Quyết định 32/2000/QĐ-UB ban hành quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động trong công tác phòng chống các tệ nạn xã hội do Tỉnh Nghệ An ban hành

Số hiệu 32/2000/QĐ-UB
Ngày ban hành 10/04/2000
Ngày có hiệu lực 25/04/2000
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Lê Doãn Hợp
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

UBND TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số 32/2000/QĐ-UB

Vinh, ngày 10 tháng 4 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TRÁCH NHIỆM VÀ QUAN HỆ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994,

Căn cứ Nghị quyết 05/CP 29/01/1993 về ngăn chặn chống tệ nạn mại dâm và Nghị quyết 06/CP ngày 29/01/1993 về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ về tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở lao động TBXH và một số ngành có liên quan.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này bản quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động trong công tác phòng chống các tệ nạn xã hội (TNXH).

Điều 2: Quyết định này thay thế Quyết định số 983/QĐ-UB ngày 15/4/1996 của UBND tỉnh Nghệ An có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3: các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban ngành, cơ quan cấp tỉnh có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

QUY CHẾ

TRÁCH NHIỆM VỀ QUAN HỆ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2000/QĐ-UB ngày 10/4/2000 của UBND tỉnh Nghệ An)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Quy chế này quy định trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, tổ chức xã hội trên địa bàn tỉnh trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội. Các cơ quan, tổ chức khi tiến hành việc phối hợp hoạt động phòng chống các tệ nạn xã hội đều phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật và nội dung của bản quy chế này.

Điều 2: Các ngành đoàn thể, tổ chức có chức năng phòng chống các tệ nạn xã hội có trách nhiệm:

1. Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc xây dựng chương trình kế hoạch phòng chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn mình quản lý.

2. Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức và hướng dẫn thực hiện quy định của Trung ương và UBND tỉnh về công tác phòng chống tệ nạn xã hội trong lĩnh vực hoạt động của ngành mình quản lý.

3. Thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được ghiao trong phạm vi ngành, địa bàn, tổ chức của mình về công tác phòng chống các tệ nạn xã hội theo quy định của Chính phủ.

Điều 3:

1. Cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội chủ động phối hợp tổ chức, hoạt động để đảm bảo thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo điều hành công tác phòng chống tệ nạn xã hội.

2. Việc phối hợp tiến hành trên cơ sở nhiệm vụ quyền hạn của từng ngành, đoàn thể tổ chức theo yêu cầu của công tác phòng chống tệ nạn xã hội trong từng thời gian, địa bàn và lĩnh vực cụ thể.

Điều 4:

1. Các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị, có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, cung cấp tư liệu thông tin kịp thời theo chức năng của mình trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội.

2. Sở lao động TBXH, Công an tỉnh, Sở y tế, Sở văn hóa thông tin, ban dân tộc miền núi, có trách nhiệm chủ trì phối hợp giữa các cơ quan tổ chức đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh theo chương trình đã được UBND tỉnh phân công.

3. Đề nghị UBMT tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận phối hợp, liên quan các cuộc vận động đoàn viên, hội viên của mình tích cực tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội.

Chương II

[...]