ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3359/QĐ-UBND
|
Phan Rang-Tháp
Chàm, ngày 16 tháng 8 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ RỪNG
PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN HỒ SÔNG SẮT TRỰC THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số
23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và
phát triển rừng;
Căn cứ Quyết định số
186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Quy chế quản lý rừng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 122/TTr-SNNPTNT ngày 11
tháng 6 năm 2007 và của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 285/TTr-SNV ngày 13
tháng 8 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ
chức và hoạt động của Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Sông Sắt trực thuộc
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ký và bãi bỏ các quy định trước đây trái với Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, thủ trưởng các cơ quan có liên quan và Trưởng ban Ban Quản lý rừng
phòng hộ đầu nguồn hồ Sông Sắt chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ TỊCH
Hoàng Thị Út Lan
|
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ RỪNG
PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN HỒ SÔNG SẮT TRỰC THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN
(Kèm theo Quyết định số 3359 /QĐ-UBND ngày
16/8/2007 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh
Thuận)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Ban Quản lý rừng
phòng hộ đầu nguồn hồ Sông Sắt (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý) là đơn vị sự
nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, có tư
cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản riêng để hoạt động, giao dịch
theo quy định của pháp luật và có trụ sở làm việc đặt tại thôn Tà Lú, xã Phước
Đại, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Điều 2. Vị
trí địa lý, phạm vi quản lý của Ban Quản lý
1. Vị trí địa lý:
a) Ban Quản lý thuộc địa bàn xã
Phước Thắng, Phước Thành, Phước Đại, Phước Chính, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
b) Toạ độ địa lý:
- Từ 11045’00” đến 11058’05”
vĩ độ Bắc.
- Từ 108054’13” đến 108059’15”
kinh độ Đông.
2. Ranh giới:
- Phía Bắc giáp huyện Khánh Sơn, tỉnh
Khánh Hoà;
- Phía Nam giáp xã Phước Trung;
- Phía Đông giáp Phước Chiến, huyện
Ninh Hải;
- Phía Tây giáp Công ty Lâm nghiệp
Tân Tiến.
3. Tổng
diện tích tự nhiên: 23.533 ha, gồm 24 tiểu khu: 39, 43a, 43b,47, 48, 49a, 49b,
50, 55, 60a, 60b, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 76, 80, 82a, 82b, 83 và 88a.
Chương II
CHỨC NĂNG,
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Điều 3. Chức
năng
Ban Quản lý có chức năng quản lý,
bảo vệ rừng và đất rừng; trồng và chăm sóc rừng phòng hộ được giao quản lý theo
quy định của pháp luật.
Điều 4. Nhiệm
vụ và quyền hạn
1. Chịu trách nhiệm trước Nhà nước về
quản lý, bảo vệ xây dựng và sử dụng rừng phòng hộ theo đúng các quy định của
pháp luật
2. Căn cứ vào dự án đầu tư xây dựng
và phát triển rừng phòng hộ do cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ban Quản lý xây dựng
kế hoạch hoạt động hằng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực
hiện.
3. Tiếp nhận vốn đầu tư của Nhà nước,
phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan có liên quan ở địa phương tổ chức
thực hiện kế hoạch giao khoán cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bảo vệ và
xây dựng rừng phòng hộ, quản lý và sử dụng vốn đầu tư theo đúng các quy định hiện
hành.
4. Được tổ chức các hoạt động dưới
đây trong khu rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật:
a) Hoạt động du lịch, nghiên cứu khoa
học, giảng dạy, thực tập;
b) Sản xuất nông, ngư nghiệp kết hợp;
c) Khai thác tận thu, tận dụng gỗ và
khai thác lâm sản ngoài gỗ.
5. Tuyên truyền giáo dục nhân dân
trên địa bàn tham gia bảo vệ và xây dựng rừng phòng hộ.
6. Định kỳ báo cáo cấp trên về tình
hình diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động quản lý, bảo vệ, xây dựng phát
triển rừng phòng hộ theo quy định.
7. Thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao và các quy định khác của pháp luật
có liên quan.
CƠ CẤU TỔ CHỨC,
BIÊN CHẾ VÀ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG
Điều 5. Cơ cấu
tổ chức
1.
Lãnh đạo Ban Quản lý: gồm có Trưởng Ban và từ 1 - 2 Phó Trưởng Ban.
a) Trưởng
Ban là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các
hoạt động của Ban Quản lý theo quy định của Quy chế này và các quy định khác của
pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm trước pháp luật
và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về toàn bộ hoạt động
của đơn vị;
b) Phó Trưởng Ban giúp Trưởng Ban trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của
Ban Quản lý; trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực
công tác theo sự phân công của Trưởng
Ban và giải quyết các công
việc khác do Trưởng Ban giao.
Khi giải quyết công việc được Trưởng
Ban giao, Phó Trưởng Ban thay mặt Trưởng Ban, chịu trách nhiệm trước pháp luật
và Trưởng Ban về kết quả công việc được giao.
2. Các phòng chuyên môn giúp việc Trưởng Ban gồm có:
a) Phòng Hành chính - Tổng hợp: tham mưu, giúp việc Trưởng Ban về công tác tổ chức, cán bộ, lao động tiền lương, hành chính quản trị và công tác kế hoạch,
kế toán tài chính;
b) Phòng Kỹ thuật: tham mưu, giúp
việc Trưởng Ban về công tác
nghiên cứu khoa học và kỹ thuật;
c) Phòng Quản lý bảo vệ rừng: tham
mưu, giúp việc Trưởng Ban về tổ
chức quản lý và bảo vệ rừng.
Các phòng chuyên môn có Trưởng
phòng, Phó Trưởng phòng và các viên chức nghiệp vụ; nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể
của các phòng chuyên môn do Trưởng ban Ban Quản lý quy
định.
Điều 6. Biên
chế
Biên chế của Ban Quản lý do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
quyết định phân bổ hằng năm trên cơ sở định mức quy định và được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt.
Điều 7. Quản
lý viên chức và người lao động
1. Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bổ nhiệm (theo tiêu chuẩn chức danh do
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành), miễn nhiệm theo quy trình, thủ tục và
phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh.
2. Trưởng và Phó Trưởng phòng thuộc
Ban Quản lý do Trưởng Ban quyết định bổ nhiệm (theo tiêu chuẩn chức danh do cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành), miễn nhiệm theo quy trình, thủ tục và
phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh.
3. Việc tuyển dụng, sử dụng và quản
lý viên chức và người lao động; thực hiện các chế độ chính sách, khen thưởng và
kỷ luật đối với viên chức và người lao động của Ban Quản lý theo quy định của pháp luật và của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chương IV
MỐI QUAN HỆ
CÔNG TÁC, CHẾ ĐỘ HỘI HỌP VÀ BÁO CÁO
Điều 8. Mối
quan hệ công tác.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt
động của Ban Quản lý;
b) Quản lý cán bộ lãnh đạo của Ban
Quản lý theo quy định hiện hành;
c) Đầu tư kinh phí cho các hoạt động
xây dựng cơ bản, quản lý bảo vệ rừng, nghiên cứu khoa học, chi trả lương và các
chế độ cho viên chức, người lao động;
d) Thanh tra, kiểm tra mọi hoạt động
của Ban Quản lý.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn trực tiếp quản lý, chỉ đạo Ban Quản lý thực hiện các nhiệm vụ được
giao.
3. Đối với Ủy ban nhân dân huyện,
xã:
a) Ban Quản lý có trách nhiệm phối
hợp chặt chẽ trong việc tổ chức quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn của từng địa
phương và tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng nhân
dân cùng tham gia tích cực vào quản lý, bảo vệ rừng;
b) Phối hợp để thực hiện các chính
sách, chế độ quản lý của Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng.
4. Đối với Chi cục Lâm nghiệp và
Chi cục Kiểm lâm theo chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với Ban Quản lý để thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ.
5. Mối quan hệ khác:
a) Ban Quản lý có liên quan đến
các Ban Quản lý rừng phòng hộ khác trên địa bàn tỉnh về chuyên môn, nghiệp vụ;
b) Quan hệ giữa các phòng chuyên
môn thuộc Ban Quản lý là quan hệ phối hợp công tác, giúp đỡ lẫn nhau để thực hiện
nhiệm vụ chung.
Điều 9. Chế độ
hội họp.
1. Lãnh đạo Ban Quản lý mỗi tuần hội
ý một lần vào ngày đầu tuần để kiểm điểm, đánh giá công tác chỉ đạo, lập chương
trình công tác trong kỳ tới.
2. Lãnh đạo Ban Quản lý và lãnh đạo
các phòng chuyên môn, đại diện các đoàn thể họp mỗi tháng một lần để đánh giá
việc thực hiện nhiệm vụ chung của đơn vị, của từng bộ phận và triển khai kế hoạch
công tác của tháng tiếp theo. Khi cần thiết Trưởng Ban có thể tổ chức họp đột
xuất với các thành viên nêu trên.
3. Hằng năm tổ chức hội nghị viên
chức nhằm đánh giá,