ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------
|
Số:
3220/QĐ-UBND
|
Hà
Nội, ngày 14 tháng 07 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
“VỀ VIỆC TIẾP TỤC THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM THANH TRA CÔNG VỤ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND;
Căn cứ Pháp lệnh cán bộ, công chức (được sửa đổi, bổ sung năm 2003);
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15/6/2004;
Căn cứ Công văn số 658/BNV-CCHC ngày 30/3/2005 của Bộ Nội vụ “về việc thanh
tra, kiểm tra các cơ quan hành chính nhà nước của Hà Nội”.
Căn cứ Chỉ thị số 09/2005/CT-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ “về việc
tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính”;
Căn cứ Chương trình số 04-CTr/TU ngày 10/5/2006 của Thành ủy Hà Nội “về việc đẩy
mạnh cải cách hành chính, góp phần nâng cao hiệu lực chính quyền các cấp giai
đoạn 2006 – 2010”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Tiếp tục thực hiện thí điểm thanh tra công vụ trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
Phạm vi thực hiện thí điểm:
Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của các cơ quan hành chính và cán bộ, công chức
hành chính thuộc thành phố Hà Nội trong việc chấp hành chính sách, pháp luật và
các văn bản quy định của UBND thành phố Hà Nội trong giải quyết thủ tục hành
chính đối với tổ chức và công dân.
Điều 2.
Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch thanh tra,
kiểm tra trách nhiệm của cơ quan hành chính và cán bộ, công chức hành chính
trong giải quyết thủ tục hành chính đối với tổ chức và công dân”.
Điều 3.
Giao Sở Nội vụ chủ trì tổ chức thực hiện Kế hoạch
“thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của cơ quan hành chính và cán bộ, công chức
hành chính trong giải quyết thủ tục hành chính đối với tổ chức và công dân”; Định
kỳ hoặc đột xuất báo cáo tình hình, kết quả thực hiện với Bộ Nội vụ, UBND Thành
phố.
Điều 4.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký
Điều 5.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc Sở Nội
vụ, Chánh Thanh tra Thành phố, Giám đốc các Sở, Ngành, Chủ tịch UBND các Quận,
Huyện, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nội vụ;
- Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội;
- Thường trực HĐND TP Hà Nội;
- Các Đ/c PCT UBND TP Hà Nội;
- Vụ CCHC, Thanh tra Bộ Nội vụ
- Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội;
- Ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội;
- Các thành viên BCĐ CCHC TP Hà Nội;
- Như Điều 5 (để thực hiện);
- Lưu: VP, SNV
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Quốc Triệu
|
KẾ HOẠCH
“THANH TRA, KIỂM TRA TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH VÀ
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI TỔ CHỨC
VÀ CÔNG DÂN”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3220/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2006 của
UBND thành phố Hà Nội)
Tiếp tục thực hiện chủ trương của
Chính phủ về thanh tra công vụ, Chỉ thị số 09/2005/CT-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ
tướng Chính phủ “về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính”, công
văn số 658/BNV-CCHC ngày 30/3/2005 của Bộ Nội vụ “về việc thanh tra, kiểm tra
các cơ quan hành chính nhà nước của Hà Nội” và Chương trình số 04-CTr/TU ngày
10/5/2006 của Thành ủy Hà Nội “về việc đẩy mạnh cải cách hành chính, góp phần
nâng cao hiệu lực chính quyền các cấp giai đoạn 2006 – 2010”, UBND thành phố Hà
Nội xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của cơ quan hành chính và
cán bộ, công chức hành chính trong giải quyết thủ tục hành chính đối với tổ chức
và công dân, như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Ngăn ngừa, phát hiện, xử lý
nghiêm những trường hợp cán bộ, công chức, cơ quan hành chính vi phạm kỷ luật
hành chính, gây khó khăn, phiền hà, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu đối với tổ
chức, công dân trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
- Nâng cao trách nhiệm của cơ
quan hành chính và trách nhiệm, tinh thần thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ,
công chức; đảm bảo kỷ cương hành chính.
- Phát hiện, kiến nghị với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền những nội dung về thủ tục hành chính cần sửa đổi, bổ
sung hoặc ban hành mới hoặc bãi bỏ.
- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Yêu cầu:
Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải
tuân theo pháp luật; Đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân
chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức và
cá nhân là đối tượng thanh tra, kiểm tra.
II. ĐỐI TƯỢNG,
NỘI DUNG THỜI GIAN THANH TRA, KIỂM TRA:
1. Đối tượng:
- Đối tượng thanh tra, kiểm tra
là các cơ quan hành chính và cán bộ, công chức hành chính thuộc thành phố Hà Nội.
- Trong 6 tháng cuối năm 2006,
tiến hành thanh tra, kiểm tra 03 đơn vị:
+ UBND quận Thanh Xuân;
+ Sở Kế hoạch và Đầu tư
+ UBND phường Nghĩa Tân – quận Cầu
Giấy.
- Ngoài ra, thực hiện các cuộc thanh
tra, kiểm tra đột xuất khi cần thiết (theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị, phản ảnh của tổ chức, công dân, báo chí; hoặc theo yêu cầu của
người có thẩm quyền giao; hoặc khi phát hiện cơ quan hành chính, cán bộ, công
chức hành chính có dấu hiệu vi phạm trong việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục
hành chính).
2. Nội dung:
- Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm
của các cơ quan hành chính trong việc chấp hành chính sách, pháp luật và các
văn bản quy định của Chính phủ và UBND Thành phố liên quan đến việc giải quyết
thủ tục hành chính đối với tổ chức và công dân.
Trọng tâm là:
+ Việc tổ chức thực hiện quy chế
một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính.
+ Việc tiếp nhận, giải quyết một
số thủ tục hành chính có nhiều vướng mắc, bức xúc đối với tổ chức, công dân
trong các lĩnh vực: tư pháp, hộ tịch, hộ khẩu, đầu tư xây dựng, tài nguyên môi
trường, nhà đất, quy hoạch kiến trúc, kinh doanh thương mại, văn hóa xã hội.v.v…)
- Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm
của cán bộ, công chức trong việc thực hiện các quy định về nghĩa vụ, những việc
không được làm theo quy định tại Pháp lệnh cán bộ, công chức và các văn bản quy
định liên quan trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính đối với
tổ chức và công dân.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN:
1. Cơ quan chủ
trì tiến hành thanh tra, kiểm tra:
- UBND Thành phố giao Sở Nội vụ
chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra.
2. Người ra
quyết định thanh tra, kiểm tra và thành lập Đoàn thanh tra, kiểm tra:
- UBND Thành phố ra quyết định
thanh tra, kiểm tra và thành lập Đoàn thanh tra, kiểm tra để thanh tra, kiểm
tra các Sở, Ban, Ngành, UBND các Quận, Huyện và cán bộ, công chức hành chính
thuộc các Sở, Ban, Ngành, UBND các Quận, Huyện.
- Giám đốc Sở Nội vụ ra quyết định
thanh tra, kiểm tra và thành lập Đoàn thanh tra, kiểm tra để thanh tra, kiểm
tra UBND các Xã, Phường, Thị trấn và cán bộ, công chức hành chính thuộc UBND
các Xã, Phường, Thị trấn.
- Người ra quyết định thanh tra,
kiểm tra thực hiện các quy định về quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật
về thanh tra, kiểm tra.
3. Đoàn thanh
tra, kiểm tra:
- Thành phần Đoàn thanh tra, kiểm
tra:
+ Trưởng đoàn: là đại diện lãnh
đạo Sở Nội vụ.
+ Phó Trưởng Đoàn: là đại diện
lãnh đạo Thanh tra Thành phố.
+ Các Thành viên: là các cán bộ,
công chức Sở Nội vụ Thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan.
+ Mời Vụ Cải cách Hành chính, Bộ
Nội vụ; Thanh tra Bộ Nội vụ cử cán bộ, công chức tham gia Đoàn thanh tra, kiểm
tra.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn
thanh tra, kiểm tra:
+ Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn
diện của UBND Thành phố, sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở Nội vụ.
+ Chịu sự hướng dẫn về chuyên
môn nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Bộ Nội vụ và Thanh tra Thành phố.
+ Xây dựng kế hoạch, tiến hành
thanh tra, kiểm tra theo nội dung, đối tượng, thời hạn được ghi trong quyết định
thanh tra, kiểm tra.
+ Phát hiện và kiến nghị cơ quan
có liên quan giải quyết vướng mắc trong quá trình tiếp nhận và giải quyết thủ tục
hành chính theo hướng công khai, đơn giản, rõ ràng, nhanh chóng, thuận tiện cho
tổ chức, công dân.
+ Phát hiện và kiến nghị với cơ
quan có thẩm quyền xử lý nghiêm những trường hợp cán bộ, công chức, cơ quan
hành chính vi phạm các quy định về nghĩa vụ, những việc không được làm, việc thực
hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức theo quy định tại Pháp lệnh cán
bộ, công chức và các văn bản quy định liên quan trong quá trình tiếp nhận, giải
quyết thủ tục hành chính.
+ Kiến nghị với cơ quan, có thẩm
quyền xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính để xảy ra trường
hợp cán bộ, công chức ở cơ quan do mình quản lý vi phạm các quy định về nghĩa vụ,
những việc không được làm, việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công
chức theo quy định tại Pháp lệnh cán bộ, công chức và các văn bản quy định liên
quan trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
+ Khi tiến hành thanh tra, kiểm
tra Trưởng Đoàn và các thành viên Đoàn thanh tra, kiểm tra phải tuân thủ các
quy định về quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm
tra.
4. Các cơ
quan hành chính cán bộ, công chức hành chính là đối tượng thanh tra, kiểm tra
có trách nhiệm:
- Chấp hành quyết định thanh
tra, kiểm tra;
- Cung cấp kịp thời, đầy đủ,
chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Đoàn thanh tra, kiểm tra, thành
viên Đoàn thanh tra, kiểm tra hoặc người ra quyết định thanh tra, kiểm tra và
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông
tin, tài liệu đã cung cấp.
- Giải trình về nội dung thanh
tra, kiểm tra.
- Thực hiện yêu cầu, kết luận
thanh tra, kiểm tra, quyết định xử lý của Đoàn thanh tra và cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch
này, nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân cần kịp thời phản ánh về UBND Thành
phố (qua Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo) để xem xét, giải quyết.