trên một hoặc nhiều tuyến xe buýt.
10. Người tàn tật là những người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn.
11. Đô thị loại đặc biệt được quy định tại Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý.
Điều 4. Đặc điểm cơ bản của vận tải khách công cộng bằng xe buýt
1. Điểm đầu, điểm cuối tuyến xe buýt không bắt buộc là các bến xe.
2. Trên lộ trình tuyến có các điểm quy định cho xe buýt dừng đón, trả khách.
3. Xe buýt bắt buộc phải dừng lại ở tất cả các điểm quy định dừng trên lộ trình tuyến để đón, trả khách.
4. Ngoài vé lượt bán cho khách đi một lần trên một tuyến, có bán vé tháng để khách đi thường xuyên trong tháng trên một hoặc nhiều tuyến xe buýt.
5. Hành khách đi xe buýt chỉ được mang theo hành lý xách tay theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 18 của Quy định này.
Chương 2:
QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI XE BUÝT, ĐIỂM DỪNG, ĐIỂM ĐẦU, ĐIỂM CUỐI VÀ NHÀ CHỜ XE BUÝT
Điều 5. Quy định đối với xe buýt
1. Đảm bảo điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới đường bộ.
2. Có mầu sơn đặc trưng được đăng ký với Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) có liên quan.
3. Phải niêm yết số hiệu, điểm đầu, điểm cuối của tuyến lên kính xe phía trước góc trên phía bên phải của người lái; bên dưới kính xe phía sau hoặc phía ngoài hai bên thành xe phải niêm yết lộ trình cơ bản của tuyến xe buýt. Các thông tin được niêm yết đảm bảo đọc được từ phía ngoài xe.
4. Mặt ngoài của thân xe phải niêm yết giá vé và số điện thoại của đơn vị khai thác tuyến; bên trong xe phải niêm yết sơ đồ tuyến, nội quy phục vụ và số điện thoại của đơn vị vận tải khách công cộng bằng xe buýt ở những vị trí phù hợp để hành khách dễ nhận biết.
5. Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật quy định tại Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 302-06 của Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 02 tháng 3 năm 2006.
6. Đối với xe buýt phục vụ người tàn tật phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật riêng được quy định tại Phần 2 Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 302-06.
Điều 6. Điểm dừng, nhà chờ xe buýt
1. Tiêu chuẩn điểm dừng xe buýt:
a) Điểm dừng xe buýt trên đường bộ phải đảm bảo đúng Luật Giao thông đường bộ;
b) Phạm vi điểm dừng xe buýt, phải sơn vạch phản quang để người điều khiển các phương tiện giao thông khác nhận biết;
c) Khoảng cách tối đa giữa hai điểm dừng trong đô thị là 700m, ngoài đô thị là 3000m;
d) Tại vị trí mỗi điểm dừng phải có biển báo hiệu điểm dừng xe buýt theo quy định; Trên biển báo hiệu phải ghi số hiệu, tên tuyến (điểm đầu-điểm cuối), lộ trình của các tuyến xe buýt dừng tại vị trí đó;
đ) Tại các vị trí điểm dừng xe buýt: Trong đô thị nếu có bề rộng hè đường từ 4m trở lên, ngoài đô thị nếu có bề rộng lề đường từ 1,5m trở lên phải xây dựng nhà chờ xe buýt;
e) Tại vị trí các điểm dừng phục vụ người tàn tật sử dụng xe lăn phải xây dựng lối lên xuống thuận tiện cho xe lăn.
2. Tiêu chuẩn nhà chờ xe buýt:
a) Nhà chờ xe buýt phải có ghế để khách ngồi chờ, mẫu nhà chờ theo quy định của Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính);
b) Các nhà chờ phục vụ người tàn tật đi xe lăn phải xây dựng lối lên xuống thuận tiện cho xe lăn và vị trí dành riêng cho người tàn tật;
c) Trong nhà chờ xe buýt phải niêm yết đầy đủ các thông tin về các tuyến xe buýt: Số hiệu tuyến, tên tuyến, lộ trình tuyến, tần suất xe chạy, thời gian hoạt động trong ngày của tuyến, số điện thoại liên hệ;
d) Tại nhà chờ xe buýt, các thông tin phục vụ việc quảng cáo mà nội dung không liên quan đến hoạt động của xe buýt chỉ được thực hiện khi đã thông tin đầy đủ nội dung nêu tại điểm c khoản 2 Điều này. Các thông tin quảng cáo phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành về quảng cáo.
Điều 7. Điểm đầu, điểm cuối của tuyến xe buýt
1. Điểm đầu, điểm cuối của tuyến xe buýt phải đảm bảo cho xe buýt: Quay đầu xe, đỗ xe chờ vào hoạt động.
2. Có nhà chờ và các công trình phụ trợ khác như: nhà vệ sinh, nhà bán vé...
3. Điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng và nhà chờ xe buýt phải xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam số TCXDVN 264:2002 và số TCXDVN 265:2002.
QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC VẬN TẢI KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT
Điều 8. Căn cứ xác định tuyến xe buýt
1. Nhu cầu đi lại của người dân và các điểm thu hút khách đi xe buýt.
2. Hiện trạng mạng lưới đường giao thông.
3. Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông công cộng bằng xe buýt của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Căn cứ quy định tại Điều 8 của Quy định này để xác định tuyến xe buýt và ý kiến phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) công bố việc mở, điều chỉnh lộ trình, dừng hoạt động đối với các tuyến xe buýt.
1. Nội dung công bố khi mở tuyến xe buýt: Số hiệu tuyến, điểm đầu, điểm cuối, lộ trình, tần suất xe chạy, thời gian hoạt động trong ngày của tuyến, tổng số lượt xe/ngày, giá vé.
2. Khi điều chỉnh lộ trình, dừng hoạt động đối với tuyến xe buýt phải nêu rõ lý do và có sự thống nhất giữa Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) với đơn vị vận tải khách công cộng bằng xe buýt trên tuyến xe buýt đó.
3. Khi mở, điều chỉnh lộ trình, dừng hoạt động đối với tuyến xe buýt, phải công bố trên thông tin đại chúng trước 30 ngày.
4. Đối với tuyến xe buýt lân cận, việc công bố mở, điều chỉnh lộ trình hoặc dừng hoạt động của tuyến do Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) hai đầu tuyến thực hiện sau khi có ý kiến đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (có điểm đầu, điểm cuối và lộ trình tuyến xe buýt đi qua).
Điều 10. Quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải khách công cộng bằng xe buýt
1. Hệ thống điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng, biển báo, nhà chờ xe buýt được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Quy định này.
2. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải khách công cộng bằng xe buýt được huy động và sử dụng theo quy định của pháp luật.
3. Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) có trách nhiệm quản lý và duy trì hệ thống điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng, biển báo, nhà chờ phục vụ vận tải khách công cộng bằng xe buýt.
Điều 11. Đăng ký vận tải khách công cộng bằng xe buýt
1. Các doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và có đủ các điều kiện kinh doanh theo hình thức vận tải khách bằng xe buýt theo quy định của pháp luật đều được tham gia đăng ký đấu thầu tuyến hoặc khai thác tuyến vận tải khách công cộng bằng xe buýt.
2. Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) quy định nội dung, thủ tục, hồ sơ đăng ký tham gia đấu thầu tuyến hoặc chỉ định khai thác tuyến vận tải khách công cộng bằng xe buýt.
Điều 12. Ngừng khai thác vận tải khách công cộng bằng xe buýt
1. Doanh nghiệp đang khai thác tuyến vận tải khách công cộng bằng xe buýt có nguyện vọng ngừng khai thác tuyến phải có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) nêu rõ lý do và chỉ được dừng khai thác tuyến khi Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) có văn bản chấp thuận.
2. Doanh nghiệp tự ý ngừng hoặc ngừng khai thác tuyến không đúng thời gian chấp thuận của Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) sẽ bị tước quyền khai thác các tuyến xe buýt khác và xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Quản lý điều hành hoạt động vận tải khách công cộng bằng xe buýt
1. Thời gian phục vụ trong ngày của tuyến xe buýt được xác định trên cơ sở dự báo nhu cầu đi lại của người dân nơi tuyến xe buýt đi qua đảm bảo tối thiểu 12 giờ/ngày.
2. Tần suất xe chạy:
a) Tần suất xe chạy đối với các tuyến xe buýt thuộc phạm vi đô thị không được vượt quá 20 phút/lượt xe xuất bến; trong trường hợp đặc biệt, nếu tần suất vượt quá quy định phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý tuyến;
b) Tần suất xe chạy đối với các tuyến xe buýt lân cận không được vượt quá 30 phút/lượt xe xuất bến.
3. Biểu đồ xe chạy: Do đơn vị khai thác tuyến xe buýt xây dựng trên cơ sở tần suất xe chạy, lộ trình tuyến xe buýt, số điểm dừng, đón trả khách trên tuyến, thời gian một lượt xe, thời gian hoạt động của tuyến trong ngày; Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) phê duyệt và công bố biểu đồ xe chạy.
4. Vé sử dụng để đi xe buýt (vé lượt và vé tháng) trên các tuyến có trợ giá phải do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phát hành, quản lý (trên các tuyến xe buýt không trợ giá do đơn vị vận tải khách công cộng bằng xe buýt phát hành, quản lý) và thực hiện theo đúng quy định.
5. Khi xe buýt hoạt động trên tuyến, phải có lệnh vận chuyển của đơn vị vận hành tuyến, trong lệnh vận chuyển phải ghi rõ giờ xe hoạt động theo biểu đồ, số hiệu tuyến, biển số xe, số hiệu tập vé, các điểm chốt số lượng vé đã bán.
Điều 14. Trách nhiệm của Cục Đường bộ Việt Nam
1. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện hoạt động vận tải khách công cộng bằng xe buýt tại các địa phương theo quy định này.
2. Tổng hợp, đề xuất với Bộ Giao thông vận tải về biện pháp giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động quản lý vận tải khách công cộng bằng xe buýt.
3. Biên soạn giáo trình tập huấn cho nhân viên bán vé xe buýt.
Điều 15. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính)
1. Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt:
a) Quy hoạch mạng lưới vận tải khách công cộng bằng xe buýt;
b) Dự án đầu tư trong lĩnh vực hoạt động vận tải khách công cộng bằng xe buýt;
c) Giá vé đi xe buýt (vé tháng, vé lượt);
d) Kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ tuyến xe buýt.
2. Nghiên cứu, đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về:
a) Các chính sách ưu đãi của Nhà nước áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động vận tải khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn;
b) Các chính sách ưu đãi khi đi xe buýt áp dụng đối với người tàn tật và các đối tượng ưu tiên khác;
c) Định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá cho hoạt động vận tải khách công cộng bằng xe buýt.
3. Quyết định mở, dừng hoạt động đối với các tuyến xe buýt, khi được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Quyết định điều chỉnh lộ trình các tuyến xe buýt, phê duyệt biểu đồ chạy xe buýt.
5. Quyết định giao kế hoạch cho các doanh nghiệp khai thác tuyến xe buýt.
6. Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ khai thác tuyến của doanh nghiệp vi phạm những quy định hiện hành về hoạt động vận chuyển khách công cộng bằng xe buýt.
7. Thống nhất với các Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) có liên quan trong việc công bố mở, điều chỉnh, dừng hoạt động đối với tuyến xe buýt lân cận.
Điều 16. Trách nhiệm và quyền của doanh nghiệp thực hiện vận tải khách công cộng bằng xe buýt
1. Đăng ký theo quy định tại Điều 11 bản Quy định này.
2. Bố trí đủ số lượng xe (kể cả xe dự phòng) theo đúng chủng loại, thực hiện đúng hành trình, biểu đồ được duyệt.
3. Thực hiện đúng hợp đồng khai thác tuyến xe buýt đã ký với cơ quan quản lý tuyến xe buýt.
4. Phổ biến, hướng dẫn và thường xuyên nhắc nhở lái xe, nhân viên bán vé trên xe thực hiện đúng các quy định về vận tải khách công cộng bằng xe buýt đồng thời xử lý nghiêm những vi phạm của lái xe và nhân viên bán vé.
5. Chịu trách nhiệm trước Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) về các hoạt động trên tuyến đã được phân công thực hiện.
6. Thực hiện báo cáo theo đúng quy định của Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính).
7. Lập kế hoạch để nhân viên bán vé trên xe buýt được tập huấn chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
8.Đăng ký mẫu thẻ và mẫu đồng phục của lái xe, nhân viên bán vé trên xe với Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính).
9. Được hưởng hỗ trợ về tài chính đối với hoạt động vận tải khách công cộng bằng xe buýt theo các quy định hiện hành.
10. Quản lý và sử dụng kinh phí trợ giá của Nhà nước (nếu có) đúng quy định.
Điều 17. Trách nhiệm của lái xe, nhân viên bán vé (phục vụ) trên xe buýt
1. Lái xe phải có đủ điều kiện của người lái xe cơ giới khi tham gia giao thông theo quy định tại Điều 53 và thực hiện đúng quy định vận tải khách bằng ô tô tại khoản 2, khoản 3 Điều 61 Luật Giao thông đường bộ.
2. Nhân viên bán vé trên xe phải có thái độ lịch sự, bán vé đúng giá quy định, giao vé cho khách đi xe.
3. Lái xe và nhân viên bán vé trên xe buýt phải đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng mẫu doanh nghiệp đã đăng ký, nắm vững những quy định về vận tải khách, có trách nhiệm cung cấp thông tin, hướng dẫn cho khách tại các điểm dừng để khách lên, xuống xe an toàn.
4. Lái xe và nhân viên bán vé trên xe phải giúp đỡ người tàn tật đặc biệt là người tàn tật bị hạn chế khả năng vận động, người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc có con nhỏ khi lên, xuống xe buýt.
5. Không nhận chở hàng hoá cồng kềnh, chất dễ cháy nổ, hàng hôi tanh, động vật sống là hàng hóa trên xe buýt.
6. Nhân viên bán vé trên xe buýt phải được Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ theo chương trình được duyệt và được cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
Điều 18. Quyền và trách nhiệm của khách đi xe buýt
1. Quyền của khách đi xe:
a) Khách đi lại bằng phương tiện xe buýt được Nhà nước hỗ trợ kinh phí thông qua việc quy định giá vé phù hợp với thu nhập chung của người dân từng địa phương;
b) Hành khách được mang theo hành lý xách tay không quá 10kg và diện tích của hành lý mang theo chiếm tối đa 0,10m2 sàn xe;
c) Được cung cấp thông tin về các tuyến xe buýt;
d) Được bồi thường thiệt hại về vật chất đối với những thiệt hại do lái xe hoặc nhân viên bán vé gây ra theo quy định của pháp luật;
đ) Được góp ý về những vấn đề liên quan đến hoạt động vận tải khách công cộng bằng xe buýt;
e) Trẻ em dưới 7 tuổi có người lớn đi kèm khi đi xe buýt được miễn mua vé;
g) Yêu cầu nhân viên bán vé đưa vé đi xe buýt khi đã trả tiền.
2. Trách nhiệm của khách đi xe buýt:
a) Khách đi xe buýt phải mua vé và xuất trình vé khi nhân viên kiểm soát yêu cầu;
b) Chấp hành nội quy đi xe buýt, tuân thủ theo sự hướng dẫn của lái xe, nhân viên bán vé trên xe. Trường hợp khách vi phạm nội quy làm thiệt hại đến người khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
c) Khách đi xe không được mang theo các loại hàng hoá cấm lưu thông, hàng cồng kềnh, hàng tanh hôi, chất dễ cháy nổ và động vật sống là hàng hóa;
d) Giữ vệ sinh trên xe buýt và tại các điểm dừng, đỗ, nhà chờ xe buýt;
đ) Giúp đỡ và nhường ghế ngồi trên xe buýt cho khách đi xe là người tàn tật, người già, phụ nữ có thai hoặc có con nhỏ.
1. Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) tổ chức thực hiện Quy định này.
2. Giám đốc Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề xuất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kế hoạch thực hiện việc cải tạo, đầu tư mới điểm dừng, nhà chờ, phương tiện xe buýt theo các Tiêu chuẩn đã nêu trong Quy định này. Các tuyến xe buýt, xe ô tô buýt hiện đang hoạt động mà chưa đủ các điều kiện được quy định tại Quy định này, được phép hoạt động đến hết năm 2008.
3. Giám đốc Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, từ nay đến hết năm 2007 phải:
a) Lập kế hoạch xây dựng các điểm dừng, nhà chờ xe buýt phục vụ người tàn tật sử dụng xe lăn khi đi xe buýt, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện;
b) Chỉ đạo các đơn vị khai thác vận tải khách công cộng bằng xe buýt xây dựng kế hoạch đầu tư phương tiện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật riêng đối với xe buýt cho người tàn tật tiếp cận sử dụng.
4. Giám đốc Sở Giao thông công chính thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các đơn vị khai thác vận tải khách công cộng bằng xe buýt tổ chức thí điểm tuyến xe buýt tạo thuận lợi cho người tàn tật (đặc biệt là người tàn tật sử dụng xe lăn) tiếp cận sử dụng, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt thực hiện từ năm 2008./.