Quyết định 332/QĐ-UBND về phê duyệt Chương trình xúc tiến đầu tư của tỉnh Phú Thọ năm 2018

Số hiệu 332/QĐ-UBND
Ngày ban hành 06/02/2018
Ngày có hiệu lực 06/02/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Thọ
Người ký Bùi Minh Châu
Lĩnh vực Đầu tư

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 332/QĐ-UBND

Phú Thọ, ngày 6 tháng 02 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ CỦA TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2018.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg ngày 14/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 26/2012/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư; Văn bản số 8145/BKHĐT-ĐTNN ngày 05/10/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn xây dựng chương trình XTĐT năm 2018;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo số 39/BC-SKH&ĐT ngày 24/01/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình xúc tiến đầu tư của tỉnh Phú Thọ năm 2018 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu:

- Thu hút các dự án đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ như: Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; các lĩnh vực sản xuất công nghiệp cơ khí, điện, điện tử, công nghiệp phụ trợ; đầu tư sản xuất gắn liền với chế biến sâu sản phẩm nông, lâm nghiệp; sản xuất hàng tiêu dùng; dịch vụ du lịch, giao thông, môi trường, đào tạo nguồn nhân lực, v.v.; chú trọng thu hút các nhà đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn; các dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, có khả năng đóng góp lớn cho ngân sách và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các dự án đầu tư sử dụng ít năng lượng, tiết kiệm đất;

- Phấn đấu năm 2018 thu hút vốn đăng ký đầu tư (gồm vốn FDI và vốn đầu tư trong nước) từ 5.500-6.000 tỷ đồng, tăng 10-15% so với năm 2017;

- Hoạt động xúc tiến đầu tư phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh 5 năm và hàng năm; phù hợp với các quy hoạch ngành, quy hoạch sử dụng đất của các huyện, thành, thị và danh mục các lĩnh vực ưu tiên đầu tư; tạo chuyển biến trong hành động nhằm nâng cao trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả công tác thu hút đầu tư;

- Quảng bá, giới thiệu những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh tới các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước nhằm thu hút có định hướng và chọn lọc, xác định mục tiêu thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tối đa tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ tốt môi trường, đảm bảo phát triển lâu dài và bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trên cơ sở phát huy các lợi thế của tỉnh.

- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, chú trọng cải cách hành chính nhất là thủ tục tiếp nhận hồ sơ dự án, trình tự thực hiện thủ tục dự án đầu tư. Xúc tiến đầu tư qua nhiều hình thức như xúc tiến đầu tư trực tiếp và gián tiếp thông qua hình thức hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy triển khai các dự án trên địa bàn nhanh chóng, hiệu quả làm trọng tâm; Đồng thời động viên, khuyến khích các dự án đã đầu tư có hiệu quả mở rộng quy mô, công suất đầu tư.

- Tiếp cận quảng bá mời gọi các nhà đầu tư có công nghệ tiên tiến hiện đại sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường. Trong đó, chú trọng xúc tiến đầu tư song phương, trực tiếp với các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ , Isaren và các nước trong khối EU,…

2. Chương trình xúc tiến đầu tư:

2.1. Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư:

- Tổ chức và tham dự các chương trình, hội nghị gặp gỡ, trao đổi, xúc tiến đầu tư ở nước ngoài, bao gồm các quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, các nước trong cộng đồng Châu Âu, Israel.

- Tham gia các hoạt động XTĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Bộ, ngành liên quan khác;

- Tổ chức XTĐT trực tiếp, gián tiếp với các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty trong và ngoài nước: Tập đoàn Sungroup; Công ty CP đầu tư xây dựng Trung Nam; Trường Hải Thaco…

2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư:

- Cập nhật đầy đủ, thường xuyên thông tin về chính sách, pháp luật, thủ tục đầu tư, môi trường đầu tư và vận hành tốt trang thông tin điện tử để phục vụ tốt cho hoạt động quảng bá và xúc tiến đầu tư cũng như nhu cầu tham khảo, tra cứu của các Nhà đầu tư;

- Xây dựng bản đồ quy hoạch về đất, nắm bắt thêm quỹ đất ngoài khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh để giới thiệu, mời gọi các nhà đầu tư khi có nhu cầu;

- Phê duyệt và công bố, công khai các thông tin về giá một số dịch vụ thiết yếu để cung cấp cho các nhà đầu tư như: Giá thuê đất, thuê hạ tầng; giá điện, nước, giá nhân công, cước vận chuyển, cước thông tin liên lạc tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp..

2.3. Xây dựng danh mục dự án mời gọi đầu tư:

[...]