Quyết định 3371/2000/QĐ-UB về Quy định dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Số hiệu 3371/2000/QĐ-UB
Ngày ban hành 01/12/2000
Ngày có hiệu lực 01/12/2000
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Lắk
Người ký Nguyễn Van Lạng
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐAK LAK
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3371/2000/QĐ-UB

Ngày 01 tháng 2 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

"VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VIỆC DẠY THÊM, HỌC THÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH DAK LAK"

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH DAK LAK

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/6/1994.

- Căn cứ Quyết định số 24/TTg, ngày 24-5-2000 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 16/TT-LB, ngày 13-9-1993 của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Tài chính; Chỉ thị số 15/2000/CT- BGD-ĐT, ngày 17-5-2000 của Bộ Giáo dục - Đào tạo;

- Theo đề nghị của Sở Giáo dục - Đào tạo tại Tờ trình số 737/TT, ngày 02-10-2000 và Sở Tư pháp tại Công văn số 1022/CV-STP, ngày 30- 10-2000.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này quy định việc dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Dak Lak.

Điều 2: Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này của Ủy ban nhân dân tỉnh Dak Lak; phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các cơ quan liên quan tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra việc dạy thêm, học thêm và xử lý theo quy định hiện hành.

Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo và thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kế từ ngày ký.

 

 

TM. UBND TỈNH DAKLAK
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Van Lạng

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC DẠY THÊM, HỌC THÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH DAKLAK
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3371/2000/QĐ-UB, ngày 01 tháng 12 năm 2000 của Ủy ban nhân dân tỉnh Dak Lak)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Hoạt động "dạy thêm" nêu trong bản quy định này là hoạt động giảng dạy ngoài giờ chính khóa cho học sinh phổ thông; giảng dạy ôn luyện thi tuyển sinh các cấp bậc học; giảng dạy các môn tin học, ngoại ngữ ngoài các cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành, bao gồm dạy thêm thuộc trách nhiệm phục vụ của các trường phổ thông và dạy thêm theo nhu cầu của người học có thu tiền.

Điều2: Dạy thêm được tổ chức trên cơ sở đảm bảo tính khoa học sư phạm, tự nguyện của người học. Quản lý việc dạy thêm là trách nhiệm phục vụ của các trư- ờng phổ thông. Các trường phổ thông không được tổ chức việc dạy thêm tràn lan, dạy thêm với cường độ cao gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu, giảm thời gian tự học, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học; quản lý chặt chẽ việc giáo viên dạy thêm, nhất là đối với việc dạy thêm cho học sinh do giáo viên đó dạy chính khóa.

Điều 3: Giáo viên các trường phổ thông phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của giáo viên được quy định trong Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học. Ngoài số tiết giảng dạy chính khóa. giáo viên phải phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi theo yêu cầu, kế hoạch của nhà nước.

Điều 4: Giáo viên, giảng viên hiện đang giảng dạy trong các trường phổ thông trung học chuyên nghiệp - cao đẳng, đại học, các cơ sở giáo dục.khác hoặc các cá nhân khác muốn mở các trung tâm luyện thi, các lớp dạy thêm phải thực hiện đầy đủ các điều khoản ghi trong bản quy ạinh này, đồng thời chịu sự kiểm tra, quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Đìêu 5: Quản lý hoạt động dạy thêm là nhiệm vụ của ngành Giáo dục - Đào tạo, trực tiếp là của Hiệu trưởng các trường phổ thông, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chức năng có trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo phố hợp với ngành Giáo dục - Đào tạo để đảm bảo cho việc dạy thêm đúng mục đích, ..đồng thời ngăn ngừa, xử Iý các biểu hiện tiêu cực trong việc dạy thêm.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 6: Người dạy thêm phải có các điều kiện và tiêu chuẩn sau:

1. Đối với người dạy thêm đang công tác trong ngành Giáo dục - Đào tạo Dak Lak: Thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được nhà trường phân công.

- Có ít nhất 5 năm trực tiếp giảng dạy và đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường trớ lên.

2. Đối với người dạy thêm ngoài ngành Giáo dục - Đào tạo Dak Lak: Có bằng đào tạo sư phạm tương ứng hoặc cao hơn so với cấp lớp dạy thêm. Được sự chấp thuận của cơ quan chủ quản (nếu có) và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi dạy thêm.

[...]