Quyết định 3124/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Số hiệu 3124/QĐ-UBND
Ngày ban hành 31/12/2013
Ngày có hiệu lực 31/12/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hòa Bình
Người ký Nguyễn Văn Dũng
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3124/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 31 tháng 12 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 ngày 26/11/2008 do Quốc hội khóa XI ban hành;

Căn cứ Quyết định s1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng th phát triển thủy sản đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND, ngày 31/10/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành Quy định về trình tự lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tng th kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch các sản phẩm chủ yếu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;

Căn cứ Quyết định số 779/QĐ-UBND ngày 07/6/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt đề cương rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát trin thủy sản tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 729/TTr-SNN ngày 31/12/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với những nội dung sau:

Phần mở đầu

I. Sự cần thiết rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

II. Những căn cứ để xây dựng quy hoạch.

Phần thứ hai

NỘI DUNG RÀ SOÁT, B SUNG ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH

A. TÌNH HÌNH DÂN SINH KINH TẾ-XÃ HỘI

I. Tình hình kinh tế-xã hội, điều kiện tự nhiên và kết cấu hạ tầng tỉnh Hòa Bình năm 2012.

II. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2008-2013.

III. Dự báo liên quan đến phát triển thủy sản tỉnh Hòa Bình đến năm 2020.

B. ĐIU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIN THỦY SẢN TỈNH ĐN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, phạm vi quy hoạch

1. Quan điểm phát triển: Khai thác, sử dụng hợp lý tiềm năng các loại mặt nước theo hướng hiệu quả và bền vững, mở rộng diện tích nuôi công nghiệp, thâm canh, ứng dụng công nghệ cao, áp dụng rộng rãi quy trình thực hành nuôi tốt (GAP). Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để khai thác lợi thế nuôi cá lồng tập trung ứng dụng công nghệ cao trên hồ Hòa Bình; nghiên cứu ứng dụng hệ thống nuôi thích ứng với điều kiện khí hậu của tỉnh; ưu tiên đầu tư phát triển các vùng nuôi thủy sản theo hình thức thâm canh, đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất hàng hóa, vùng nuôi cá lồng tập trung, vùng nuôi an toàn; tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản để nâng cao chất lượng và giá trị sản xut/đơn vị canh tác. Tập trung nghiên cu và ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào lĩnh vực sản xuất giống thủy sản sạch bệnh, có chất lượng cao cho sản xuất trong tỉnh.

2. Mục tiêu chung: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo hướng thâm canh tập trung, đảm bảo an toàn thực phẩm; kết hợp với công tác bảo tồn nguồn lợi thủy sản, khai thác tối đa và hiệu quả tiềm năng về diện tích mặt nước để phát triển thủy sản theo hướng hiệu quả và bền vững; tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Phát triển thủy sản phải gắn với phát triển xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh được bảo đảm.

3. Mục tiêu cụ thể:

a) Đến năm 2015: Đạt diện tích nuôi trồng thủy sản 2.560 ha; trong đó ao hồ nhỏ 1.400 ha; hồ thủy lợi, hồ chứa 1.060 ha; nuôi kết hợp ruộng trũng 100 ha; nuôi cá lồng 2.000 lồng (tương đương 75.000 m3 lồng). Sản lượng đạt 7.540 tấn (nuôi trồng 6.090 tấn; khai thác tự nhiên 1.450 tấn). Đảm bảo cung cấp khoảng 65% giống thủy sản sạch bệnh phục vụ sản xuất. Giá trị sản xuất thủy sản đạt 247.000 triệu đồng, tăng trưởng bình quân đạt 15,97%; tạo việc làm cho 6.500 lao động.

b) Đến năm 2020: Đạt diện tích nuôi trồng thủy sản 3.020 ha; trong đó ao hồ nhỏ 1.850 ha; hồ thủy lợi, hồ chứa 1.070 ha; nuôi kết hợp ruộng trũng 100 ha; nuôi cá lồng 4.000 lồng (tương đương 128.000 m3 lồng). Sản lượng đạt 11.140 tấn (nuôi trồng 9.640 tấn; khai thác tự nhiên 1.500 tấn). Đảm bảo cung cấp khoảng 90% giống thủy sản sạch bệnh phục vụ sản xuất. Giá trị sản xuất thủy sản đạt 402.000 triệu đồng, tăng trưởng bình quân đạt 13,23%; tạo việc làm cho 7.500 lao động.

c) Tầm nhìn đến năm 2030: Đạt diện tích nuôi trồng thủy sản 3.100 ha; trong đó ao hồ nhỏ 1.854 ha; hồ thủy lợi, hồ chứa 1.100 ha; nuôi kết hợp ruộng trũng 100 ha; nuôi cá lồng 5.500 lồng (tương đương 208.000 m3 lồng). Sản lượng đạt 14.200 tấn (nuôi trồng 12.500 tấn; khai thác tự nhiên 1.700 tấn). Đảm bảo cung cấp khoảng 100% giống thủy sản sạch bệnh phục vụ sản xuất. Giá trị sản xuất thủy sản đạt 870.000 triệu đồng, tăng trưởng bình quân đạt 10,53%; tạo việc làm cho 10.000 lao động.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ