ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
33/2007/QĐ-UBND
|
Phan
Thiết, ngày 10 tháng 7 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TUYỂN CHỌN VÀ QUẢN LÝ ỨNG VIÊN CỦA
ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÓ TRÌNH ĐỘ SAU ĐẠI HỌC Ở NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN
2007 - 2013 CỦA TỈNH BÌNH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 16/2007/QĐ-UBND ngày 05/4/2007 của UBND tỉnh Bình Thuận về
việc ban hành Đề án đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học ở nước ngoài
giai đoạn 2007 - 2013 của tỉnh Bình Thuận;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 395/TTr-SNV ngày 04/7/2007
về việc trình ký Quyết định của UBND tỉnh ban hành Quy chế tuyển chọn và quản
lý ứng viên của Đề án đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học ở nước
ngoài giai đoạn 2007 - 2013 của tỉnh Bình Thuận,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tuyển chọn và quản
lý ứng viên của Đề án đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học ở nước
ngoài giai đoạn 2007 - 2013 của tỉnh Bình Thuận.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ
ngày ký ban hành.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở
Tài chính, Trưởng Ban điều hành Đề án 100 của tỉnh, thủ trưởng các sở, ban,
ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá
nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Huỳnh Tấn Thành
|
QUY CHẾ
TUYỂN CHỌN VÀ QUẢN LÝ ỨNG VIÊN CỦA ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN
LỰC CÓ TRÌNH ĐỘ SAU ĐẠI HỌC Ở NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 2007 - 2013 CỦA TỈNH BÌNH
THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2007 của
UBND tỉnh Bình Thuận)
Điều 1. Phạm
vi thực hiện
Quy chế này quy định điều kiện,
tiêu chuẩn, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xét tuyển, quản lý người được cử đi
đào tạo và phân công công tác sau đào tạo (sau đây gọi tắt là ứng viên) theo
Quyết định số 16/2007/QĐ-UBND ngày 05/4/2007 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc
ban hành Đề án đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học ở nước ngoài giai
đoạn 2007 - 2013 của tỉnh Bình Thuận (gọi tắt là Đề án 100).
Điều 2. Điều
kiện, tiêu chuẩn ứng viên
Ứng viên tham gia dự tuyển phải
đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn sau:
1. Có phẩm chất đạo đức tốt, có
lịch sử chính trị gia đình và bản thân rõ ràng; có ý thức tổ chức kỷ luật; bản
thân và gia đình chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước.
2. Có trình độ chuyên môn giỏi,
có năng lực và triển vọng trở thành cán bộ quản lý, chuyên gia giỏi phục vụ sự
nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh nhà trong thời gian tới.
3. Có cam kết theo học và hoàn
thành chương trình đào tạo, sau khi kết thúc quá trình đào tạo phải về làm việc
tại Bình Thuận ít nhất là 10 năm và chịu sự phân công, bố trí công tác của cơ
quan có thẩm quyền.
4. Có sức khỏe tốt, có trình độ
B Anh ngữ trở lên (hoặc các ngoại ngữ khác) phù hợp với ngôn ngữ theo yêu cầu của
trường đào tạo.
5. Nếu là cán
bộ công chức, viên chức Nhà nước phải có tinh thần trách nhiệm và hoàn thành
nhiệm vụ được giao, được cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý cho đi học.
6. Nếu là sinh viên mới tốt nghiệp
(đại học trở lên) phải có hạnh kiểm tốt, tự nguyện về làm việc tại các cơ quan,
đơn vị sự nghiệp hoặc công ty Nhà nước của tỉnh Bình Thuận.
Điều 3. Điều
kiện và tiêu chuẩn cụ thể đối với các trình độ đào tạo
1. Đối với đào tạo thạc sĩ:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học hệ
chính quy từ loại khá trở lên, ngành học phù hợp hoặc gần đúng với chuyên ngành
cần đào tạo; không quá 32 tuổi;
b) Nếu là cán bộ, công chức có
thành tích xuất sắc trong công tác, trong nghiên cứu khoa học; là cán bộ giảng
dạy, cán bộ lãnh đạo, quản lý từ trưởng, phó trưởng phòng cấp sở và tương đương
trở lên, tuổi đời không quá 35 tuổi;
2. Đối với đào tạo tiến sĩ:
a) Có bằng thạc sĩ phù hợp hoặc
gần với chuyên ngành nghiên cứu; có đủ tiêu chuẩn nghiên cứu sinh theo quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo; có đề cương nghiên cứu phù hợp với mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tuổi đời không quá 37 tuổi;
b) Nếu là cán bộ, công chức có
quá trình công tác, có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học hoặc giữ
các chức vụ từ trưởng, phó trưởng phòng cấp sở và tương đương trở lên, ứng viên
là cán bộ giảng dạy thì tuổi đời không quá 45 tuổi.
Điều 4. Thẩm
quyền xét tuyển và quản lý ứng viên
Ban Điều hành Đề án chịu trách
nhiệm:
1. Thông báo tuyển ứng viên theo
kế hoạch được duyệt.
2. Xét tuyển chọn ứng viên.
3. Trình UBND tỉnh quyết định
công nhận và cử ứng viên đi học.
4. Quản lý ứng viên trong thời
gian học tập.
5. Báo cáo kết quả học tập hàng
năm của ứng viên cho UBND tỉnh và Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
6. Trình UBND tỉnh phân công
công tác cho ứng viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo.
Điều 5.
Thông báo tuyển ứng viên
Căn cứ vào số lượng, nhu cầu đào
tạo của từng năm, Ban Điều hành Đề án thông báo tuyển ứng viên gửi đến các cơ
quan, đơn vị trong tỉnh và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng ít
nhất là trước 30 ngày kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ dự tuyển.
Điều 6. Quy
trình xét tuyển ứng viên
1. Tiếp nhận hồ
sơ:
Ứng viên nộp hồ sơ dự tuyển cho
Ban điều hành đề án gồm:
a) Phiếu đăng ký dự tuyển có xác
nhận của cơ quan, đơn vị hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú;
b) Bản khai lý lịch cá nhân có
xác nhận của cơ quan, đơn vị hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú;
c) Bản sao các văn bằng (đại học
hoặc thạc sĩ kèm theo bảng điểm, chứng chỉ ngoại ngữ...) có công chứng. Khi
trúng tuyển, ứng viên phải nộp bằng tốt nghiệp (bản chính) cho Ban Điều hành Đề
án quản lý trong thời gian học tập;
d) Các loại giấy chứng nhận ưu
tiên (nếu có);
đ) Bản sao các bài báo, giấy chứng
nhận các công trình khoa học (nếu có);
e) Phiếu khám sức khỏe do bệnh
viện cấp tỉnh cấp.
Toàn bộ hồ sơ được bỏ trong
phong bì kích thước 230 x 330mm, ghi rõ họ và tên, địa chỉ nơi cư trú, cơ quan
công tác, số điện thoại liên lạc...
2. Thẩm định hồ sơ:
Thông qua hồ sơ dự tuyển và tiêu
chuẩn của từng cấp học, Tổ chuyên viên giúp Thường trực Ban Điều hành Đề án thẩm
định tư cách đạo đức, phẩm chất chính trị và tiêu chuẩn chuyên môn của từng ứng
viên; đồng thời, lập danh sách những ứng viên đủ điều kiện và không đủ điều kiện
tham dự phỏng vấn báo cáo Ban Điều hành Đề án.
3. Tổ chức phỏng vấn ứng viên:
Ban Điều hành Đề án trực tiếp phỏng
vấn đối với các ứng viên có đủ tiêu chuẩn. Cung cấp cho ứng viên các thông tin
liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của ứng viên trong quá trình học tập, sau khi
học xong về công tác tại tỉnh Bình Thuận. Đánh giá sơ bộ điều kiện, khả năng và
triển vọng của từng ứng viên.
4. Ban Điều hành Đề án họp xét
tuyển ứng viên, lập danh sách các ứng viên trúng tuyển trình UBND tỉnh xem xét,
phê duyệt danh sách các ứng viên trúng tuyển.
5. Căn cứ danh sách ứng viên được
UBND tỉnh phê duyệt, Ban điều hành đề án tổ chức ký hợp đồng trách nhiệm giữa
Ban Điều hành Đề án và ứng viên. Ban Điều hành Đề án sẽ thông báo đến cơ quan,
đơn vị, địa phương và ứng viên các vấn đề liên quan đến việc cử ứng viên đi học.
6. Sau khi ký hợp đồng với các ứng
viên, Ban Điều hành Đề án trình UBND tỉnh ban hành quyết định cử ứng viên đi học
theo chương trình.
a) Các ứng viên đủ điều kiện
(không phải qua bồi dưỡng ngoại ngữ) sẽ được UBND tỉnh quyết định đi học;
b) Các ứng viên đủ điều kiện đi
học nhưng trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng theo yêu cầu sẽ được cơ quan có thẩm
quyền quyết định cử đi bồi dưỡng ngoại ngữ theo từng trình độ. Sau khi ứng viên
hoàn thành chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ đạt yêu cầu, sẽ được UBND tỉnh ban
hành quyết định cử đi học chính thức.
7. Tiến hành các thủ tục đưa ứng
viên đi đào tạo.
Điều 7. Quản
lý ứng viên khi trúng tuyển chương trình
1. Các ứng
viên trúng tuyển của chương trình, trong thời gian đi học chính thức (không tính
thời gian học ngoại ngữ và bồi dưỡng, chuyển đổi kiến thức khác) được chuyển
biên chế hoặc ký kết hợp đồng dài hạn tại Sở Nội vụ trong chỉ tiêu biên chế cán
bộ nguồn của tỉnh và chịu sự quản lý của Ban Điều hành Đề án (thông qua Sở Nội
vụ). Sau khi hoàn thành khóa học chịu sự phân công công tác của UBND tỉnh. Sở Nội
vụ quản lý toàn bộ hồ sơ cá nhân của ứng viên.
2. Trong thời
gian đi học, ứng viên được Ban Điều hành Đề án (thông qua Sở Nội vụ) cấp lương
theo ngạch, bậc công chức tương ứng với mức lương hiện hưởng; được xét nâng
lương thâm niên công tác theo quy định chung của Nhà nước; được đóng đầy đủ bảo
hiểm xã hội theo quy định. Được cấp tạm ứng kinh phí đi học theo quy định của
chương trình.
3. Sinh hoạt Đảng, đoàn thể của ứng
viên (nếu có) trong thời gian đào tạo tại Việt Nam được chuyển về nơi ứng viên
theo học; trong thời gian đi học ở nước ngoài sẽ được chuyển theo quy định hiện
hành.
Điều 8. Thủ
tục tiếp nhận và chuyển ứng viên
1. Đối với cán
bộ, công chức, viên chức trong biên chế Nhà nước:
a) Khi có quyết định trúng tuyển
vào chương trình, ứng viên chủ động báo cáo với cơ quan và tham gia công tác
bình thường. Khi có quyết định cử đi bồi dưỡng ngoại ngữ hoặc chuyển đổi kiến
thức ôn thi thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm bố trí cho ứng viên
đi học theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Trong thời gian đi học bồi dưỡng
ngoại ngữ hoặc chuyển đổi kiến thức ôn thi, lương và các khoản phụ cấp theo
lương của ứng viên được hưởng tại cơ quan, đơn vị công tác cũ;
b) Khi ứng viên có quyết định đi
học chính thức, ứng viên nộp quyết định và bàn giao công tác cho cơ quan, đơn vị
cũ. Cơ quan quản lý ứng viên (là Sở Nội vụ) có trách nhiệm quản lý toàn bộ hồ
sơ cá nhân, sổ bảo hiểm xã hội, bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ (bản chính) và
các hồ sơ có liên quan khác; đồng thời quản lý, chi trả tiền lương và các khoản
phụ cấp khác (nếu có) theo quy định hiện hành.
2. Đối với ứng
viên không phải là cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế:
a) Khi có quyết định trúng tuyển
vào chương trình, ứng viên mang quyết định đến Sở Nội vụ để làm thủ tục ký kết
hợp đồng dài hạn trong biên chế cán bộ nguồn của chương trình. Nộp hồ sơ cá
nhân và bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ (bản chính) để Sở Nội vụ quản lý;
b) Kể từ ngày có quyết định
chính thức cử đi học (không kể thời gian bồi dưỡng ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến
thức chuyên môn) ứng viên được hưởng các quyền lợi như công chức, viên chức Nhà
nước và do Sở Nội vụ chi trả.
Điều 9. Quản
lý ứng viên trong thời gian đi học
1. Người được cử đi đào tạo phải
chịu sự quản lý thường xuyên của Ban Điều hành Đề án. Chịu sự quản lý của cơ
quan ngoại giao Việt Nam tại quốc gia đến học. Ban Điều hành Đề án thông qua cơ
quan ngoại giao và đơn vị tư vấn du học để quản lý người đi học.
2. Định kỳ 3 tháng một lần, người
đi học phải báo cáo kết quả học tập về Ban Điều hành Đề án theo nội dung hướng
dẫn của Ban Điều hành Đề án. Nếu kết quả học tập của năm học không đạt yêu cầu
thì phải chấm dứt việc học tập và hoàn trả kinh phí đã vay để đi học theo hợp đồng
(bao gồm cả lãi suất của ngân hàng). Ngoại trừ các trường hợp bất khả kháng
như: ốm đau, bệnh tật, tai nạn không đảm bảo sức khỏe để tiếp tục hoàn thành
khóa học thì không phải hoàn trả kinh phí. Thời hạn hoàn trả kinh phí là 01 năm
kể từ khi có quyết định chấm dứt học tập của UBND tỉnh.
3. Nếu bỏ học hoặc sau khi tốt
nghiệp không trở về công tác tại tỉnh hoặc không chấp nhận sự phân công công
tác của UBND tỉnh thì phải bồi thường gấp 02 lần kinh phí đã vay để đi học (bao
gồm cả lãi suất của ngân hàng) và toàn bộ tiền lương, phụ cấp (nếu có) theo hợp
đồng trách nhiệm đã ký kết giữa ứng viên và Ban Điều hành Đề án.
Điều 10.
Phân công công tác cho ứng viên sau khi hoàn thành chương trình đào đạo
1. Ứng viên sau khi hoàn thành
chương trình đào tạo (bảo vệ xong đề án tốt nghiệp) thì trong vòng 30 ngày phải
trình diện Ban Điều hành Đề án, nộp các hồ sơ có liên quan về quá trình đào tạo
theo quy định. Sở Nội vụ quản lý hồ sơ cá nhân của người đã hoàn thành chương
trình đào tạo (kể cả bản chính bằng tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ).
2. Ban Điều hành Đề án đánh giá
kết quả học tập của ứng viên, đề xuất phương án phân công công tác cho ứng viên
với UBND tỉnh.
3. UBND tỉnh quyết định phân
công công tác cho ứng viên.
Điều 11. Chế
độ báo cáo
Sáu tháng một lần, Ban Điều hành
Đề án báo cáo kết quả thực hiện đề án và kết quả học tập của ứng viên với UBND
tỉnh và Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Điều 12. Tổ
chức thực hiện
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
và địa phương căn cứ vào Quy chế này, nghiên cứu triển khai thực hiện trong phạm
vi cơ quan, đơn vị và địa phương. Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy
giúp UBND tỉnh và Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra thực hiện Quy chế
này.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có vấn đề gì chưa phù hợp cần sửa đổi, bổ sung, Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban
Tổ chức Tỉnh ủy và Trưởng Ban Điều hành Đề án kịp thời báo cáo UBND tỉnh để xem
xét, quyết định./