Quyết định 3211/QĐ-UBND năm 1996 về Phê duyệt quy hoạch chi tiết dân cư Bắc Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Số hiệu 3211/QĐ-UBND
Ngày ban hành 24/10/1996
Ngày có hiệu lực 24/10/1996
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Mễ
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3211/QĐ-UBND

Huế, ngày 24 tháng 10 năm 1996.

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUI HOẠCH CHI TIẾT KHU DÂN CƯ BẮC THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

- Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/06/1994;

- Căn cứ Điều lệ quản lý qui hoạch đô thị ban hành theo Nghị định số 92/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ ;

- Căn cứ qui hoạch tổng thể xây dựng thành phố Huế đến năm 2010;

- Xét biên bản thẩm định của Hội nghị thẩm định đồ án qui hoạch Tỉnh ngày 17/5/1996;

- Xét đề nghị của Chủ tịch UBND Thành phố Huế và Giám Đốc Sở Xây Dựng;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Phê duyệt qui hoạch chi tiết khu dân cư Bắc Thành phố Huế đến năm 2010 do Chủ tịch UBND Thành phố Huế và Giám đốc Sở Xây Dựng đề nghị .( Theo các tờ trình số 441TT/UB ngày 03 tháng 09 năm 1996 của Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố và tờ trình số 344/QH-XD ngày 09 tháng 10 năm 1996 của Sở Xây Dựng Thừa Thiên Huế):

1/ Phạm vi giới hạn khu đất:

- Phía Đông giáp xã Hương Vinh.

- Phía Tây giáp tuyến đường sắt Bắc- Nam.

- Phía Nam giáp sông An Hoà.

- Phía Bắc giáp khu dân cư và đất nông nghiệp

- Diện tích toàn bộ là 260 ha.

2/ Về tính chất khu vực:

Khu dân cư Bắc Thành Phố Huế thuộc phần đất phía Đông xã Hương Sơ. Khu vực này có quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam đi qua. Là cửa ngõ phía Bắc của thành phố, điểm chuyển tiếp giữa Huế và Hương Trà nối với cảng Thuận An. Điểm dân cư Hương Sơ có vai trò là cửa ngõ phía Bắc, là vị trí quan trọng trong cơ cấu đô thị của Huế, vì vậy phải được qui hoạch theo hướng đô thị hoá và trở thành một cơ cấu hữu cơ của thành phố. Đây là khu dân cư vừa xây dựng mới, vừa chỉnh trang sắp xếp lại các khu vực dân cư cũ, vừa đáp ứng mặt bằng phục vụ kế hoạch chuyển dân các khu vực sẽ giải toả từ trung tâm Thành phố đến đồng thời có một số diện tích bố trí các văn phòng cho các tổ chức kinh tế, khu vực hành chính, văn hoá thể thao. Ngoài ra còn dành quỹ đất cho phát triển tiểu thủ công nghiệp.

Tính chất của khu vực được xác định:

1. Khu vực dân cư mới đô thị hoá của Thành phố Huế. Khu dân cư này phát triển vào hai thành phần cơ bản là:

- Dân địa phương hiện đang cư trú tại chỗ

- Dân di chuyển từ các khu vực bảo vệ di tích đến

2. Khu vực phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống của địa phương như: chạm khảm, sơn mài, dệt, thêu ren, mây tre, sản xuất hàng tiêu dùng…

3. Khu vực Phát triển kinh tế cá thể gồm:

- Kinh tế vườn theo hướng đi vào sản xuất hàng hoá, tạo nguồn hàng ổn định, có chất lượng- phục vụ dân cư Nội thành và ngành du lịch ( rau sạch, hoa, trái cây; thịt trứng…) kết hợp phát triển nghề thủ công truyền thống và một số loại hình thích hợp.

- Dịch vụ kinh doanh cá thể tại các căn nhà ven phố trong khu vực.

Chú ý các ngành gia công lắp ráp, cung cấp vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, hàng nhu yếu phẩm…

4. Khu vực phát triển dịch vụ du lịch: Trước mắt đáp ứng các nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí lành mạnh của dân cư và du khách. Lâu dài có thể xây dựng thành một khu nghỉ ngơi của du khách ở các biệt thự nhà vườn, khu du lịch tổng hợp và nhiều loại hình phong phú, đa dạng .

[...]