ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
32/2003/QĐ-UB
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND THÀNH PHỐ
HÀ NỘI
BAN HÀNH "QUI ĐỊNH VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND;
Căn cứ Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về một số chủ
trương chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về
một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi Bò sữa Việt Nam thời kỳ
2001 - 2010;
Thực hiện chương trình 12-CTr/TU ngày 5/11/2001 của Thành ủy về phát triển kinh
tế ngoại thành và từng bước hiện đại hóa nông thôn (2001 - 2005);
Xét đề nghị của Giám đốc liên Sở : Nông nghiệp và PTNT - Tư pháp tại Tờ trình số
111 TTrLN/SNN-STP ngày 27/01/2003 về việc ban hành Qui định một số chính sách
khuyến khích phát triển chăn nuôi Bò sữa.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 :
Ban hành kèm theo Quyết định bản "Qui định về một số
chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi Bò sữa trên địa bàn Thành phố Hà Nội".
Điều 2 :
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký,
Những qui định trước đây của UBND Thành phố trái với quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3 :
Chánh Văn phòng HĐND và UBND Thành phố, Giám đốc các
Sở : Nông nghiệp và PTNT; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính Vật giá; Thương mại;
Giao thông công chính; Địa chính Nhà đất; Qui hoạch và Kiến trúc; Lao động
Thương binh và Xã hội; Khoa học Công nghệ và Môi trường; Tư pháp, Cục trưởng Cục
Thuế Hà Nội, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Hà Nội, Giám đốc Chi nhánh quĩ hỗ trợ
phát triển Hà Nội, Chủ tịch UBND các huyện và Thủ trưởng các ngành, các tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
T/M.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
K/T. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Quí Đôn
|
QUY ĐỊNH
VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ SỮA
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2003/QĐ-UB ngày 21/02/2003 của Uỷ ban
nhân dân Thành phố)
Chương 1:
NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
Điều 1 : Đối
tượng được hưởng chính sách.
Mọi tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân trên địa bàn Thành phố Hà nội (thuộc bốn huyện : Sóc Sơn, Đông Anh, Gia
Lâm và Thanh Trì) phát triển chăn nuôi Bò sữa và Bò cái sinh sản cho thụ tinh
Bò Sind, để phát triển đàn Bò lai Sind (Sind hóa đàn Bò), được cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền công nhận, được hưởng chính sách ưu đãi qui định tại chương II của
Qui định này.
Chương 2:
CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ SỮA
Điều 2 :
Chính sách hỗ trợ giống và dịch vụ kèm theo, hỗ trợ lãi suất tiền vay Ngân hàng
và Vaccin phòng bệnh.
1. Cấp miễn phí tinh Bò,
ni tơ lỏng để phục vụ lai tạo giống Bò lai Hà - Ấn và Bò lai hướng sữa.
2. Hỗ trợ 300.000 đ (ba
trăm nghìn đồng)/1 Bê lai F1 (Bê đực và Bê cái) được sinh ra từ thụ tinh Bò đực
hướng sữa Holstein với Bò cái lai Sind. Hỗ trợ tiền công phối giống cho Bò lai
Sind để tạo Bê lai Hà - Ấn là 50.000 đ (năm mươi nghìn đồng)/1 con Bò cái lai
Sind có chửa và tiền công kiểm tra Bò có chửa 10.000 đ (mười nghìn đồng)/1 con.
3. Hỗ trợ 100% kinh phí
mua Vaccin phòng các bệnh : lở mồm long móng, nhiệt thán, tụ huyết trùng và việc
kiểm tra bệnh lao Bò; Đồng thời hỗ trợ một phần kinh phí cho công tác tiêm
phòng, kiểm tra dịch bệnh để xây dựng vùng an toàn, cơ sở an toàn dịch bệnh thực
hiện theo Quyết định số 62/2002/QĐ-BNN ngày 11/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT.
4. Hỗ trợ 100% lãi suất tiền
vay vốn cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hợp đồng cung cấp Bò lai hướng
sữa để mua Bò cái lai Zêbu với mức vốn vay được hỗ trợ lãi suất là hai triệu đồng/1
con và thời gian hỗ trợ lãi suất là 36 tháng kể từ ngày mua Bò.
5. Hỗ trợ kinh phí thực hiện
Dự án tạo Bò HF thuần chủng bằng công nghệ cấy phôi (đối với Dự án được cấp có
thẩm quyền phê duyệt).
6. Ngân sách Thành phố hỗ
trợ lãi suất vốn vay thông qua Khế ước vay vốn Ngân hàng Nhà nước của các chủ
chăn nuôi Bò sữa để phát triển chăn nuôi. Chủ chăn nuôi Bò sữa phải trả lãi suất
vốn vay là 0,3%/tháng, phần chênh lệch lãi suất còn lại do Ngân sách Thành phố
trợ cấp với thời gian hỗ trợ lãi suất vốn vay không quá 36 tháng kể từ ngày mua
Bò và định mức vốn vay được hỗ trợ lãi suất không quá mười lăm triệu đồng/1 con
Bò cái tơ hoặc 1 con Bò cái đã vắt sữa.
Điều 3 :
Chính sách đất đai.
1. Hộ gia đình chuyển đổi
mục đích sử dụng đất nông, lâm nghiệp sang đất chuyên dùng để xây dựng chuồng
trại chăn nuôi Bò sữa, nhà quản lý, kho và cơ sở thu gom sữa được thực hiện sau
khi có quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt theo các điều kiện sau :
a. Diện tích đất chuyển đổi
mục đích sử dụng phải nằm trong vùng Dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất được
cấp có thẩm quyền được phê duyệt.
b. Vùng chuyển dổi mục
đích sử dụng đất phải có ý kiến xác nhận của cơ quan quản lý môi trường.
c. Lập hồ sơ trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt, gồm :
- Đơn vị đăng ký biến động
đất đai theo mẫu số 13 ĐK (mẫu kèm theo Thông tư số 1990/2001/TT-TCĐC ngày
30/01/2001 của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường).
- Phương án chuyển đổi mục
đích sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Các giấy tờ hợp pháp về
quyền sử dụng đất.
2. Các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân thuê đất để xây dựng chuồng trại và đất trồng cỏ nuôi Bò sữa thực
hiện theo Quyết định số 158/2002/QĐ-UB ngày 25/11/2002 của UBND Thành phố về thủ
tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp (hoặc
bảo lãnh), góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, chuyển quyền sở hữu nhà trên
địa bàn Thành phố Hà Nội, Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính
phủ về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền
sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất và những qui định
của Luật đất đai; có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phải có sự chấp
thuận của người hoặc cơ quan được giao đất và các qui định tại khoản 1, điều 3,
chương II của Qui định này.
3. Miễn tiền thuê đất 5
năm, kể từ ngày Dự án đi vào hoạt động.
Điều 4 :
Chính sách bảo hiểm.
1. Thành lập Hiệp hội chăn
nuôi Bò sữa.
2. Lập Quĩ bảo hiểm chăn
nuôi Bò sữa thuộc Hiệp hội chăn nuôi Bò sữa, Ngân sách Thành phố hỗ trợ kinh
phí ban đầu cho Quĩ hoạt động theo qui định của chế độ quản lý tài chính hiện
hành.
Điều 5 :
Tiêu thụ sản phẩm.
1. Khuyến khích các tổ chức,
cá nhân, doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông sản, dịch vụ vốn, vật tư thực
hiện theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng.
2. Hỗ trợ một phần kinh
phí tổ chức các phiên chợ bán đấu giá giống gia súc và tạo thị trường giống Bò
cao sản.
Chương 3:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6 : Sở
Nông nghiệp và PTNT.
Chủ trì, phối hợp với các
sở, ngành liên quan :
1. Hướng dẫn, đôn đốc và
kiểm tra việc thực hiện Qui định này.
2. Lập dự toán trình UBND
Thành phố xem xét, cấp kinh phí tổ chức thực hiện các nội dung ghi tại các khoản
1,2,3,5 - điều 2 và khoản 2 - điều 5 - chương II của Qui định này và kinh phí hỗ
trợ cho công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, nghiệm thu và quyết toán theo qui
định từ nguồn Ngân sách sự nghiệp hàng năm.
3. Xây dựng Qui chế Quĩ bảo
hiểm chăn nuôi Bò sữa trình UBND Thành phố xem xét, quyết định.
Điều 7 : Sở
Tài chính Vật giá.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các ngành liên quan căn cứ các chính sách tại
qui định này, tổng hợp kinh phí từ Ngân sách trình UBND Thành phố xem xét, phê
duyệt theo kế hoạch hàng năm.
Điều 8 : Sở
Kế hoạch và Đầu tư.
Phối hợp với Sở Tài chính
Vật giá, Sở Nông nghiệp và PTNT cùng các ngành liên quan hướng dẫn các chủ đầu
tư lập Dự án theo qui định hiện hành của Nhà nước và thống nhất đề xuất nguồn vốn
đầu tư phát triển chăn nuôi Bò sữa trình UBND Thành phố xem xét, quyết định.
Điều 9 : Sở
Địa chỉnh Nhà đất.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và PTNT cùng các ngành liên quan thống nhất hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân thực hiện chính sách đất đai tại điều 3 - chương II của Qui định này
theo qui định của Luật đất đai.
Điều 10 : Sở
Thương mại
Phối hợp với các ngành
liên quan và UBND các quận, huyện tổ chức thực hiện chính sách tiêu thụ nông sản
hàng hoá tại khoản 1-điều 5-chương II của Quy định này.
Điều 11:
UBND các huyện:
1/ Lập kế hoạch và kinh
phí thực hiện hàng năm về phát triển chăn nuôi Bò sữa tại địa phương gửi Sở
Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính Vật giá để tổng hợp và
thống nhất trình UBND Thành phố xem xét, quyết định.
2/ Tổ chức phê duyệt các Dự
án phát triển chăn nuôi Bò sữa trên địa bàn huyện theo quy hoạch được duyệt.
3/ Kiểm tra, nghiệm thu, cấp
phát kinh phí, cấp bù chênh lệch lãi suất vốn vay tại các khoản 4,6-điều
2-chương II của Quy định này.
4/ Quản lý việc chuyển đổi
mục đích sử dụng đất nông, lâm nghiệp sang đất chuyên dùng theo Luật đất đai và
Thông tư số 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30/11/2001 của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ
Tài nguyên và Môi trường).
5/ Chỉ đạo, đôn đốc và kiểm
tra UBND các xã tại địa bàn hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân có khả năng, nhu
cầu phát triển chăn nuôi Bò sữa lập phương án, dự án đầu tư và làm thủ tục
chuuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định hiện hành của Nhà nước, trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
Chương 4:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12 :
Khen thưởng và xử lý vi phạm.
Trong quá trình thực hiện,
các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có thành tích xuất sắc sẽ được khen thưởng
theo quy định, mọi hành vi vi phạm tuỳ theo mức độ thiệt hại sẽ bị xử lý theo
pháp luật.
Điều 13: Tổ
chức kiểm tra thực hiện.
1/ Thủ trưởng các Sở, Ban,
Nghành liên quan và Chủ tịch UBND các huyện các trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc
và phối hợp thực hiện những nhiệm vụ được giao theo Quy định này.
2/ Giám đốc Sở Nông nghiệp
và PTNT chịu trách nhiệm tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện của các nghành
liên quan, các cấp và các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai, báo
cáo UBND Thành phố để xem xét, giải quyết kịp thời./.