Quyết định 3150/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU về phát triển kinh tế xã hội miền núi gắn với định hướng thực hiện một số dự án lớn tại vùng Tây tỉnh Quảng Nam

Số hiệu 3150/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/08/2017
Ngày có hiệu lực 29/08/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Lê Trí Thanh
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3150/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 29 tháng 8 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 05-NQ/TU CỦA HỘI NGHỊ TỈNH ỦY LẦN THỨ TƯ (KHÓA XXI) VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI MIỀN NÚI GẮN VỚI ĐỊNH HƯỚNG THỰC HIỆN MỘT SỐ DỰ ÁN LỚN TẠI VÙNG TÂY TỈNH QUẢNG NAM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 17/8/2016 của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ tư (Khóa XXI) về phát triển kinh tế - xã hội miền núi gắn với định hướng thực hiện một số dự án lớn tại vùng Tây tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025 và Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 của HĐND tỉnh Quảng Nam về phát triển kinh tế xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2025;

Căn cứ Thông báo số 36/TB-SNN&PTNT ngày 13/3/2017 của Ban Chỉ đạo về xây dựng và phát triển vùng Tây tỉnh Quảng Nam về kết luận của đồng chí Nguyễn Ngọc Quang - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo tại phiên họp thứ hai;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 282/TTr-SNN&PTNT ngày 02/7/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ tư (Khóa XXI) về phát triển kinh tế - xã hội miền núi gắn với định hướng thực hiện một số dự án lớn tại vùng Tây tỉnh Quảng Nam, với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ

1. Mục tiêu

Tập trung khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của miền núi và huy động hiệu quả các nguồn lực để phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội. Ưu tiên tập trung triển khai thực hiện việc bố trí, sắp xếp dân cư, phát triển sản xuất gắn với quy hoạch, xây dựng nông thôn mới; tăng cường cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân miền núi gắn với giảm nghèo bền vững, bảo vệ rừng, môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số. Phấn đấu đến năm 2020, các huyện miền núi đạt được các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội đảm bảo theo mục tiêu Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam đã đề ra.

2. Nhiệm vụ

2.1. Về sắp xếp, bố trí dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới

- Rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch sắp xếp, bố trí dân cư trong quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới và theo hình thức xen ghép là chủ yếu; việc sắp xếp, bố trí dân cư phải gắn liền với đất sản xuất để người dân ổn định cuộc sống, hạn chế thấp nhất việc tác động làm suy giảm môi trường rừng.

- Sắp xếp bố trí lại dân cư tại các vùng, dự kiến khoảng 2.800 hộ (chủ yếu là xen ghép): Đối tượng vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, ổn định dân di cư tự do, khu rừng đặc dụng nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, di cư tự do; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường và củng cố an ninh, quốc phòng.

- Xác định nhu cầu cấp thiết đối với những địa điểm đã quy hoạch bố trí, sắp xếp dân cư về đầu tư xây dựng các công trình đầu mối, kết nối hạ tầng sản xuất vùng nguyên liệu, vùng phát triển dược liệu trên địa bàn miền núi.

2.2. Về quản lý bảo vệ, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế rừng

- Tập trung xây dựng hệ thống vườn ươm cây lâm nghiệp và dược liệu tại các huyện miền núi, tăng cường công tác quản lý giống lâm nghiệp và dược liệu; khai thác hợp lý và bảo vệ các loại lâm sản, lâm sản ngoài gỗ, trong đó chú trọng cây sâm Ngọc Linh và một số cây dược liệu khác gắn với tiềm năng, thế mạnh, điều kiện của từng địa phương; cần ưu tiên tạo thị trường và liên kết với các hoạt động du lịch, làm nền tảng cho sự phát triển của kinh tế địa phương và góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững cho đồng bào miền núi.

- Về nâng cao hiệu quả kinh tế rừng: Thiết lập các khu vực trồng rừng gỗ lớn bằng các loài cây giống keo tai tượng Úc, keo nuôi cấy mô có năng suất, chất lượng cao nhằm kết hợp chức năng phòng hộ và sản xuất, tạo vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng, từng bước thay thế khai thác sử dụng gỗ tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái rừng, tăng thu nhập cho người dân gắn với bảo vệ rừng, cụ thể như sau:

+ Hỗ trợ nhân dân chuyển từ trồng rừng bằng giống keo có năng suất thấp trước đây sang giống keo nhập khẩu từ Úc, keo nuôi cấy mô; hỗ trợ xây dựng vườn ươm; có cơ chế hỗ trợ người dân tham gia trồng rừng gỗ lớn tại các huyện miền núi.

+ Hỗ trợ kinh phí tăng cường các biện pháp chăm sóc đối với cây sâm giống, nhân giống sâm, trồng bảo tồn 06 ha tại 02 vườn sâm (Trung tâm Sâm Ngọc Linh, huyện Nam Trà My và Trung tâm phát triển sâm Ngọc Linh và dược liệu Quảng Nam). Hỗ trợ phát triển sâm Ngọc Linh cho nhân dân vùng quy hoạch (cho 300 hộ, mỗi hộ không quá 500 cây).

2.3. Về các nhiệm vụ, dự án khác

- Trên cơ sở quy hoạch chăn nuôi, tiếp tục thu hút các dự án đầu tư từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc có kiểm soát, bảo vệ môi trường tại các huyện miền núi thấp. Trong giai đoạn 2017-2020 thực hiện hỗ trợ đầu tư xây dựng 02 khu chăn nuôi tập trung, hỗ trợ các dự án đầu tư toàn bộ (cơ sở hạ tầng, điện nước trong và ngoài hàng rào) và dự án chăn nuôi gia công (xây dựng hạ tầng xử lý chất thải, điện, nước trong hàng rào dự án) tại các địa phương miền núi trên địa bàn tỉnh.

- Xúc tiến Dự án hỗ trợ đầu tư phát triển các làng nghề hiện có ở các địa phương như: Làng nghề dệt thổ cẩm (các huyện Đông Giang và Nam Giang); Làng nghề Dó trầm hương huyện Nông Sơn, Tiên Phước; làng nghề trồng bưởi trụ Đại Bình (huyện Nông Sơn). Trên cơ sở nội dung đề án được duyệt (1), ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (cải tạo cảnh quang môi trường, điện chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước, sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý môi trường) làng nghề tại các huyện: Đông Giang, Nông Sơn, Nam Giang; xúc tiến quảng bá các điểm du lịch và đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng một số làng gắn với du lịch (Làng du lịch Pơ mu, làng Pơ’ning, làng Azứt, đồi Arung, thôn Arầng, huyện Tây Giang),...

- Đầu tư các trạm bơm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, kết cấu hạ tầng chủ yếu mang tính cấp thiết gắn với bố trí sắp xếp dân cư một số khu dân cư (nâng cấp giao thông, điện, nước...). Đối với đường giao thông chỉ đầu tư đến các khu vực đã sắp xếp, bố trí dân cư, giao thông đến vùng sản xuất tập trung.

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đối với sắp xếp, bố trí dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới

[...]