Quyết định 1921/2003/QĐ-UB phê duyệt phương án quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thừa Thiên Huế, thời kỳ 2001 - 2010
Số hiệu | 1921/2003/QĐ-UB |
Ngày ban hành | 11/07/2003 |
Ngày có hiệu lực | 11/07/2003 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký | Nguyễn Ngọc Thiện |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1921/2003/QĐ-UB |
Huế, ngày 11 tháng 7 năm 2003 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH 3 LOẠI RỪNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, THỜI KỲ 2001 - 2010
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21 tháng 6 năm 1994;
- Căn cứ Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
- Căn cứ Chỉ thị số 08/CT-UB ngày 24/3/2000 của UBND Tỉnh về chủ trương phân chia 3 loại rừng và giao đất lâm nghiệp;
- Căn cứ Công văn số 1026/BNN-PTLN ngày 05/5/2003 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc thẩm định phương án quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 635/NN.PTNT ngày 11/6/2003 về việc điều chỉnh phê duyệt phương án quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2001 - 2010,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Phê duyệt phương án quy hoạch 3 loại rừng và thay đổi lại các số hiệu tiểu khu theo đơn vị hành chính với nội dung cụ thể như sau:
1. Tên gọi phương án: Phương án quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2001-2010.
2. Quan điểm và nguyên tắc quy hoạch:
- Quy hoạch 3 loại rừng ở cấp độ tiểu khu là quy hoạch tổng thể. Trên cơ sở đó, huyện thực hiện quy hoạch chi tiết đến từng khoảnh, các lâm trường, ban quản lý, xã thực hiện quy hoạch cụ thể đến lô; và phân loại cụ thể rừng đặc dụng, phân cấp rừng phòng hộ, phân loại rừng sản xuất như gỗ lớn, nhựa thông, giấy,...
- Khẳng định đối tượng phải quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt là diện tích rừng tự nhiên hiện còn của Tỉnh. Đối tượng đất trống đồi trọc phải quản lý sử dụng linh hoạt. Thực hiện trong quy hoạch rừng phòng hộ có rừng sản xuất và trong quy hoạch rừng sản xuất có rừng phòng hộ (chiếm tỷ lệ không quá 30%), trong quy hoạch lâm nghiệp có thể dành tỷ lệ dưới 20% diện tích đất không có rừng để sản xuất nông nghiệp phù hợp với tình hình thực tế để phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
- Chỉ phân chia 3 loại rừng đối với diện tích đã quy hoạch cho lâm nghiệp, bóc tách và thống kê các loại đất khác (như nông nghiệp, chuyên dùng, đất ở,...) vào mục đất khác nằm trong tiểu khu.
3. Mục tiêu quy hoạch:
-Làm căn cứ để thực hiện giao đất, giao rừng cho các thành phần kinh tế gắn với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp; phân cấp quản lý rừng và đất lâm nghiệp cho chính quyền cấp huyện, xã; đổi mới quản lý lâm nghiệp và lâm trường quốc doanh; phát triển lâm nghiệp xã hội gắn với thực hiện chính sách hưởng lợi theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ để quản lý rừng bền vững.
- Bảo vệ có hiệu quả 177.550 ha rừng tự nhiên hiện còn; đồng thời phát triển rừng (khoanh nuôi phục hồi và trồng rừng mới) nhằm nâng cao độ che phủ của rừng từ 44,7% lên 50% vào năm 2005 và 60% vào năm 2010.
- Phát triển rừng kinh tế chủ lực, đẩy mạnh chế biến và xuất khẩu lâm sản từ rừng trồng, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Phấn đấu ổn định và phát triển khoảng 12.000 ha rừng thông nhựa, 30.000 ha rừng nguyên liệu giấy, ván dăm, 10.000 ha nguyên liệu ván nhân tạo...
- Góp phần tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống, xóa đói giảm nghèo cho một bộ phận dân cư, đặc biệt đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, gắn liền với củng cố an ninh - quốc phòng.
4. Nội dung quy hoạch:
4.1. Tổ chức rừng:
- Tổng số tiểu khu: 340 tiểu khu.
+ Tổng diện tích tự nhiên trong tiểu khu là: 414.743 ha.
+ Tổng diện tích tự nhiên ngoài tiểu khu là: 90.656 ha.
Phân ra :
+ Huyện Phong Điền từ tiểu khu số 1 đến tiểu khu 85 (có 85 TK).
+ Huyện Quảng Điền từ tiểu khu số 86 đến tiểu khu 90 (có 5 TK).